Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2025

Chúa Nhật V Phục Sinh: Yêu như Thầy đã yêu

 

Yêu như Thầy đã yêu

(Ga 13,31-33a.34-35)

M. Bosco Hùng, PS

     Yêu, tình yêu, yêu thương là những từ ngữ được nghe nói quá nhiều và cũng là những từ ngữ bị lạm dụng và bóp méo nhiều nhất. Bởi vậy mà có những người không biết thế nào là yêu thương thực sự. Tin Mừng hôm nay xác định cho chúng ta yêu thương thực sự là yêu như Đức Giêsu đã yêu. Yêu như Đức Giêsu đã yêu là yêu thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta nêu lên những điểm chính của tình yêu thường thấy nơi con người và tình yêu do Đức Giêsu thực hiện.

  1. Đặc tính tình yêu thường thấy nơi con người

     Có hai điểm nổi bật nơi loại tình yêu này: thứ nhất là bị thúc đẩy bởi cảm tính, thứ hai là vụ lợi.

     Tình yêu bị thức đẩy do cảm tính: Yêu người thương ta, ghét người ghét ta. Yêu người dễ thương, không yêu người khó thương. Thấy ai đẹp, thấy ai ăn nói ngọt ngào như rót mật vào tai mình thì thương. Thấy ai hợp với nhãn quan của mình thì thương. Giống như thấy một đứa bé là cảm thấy thương ngay và nói: Ồ đứa bé dễ thương quá!

Đặc điểm của tình yêu này là dễ bộc phát và chóng tàn. Yêu đó rồi ghét đó, nay yêu mai giận, nay yêu mai ghét, nay yêu mai thù. Vì thấy người mình yêu không đẹp nữa, không hợp nhãn quan mình nữa. Những người sống nặng về tình cảm và những người có máu nghệ sĩ thường yêu theo kiểu tình yêu này.

     Tình yêu vì vụ lợi: Yêu để được yêu lại, cho để được cho lại cái lớn hơn. Lọai tình yêu này là tình yêu trao đổi, có qua có lại theo kiểu: “Bánh ít đi, bánh quy lại.” Cho, tặng là để được cho, tặng lại thứ khác. Yêu ai là nhắm cái lợi cho mình.

     Đặc điểm của tình yêu này là nịnh hót, giả dối, môi mép, lừa gạt và có tính toán hướng về mình. Người ta gọi là tình yêu loại này là vị kỷ hay thủ lợi: “Thả con tép, bắt con tôm.” Yêu như thế là trao đổi, mua bán chứ chẳng cho không. Thứ tình yêu này có khi làm cho người được yêu và cả người ngoài cuộc phải chết điếng.

  1. Tình yêu như Thầy đã yêu

     Trước khi từ biệt các môn đệ, Đức Giêsu nói lên lời tâm huyết: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (c 34). Yêu như Thầy đã yêu là yêu thế nào? Chúng ta cùng xem lại lời giảng dạy của Đức Giêsu cũng như hành động thể hiện tình yêu ấy của Người.

     Đức Giêsu dạy yêu: Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Đức Giêsu dạy rất nhiều về tình yêu. Xin dẫn chứng ở đây hai trường hợp nói lên đặc điểm vị tha của tình yêu Chúa dạy.

     Trường hợp thứ nhất: Chúa muốn điều chỉnh lại thứ tình yêu vì tình cảm và vụ lợi thường thấy nơi con người. Vì vậy Chúa dạy: “Khi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế anh em mới thật có phúc” (Lc 14,13-14).

     Trường hợp thứ hai là yêu thương cả kẻ thù và cầu nguyện cho người bách hại mình: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em. Như thế anh em mới trở nên con cái của Cha anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,43-45).

Đức Giêsu thực hiện tình yêu

     Đặc điểm thứ nhất của tình yêu nơi Đức Giêsu là yêu đại đồng; yêu không phân biệt đối tượng dễ yêu hay khó yêu. Đức Giêsu ân cần rửa chân cho 12 môn đệ, chứ không trừ Giudđa cho dù lúc đó Người biết rõ Giuđa là kẻ phản bội mình. Chúa yêu Gioan là người môn đệ có nhiều điểm dễ yêu dễ mến, và Chúa cũng yêu cả Phêrô, người môn đệ đã chối Thầy ba lần (x. Mt 26,69-75). Bằng chứng là sau khi phục sinh Đức Giêsu đặt Phêrô làm người lãnh đạo Giáo Hội. Chúa cũng yêu cả Giuđa, kẻ bán Thầy nữa. Chỉ tiếc là Giuđa không biết hối lỗi nên đã đi thắt cổ tự tử (x. Mt 27,3-4).

     Đặc điểm thứ hai của tình yêu nơi Đức Giêsu là yêu tới cùng, là cho hết, cho đến cả mạng sống để người mình yêu được ơn cứu độ. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13). Điều Chúa nói và Chúa đã thực hiện bằng cái chết trên thập giá. Tình yêu với đích nhắm là đem lại ơn cứu độ cho người mình yêu mới là tình yêu đích thực Đức Giêsu muốn dạy các môn đệ.

     Đạo nào cũng dạy yêu thương, nhưng yêu thương mà Đức Giêsu dạy “yêu như Thầy” khác biệt ở đích nhắm là hy sinh cho người mình yêu được ơn cứu độ. Yêu như Thầy mới là thứ tình yêu người môn đệ Đức Giêsu cần học hỏi và thực hành thay cho thứ tình yêu tính toán vụ lợi và tình yêu theo cảm tính. Tình yêu Đức Giêsu dạy ấy rất đẹp, nhưng cũng rất “đắng”. Nhiều khi người ta tưởng rằng tình yêu là cái gì hạnh phúc. Đích điểm của tình yêu như Thầy đã yêu là hạnh phúc, nhưng tiến trình đạt tới đích hạnh phúc ấy phải đổi bằng đau thương và khổ luyện.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...