Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

XIN CHO CON ĐƯỢC THẤY (Bài Suy Niệm Thứ 6 tuần XXIII TN) – Mai Thi

 

XIN CHO CON ĐƯỢC THẤY

(Bài Suy Niệm Thứ 6 tuần XXIII TN)

 

Cuối tháng 8 vừa qua (29/08/2021) rất nhiều trang mạng Công giáo đăng bài viết “Một kẻ sát nhân sám hối sắp được phong Chân phước” (https://phatdiem.org/cau-chuyen-cuoi-tuan/mot-ke-sat-nhan-sam-hoi-sap-duoc-phong-chan-phuoc.html). Thật lạ lùng biết bao!!! Câu nói quen thuộc chúng ta vẫn nghe: “Không có thánh nhân nào mà không có quá khứ, không có tội nhân nào mà không có tương lai” quả không sai: mọi sự đều có thể xảy ra. Đúng vậy, với Chúa, mọi sự đều có thể.

Vị chân phước sắp được tôn phong trong tương lai gần là người Pháp, có tên Jacques Fesch. Vào ngày 24-2-1954, Jacques Fesch đã sát hại một cảnh sát và làm bị thương 3 người khác ở gần đó. Tội phạm thật rõ ràng. Trong quá trình cố ăn trộm từ một nhà buôn tiền, mọi thứ đã không diễn ra êm xuôi. Jacques bị kết tội giết người và bị kết án tử hình. Ngày 1-10-1957, anh bị xử tử. Trong suốt thời gian tù đầy trước khi bị xử tử, Jacques Fesch bắt đầu xem xét lại cuộc sống của mình. Khi nhìn nhận mình đã gây ra nỗi đau và thống khổ cho quá nhiều người, anh đã đi vào một hành trình hoán cải. Jacques đã trở lại với đức tin Công giáo của mình, anh thường xuyên liên lạc với gia đình, đặc biệt với người anh trai và mẹ kế của anh. Anh viết nhật ký tâm linh hằng ngày – mà một ngày kia sẽ thành cuốn sách thu hút trí tưởng tượng của nhiều người. Anh đã làm hòa với vợ vào đêm trước khi chết.

Đọc trong bài đọc I (1Tm 1, 1-2.12-14) thánh lễ hôm nay, chúng ta thấy thánh Phaolo đã làm một bản kiểm điểm, ngài tự thú về quá khứ cuộc đời mình, ngài làm một so sánh giữa trước và sau về sự biến đổi của tâm hồn mình: “Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược” nhưng tôi đã được Người (Đức Kitô Giêsu) thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” (1Tm 1, 13-14).

Sự trở lại của Thánh Phaolo không giống như thánh Augustino hay như Maria Madalena hay của tôi tớ Chúa – Jacques Fesch chúng ta vừa nhắc tới trên đây. Với Phaolo, ông chỉ đổi hướng nhìn, ông chỉ thoát ra khỏi sự mù lòa không chỉ nơi thân xác mà trong chính linh hồn mình, ông cần được khai sáng và nhìn qua một hướng mới. Khoảnh khắc thay đổi, điểm giao thoa, giờ phút đổi đời mang tính quyết định của một ai đó vô cùng quan trọng bởi nó làm đảo lộn tất cả: hoặc tệ hơn hoặc tốt hơn. Ở đây chúng ta vui mừng vì sự trở lại của Phaolo.

Còn nơi bài Tin mừng (Lc 6, 39-42), Chúa Giêsu cảnh giác các môn đệ và qua các ngài tới tất cả chúng ta rằng đừng chiều theo khuynh hướng tự nhiên “thấy cái rác trong mắt anh em còn cái xà trong mắt mình thì lại không thấy”. Với giáo huấn này chúng ta được Chúa nhắc nhở đừng bị mù, trở nên mù hay tự nguyện mù để không thấy ai ngoài bản thân mình: Không thấy bản năng và tội lỗi của mình, không thấy anh chị em đáng thương và đáng mến hơn nhiều, không thấy sự ghen tương, ích kỷ, nhỏ nhen, thói kết tội vu oan giá họa người khác, không thấy tình thương của Chúa, không thấy muôn ơn huệ của Chúa…. Nếu chúng ta nhận ra cái xà trong mắt mình và được gỡ bỏ thì chúng ta sẽ đủ sáng và vô tư nhận ra điều đúng sai, nhận ra công và tội của tha nhân, ít nhất là đúng sự thật về họ. Khi mắt chúng ta đủ sáng thì chúng ta sẽ không dò xét hay phóng đại lỗi tội của người khác, không bỏ qua hay tự chuẩn chước cho nết xấu của mình; trái lại nhận được muôn hồng ân của Chúa, tha nhân là anh chị em của mình và sự bé nhỏ mỏng giòn tội lỗi của thân phận mình. Bản thân chúng ta thường làm ngược với giáo huấn của Chúa, chính vì thế lời cầu nguyện tha thiết với Chúa “xin cho con được thấy” cần trở thành thường xuyên và quen thuộc với chúng ta mỗi ngày.

Phaolo bị mù nhưng trước khi bị mù thể lý khi ông đang rong ruổi trên con đường Damas để bách hại đạo thì ông đã bị mù tâm hồn; vì thế Chúa muốn ông được sáng trước khi khai sáng giáo lý Kitô cho người khác, đúng như lời Chúa Giêsu trong Tin mừng: mù mà dắt mù được sao? (Lc 6, 39). Sở dĩ do nhận thức của Phaolo sai kéo theo hành động bách hại đạo của mình, vì thế chính ông cần được khai sáng trước. Phaolo ước mong được sáng mắt phần xác thì Chúa cho ông sáng cả phần hồn. Khoảnh khắc được chữa lành, được biến đổi như là kinh nghiệm nội tâm vô cùng sâu sắc và quan trọng không chỉ đối với Phaolo mà tất cả mọi người chúng ta. Kế hoạch và hành động luôn đến từ Chúa, còn chúng ta chỉ việc cầu xin và làm theo; nghĩa là cộng tác với Chúa. Khi bị quật ngã chúng ta ở trong tư thế nào và sau đó chúng ta thay đổi ở tư thế nào; nghĩa là có sự trỗi dậy, lắng nghe tiếng Chúa, can đảm làm theo hướng dẫn hay ngược lại. Tất nhiên không có một thay đổi nào không phải trả giá, không cảm thấy mất mát, cần phải hy sinh và cố gắng. Biến cố lớn nhất trong hành trình tâm linh của Phaolo giúp ngài khám phá ra lòng thương xót, ân nghĩa Chúa ban, sự quảng đại và kiên nhẫn của Thiên Chúa trong cuộc đời mình thì khởi đi từ lời cầu nguyện “xin cho con được thấy” chắc chắn Chúa sẽ không phụ lòng khát mong của chúng ta.

Như một nguyên tắc bất di bất dịch, sớm hay muộn gì chúng ta cũng sẽ rơi vào đêm tối đức tin, bị lọt vào đường hầm tăm tối trong đời sống thiêng liêng. Chúng ta cũng sẽ cảm thấy khô khan nguội lạnh, chán nản, mất phương hướng hay bị mù lòa tâm linh cách nào đó khiến chúng ta trải qua kinh nghiệm của thánh Augustino và thánh Phaolo. Đã hơn một lần chúng ta tiếc xót vì “yêu Chúa quá muộn màng” hoặc tự trách mình “có mắt mà như mù” hoặc giống như Phaolo: “Điều tôi muốn tôi lại không làm, điều tôi không muốn tôi lại cứ làm”. Những lúc như thế lời cầu nguyện “xin cho con được thấy” càng trở nên cần thiết và hữu dụng, giúp chúng ta nhận thức đúng, đánh giá đúng, nói và hành xử phù hợp; đồng thời vượt qua những rào cản, ngại ngùng, thất vọng và cám dỗ muốn buông xuôi hay bỏ cuộc.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...