Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Vua Thật Của Vũ Trụ: (P. Grégoire Phan CSNQ)

 Lễ Chúa Ki-tô Vua

(2Sm 5, 1-3; Cl 1, 12-20; Lc 23, 35-43)

VUA THẬT CỦA VŨ TRỤ

P. Grégoire Phan CSNQ

Trong một thế giới đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhiều người cho rằng chế độ quân chủ là một thực tại đã lỗi thời và lịch sử nhân loại cần phải bước sang một trang sử mới. Tuy nhiên, điều này cho thấy thế giới này không một vị vua nào hội tụ đủ những phẩm chất để đại diện cho vị thế của của một vị Vua đích thực. Lễ Chúa Kitô Vua được cử hành vào cuối năm phụng vụ cho thấy phụng vụ mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng vị Vua thật của vũ hoàn. Vị Vua chúng ta mừng kính không hội đủ theo những tiêu chí của nhân loại đặt ra, nhưng Ngài có thực quyền trên khắp vũ hoàn ấy chính là quyền cho con người bước vào cõi hằng sống. Vậy chúng ta có thực sự là thần dân của vương quốc mà Ngài cai trị không ?

1. Vị Vua đi vào lịch sử nhân loại để tìm lại những gì đã mất

Bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Samuel quyển thứ hai trình bày cho chúng ta một vị Vua có khả năng qui tụ dân tộc. Các chi tộc đã qui tụ tại Hebron để nhận David là vua của toàn cõi nước Israel. Các chi tộc nhận ra rằng có sự liên hệ máu huyết trong các chi tộc với vua.

 Sơ lược về lịch sử Israel để chúng ta thấy rằng các chi tộc của vương quốc Israel đã bị chia rẽ trong thời kỳ vua Saun trị vì. Mặc dù vua Saun cai trị khoảng 20 năm từ năm 1030 đến năm 1010 TCN đã có khởi đầu đầy vinh quang, nhưng vào cuối triều đại là một thảm cảnh buồn. Chính ông đã làm chia rẽ các chi tộc vì ông đã không vâng lời Thiên Chúa ngang qua các vị ngôn sứ. Vị vua lên thay thế là David có sứ mệnh qui tụ các dân thành một vương quốc.

Hình ảnh vua David cho thấy rằng vua là dấu chỉ sự hiệp nhất các dân tộc. Vua là trung gian để thiết lập giao ước giữa dân và Thiên Chúa. Vua nhắc nhở cho dân nhớ về cuội nguồn của mình. Thật vây, nguồn gốc của chúng ta phát xuất từ sự sáng tạo của Thiên Chúa. Nhân loại được Thiên Chúa tạo dựng, được lãnh nhận sinh khí từ nơi Thiên Chúa. Đặc biệt, khi được thừa hưởng gia tài cao quý là ơn cứu độ trong bí tích rửa tội, người Kitô hữu chúng ta đã lãnh nhận dầu Thánh Thần; Dầu này dẫn đưa chúng ta vào vinh quang với Thiên Chúa. Vị Vua đi vào lịch sử có khả năng tìm lại những gì đã mất, đã bị lưu lạc bởi tội lỗi gây lên làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa, thì trong tình yêu của Ngài, chúng ta được hiệp nhất lại trong vị Vua công chính, Vua sự Thật.

2. Vị Vua thật của nhân loại đang xét xử dân

Bài Tin Mừng tường thuật cho chúng ta cả một vũ trụ đang hiện diện trước mặt Thiên Chúa. Một vị Vua của nhân loại không phải ngồi trên ngai vàng như những vua chúa trần gian. Ngài ngự trên thập giá.

Một khung cảnh lạ lùng, chúng ta không thể hiểu hết được cách thức của một phiên toà đã diễn ra trong lịch sử nhân lại. Một vị Vua bị nhân loại kết án lại là Đấng xét xử nhân tâm của con người. Từ vua chúa trần gian đến những kẻ thấp hèn trong xã hội đều ra trước toà của vị Vua Công Minh. Toà án của lương tâm con người được mở ra. Những cách thức thế gian bị phơi bày trước mặt Đấng Công Minh Chính Trực. Chẳng có gì che dấu được trước mặt Vị Vua hằng sống. Vị Vua có thấu hiểu những thâm tâm của con người và chính thâm tâm con người bị lộ ra trước mặt Thiên Chúa.

Trong bản án của Chúa Giêsu, Philato ẩn ý chế nhạo Chúa Giêsu: “Đây là Vua người Dothái”. Một bản án vừa chế diễu Chúa Giêsu, lại vừa mỉa mai dân Do thái. Dân Do thái có một vị Vua như vậy, bị kết án nhục nhã. Từ vua chúa quan quyền đến thường dân và thậm chí cả tên gian phi cũng đều chế diễu Chúa như một cùng dắt tay nhau đi vào trong cám dỗ của ma quỷ sắp đặt. Những điều dội lại trong tâm trí chúng ta khi Chúa Giêsu ở trong sa mạc (x. Lc ch.4) : “Nếu ông là Đấng Kitô của Thiên Chúa”; “Nếu ông là Đấng Kitô”; “Nếu ông là Vua”. Khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu, ma quỷ đã đến cám dỗ Chúa và chúng đã thất bại. Tuy nhiên, ma quỷ vẫn nuôi trong tâm trí của nhân loại cách thức kiêu căng, chống lại Thiên Chúa, không cần đến sự cứu chuộc, không cần đến sự sống đời đời. Con người vẫn luôn luôn muốn mải mê với thực tại trần thế như là cùng đích và tìm cách chống lại Thiên Chúa dưới các hình thực khác nhau.

3. Vị Vua của lòng mọi người

Trong công trình cứu chuộc, Thiên Chúa đã dành sẵn cho từng người chúng ta một vị thế trong vương quốc của Thiên Chúa. Bài đọc thứ II gửi tín hữu Colôsê, Thánh Phaolo tông đồ đã nhắc chúng ta về phần thưởng cao quý là được cứu chuộc trong Chúa Kitô, được giao hoà với Thiên Chúa. Tất cả được qui tụ trong Chúa Kitô: “ Tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người”.  Chúa Ki-tô thực sự là trung tâm của nhân loại và của lòng mỗi người chúng ta hướng về.

Thánh Gioan đã diễn tả hình ảnh Chúa Giesu bị đánh bầm dập và Philato đã giới thiệu: “Ecce Homo, Là Người” ( Ga 19, 5). Người là Đấng đã an ủi tha nhân, đã có lòng thương cảm với tha nhân, đã đến thế gian không nhiễm tội lỗi, đã yêu thương nhân loại đến tột cùng. Ngài chính là Vua của cõi lòng nhân thế. Một Thiên Chúa quyền năng, không dùng quyền để diệt trừ dân phải vâng lệnh, nhưng dùng quyền yêu thương để hoán cải. Thánh Phanxico đã nhận ra được chìa khoá này trong bài ca Hoà Bình: “ Nơi hận thù, gieo tình yêu… nơi nào bất hoà, gieo sự hiệp nhất”.

Hình ảnh người trộm lành kêu lên: “Ông Giêsu ơi, khi nào vào trong Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Đây là chìa khoá cho chúng ta nhận ra vị Vua Thật của toàn thể vũ hoàn đã hoán cải được lòng của tội nhân.  Vị Vua này có quyền năng ban cho con người được sống đời đời. Vị Vua này có quyền ban cho con người được hạnh phúc thật. Đó là được vào nước hằng sống. Như vậy, về phía con người điểm mấu chốt để được vào nước hằng sống ấy là nhận Đức Giêsu là Vua trong vương quốc của Ngài. Xin được làm thần dân của Ngài. Nhận ra thực trạng tội lỗi của bản thân. Khiêm tốn xin cho được Chúa nhớ đến.

Thật vậy, Adam xưa đã tin lời con rắn: “Được nên như Chúa”( X.St 2, 19), thì rốt cuộc phải chết. Adam mới đã chiến thắng cám dỗ đã cho tội nhân biết hoán cải được sống đời đời là con đường đức tin của người Kitô hữu. Bổn phận của chúng ta là phải làm thế nào để sống theo cung cách là công dân của nước trời. Như lời Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II: “Phải làm thế nào để tính thánh thiện nơi con người được chiếu lộ và giải phóng các sức mạnh tiềm ẩn nơi con người, để sự thánh thiện ấy được lớn mạnh hơn sự ác ngay cả trong lĩnh vực luân lý xã hội”.

Tóm lại, mừng Lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta được mời gọi nhận ra giá trị đích thực của con người là được vào trong vương quốc hằng sống của Thiên Chúa. Nơi ấy, vị Vua Tình Yêu và lòng thương xót đang muốn hiệp nhất chúng ta lại trong tình yêu của Ngài. Muốn vậy, chúng phải giật tắt nhưng tư tưởng kiêu căng ló lên trong thâm tâm chúng ta để xây dựng một con người thực sự trong vương quốc của Vua Tình Yêu. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...