Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

11/07/2017 LỄ THÁNH BIỂN ĐỨC: NHƯ THÁNH PHỤ, ĐAN SĨ SAY MÊ TÌM – NGHE – QUY THUỘC THIÊN CHÚA

NHƯ THÁNH PHỤ, ĐAN SĨ SAY MÊ TÌM – NGHE – QUY THUỘC THIÊN CHÚA

(Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29)

        Trong tông thư Năm Đời Sống Thánh Hiến ở trục thời gian hiện tại, ĐGH Phanxico kêu mời những người sống đời thánh hiến hãy sống hiện tại cách say mê. Làm sao để sống hiện tại cách say mê? Ngài đề nghị chúng ta trở về và khơi lại nguồn ban đầu tinh thần của đấng sáng lập dòng: “Ðối với các vị sáng lập, Tin Mừng luôn là quy luật tuyệt đối, những luật lệ khác chỉ là cách thức diễn đạt Tin Mừng và dụng cụ để sống Tin Mừng cách súc tích. Lý tưởng của các ngài là Ðức Kitô, gắn bó toàn thân với Người, đến nỗi có thể nói như thánh Phaolô: “Ðối với tôi, sống là Ðức Kitô” (Pl 1,21)…”

        Chúng ta trở về tận gốc nguồn để chiêm ngắm Thánh Tổ Biển Đức – con người say mê Thiên Chúa.  Để say mê Thiên Chúa, Thánh Biển Đức không ngừng tìm kiếm, lắng nghe và quy thuộc hoàn toàn Thiên Chúa.

        Tìm kiếm. Thực chẳng phải một sớm một chiều Thánh Biển Đức đã đạt mẫu người của Thiên Chúa; Người được chúc phúc cả đến tên gọi; Tổ Phụ của các Đan sinh. Cũng như bao người tầm đạo, nói cụ thể, cũng như các anh em thỉnh sinh đang ngồi đây, Thánh Biển Đức đã khởi sự con đường tìm kiếm Thiên Chúa với tất cả nhiệt tâm, khát khao và trải qua bao cam go. Một sự chỗi dậy, như Lời Chúa trong Tin Mừng, chàng thanh niên Biển Đức phải “rời tổ” là gia đình, cắt khỏi những ràng buộc thân thuộc cha mẹ, anh em, đất đai ruộng vườn, rồi rời kinh thành Rôma xa hoa, nhộn nhịp. Và quyết liệt hơn, Ngài rời khỏi  mộng đầu của nhưng đam mê danh lợi thú. Nội dung một đoạn bài hát về Thánh Biển Đức đã tóm tắt sự từ bỏ quyết liệt này: “Xưa Cha vì Nước Trời, vì tình yêu Chúa tha thiết kêu mời, nên quyết ra đi, từ chối vinh hoa, từ chối cao sang, từ chối mộng đầu vừa chớm. Theo lời kêu mời, hang sâu ẩn thân, nép mình hy sinh lắng nghe tình yêu nói lời ban đầu”.

        Lắng nghe. Thuộc về một gia đình quyền quý, ‘tiếng động’ của sự chuẩn bị con đường lợi danh và sống nơi Rôma đô thành ồn ào, làm sao Biển Đức có thể tìm Chúa? Chỉ còn một con đường đi tới, đó là sự tĩnh lặng và chỉ có một trạng thái tâm hồn là sẵn sàng lắng nghe tiếng gọi thần linh.

        Vâng, Thánh Biển Đức đã đi tới Subiaco, nơi của tĩnh lặng. Sau khi đã chìm vào chiều sâu tâm hồn, Biển Đức đã nghe thấy tiếng và đã gặp được Đấng thấu suốt những gì bí ẩn.

        Cuộc tìm kiếm, lắng nghe chẳng phải đã đủ cho một lần, cũng chẳng phải chỉ diễn ra một nơi, Biển Đức còn phải tìm kiếm, lắng nghe ở mọi nẻo đường đi tới; từ Subiaco tới Monte Cassino; từ ẩn tu thanh vắng, không cơ cấu sang đời cộng tu với tổ chức chặt chẽ.

        Ngài tìm và lắng nghe tiếng Chúa qua việc cử hành thần vụ. Ở đó, Ngài và cả môn sinh của mình, đã không chỉ tìm, lắng nghe qua việc nhanh chân đến nhà thờ khi có hiệu, rồi hiện diện đầy đủ trong ca tòa; cũng không phải ở việc đọc, hát nhằm câu, trúng chữ, nhưng chính là nghe được tiếng lòng: “Hãy cử hành giờ kinh phụng vụ thế nào cho tâm trí hòa hợp với lời ca; cần một tâm hồn thanh sạch, hòa với dòng lệ thống hối là được Chúa nhận lời” (TL 19;20).

        Cuộc tìm và lắng nghe không chỉ ở nơi tôn nghiêm nhà nguyện, nhưng cả ở nơi làm việc: “Ở nơi làm việc hãy lấy lòng kính sợ Chúa mà quỳ xuống tại nơi làm việc để cử hành giờ kinh phụng vụ” (Tl 50); khi đi đường: “Gắng đọc kinh riêng tùy sức, đừng bỏ việc phượng thờ” (Tl 50); Khi tiếp khách: khách hành hương, khách viếng thăm: “Mọi người đến đan viện hãy tiếp như tiếp đón Chúa Kitô, vì như Ngài đã phán, Ta là khách các ngươi đã đón tiếp” (Tl 53);  Khách đan sĩ: “Nếu người không yêu sách hãy đón tiếp và cho ở lâu chóng tùy ý và nếu người có phê phán hay chỉ bảo điều gì, Viện phụ hãy khôn ngoan cứu xét biết đâu vì lý do đó mà Chúa sai người đến” (Tl 61). Tìm Chúa và lắng nghe tiếng Chúa nơi công tác làm bếp, giúp bàn: “vì nhờ đó mà ta được thêm phần thưởng đức ái” (Tl 35).

Việc tìm kiếm, lắng nghe không chỉ ở nơi chốn, con người, nhưng ở tình trạng tâm hồn. Tâm hồn vâng phục mau mắn: “bằng sự gắng công vâng phục, con trở về với Đấng con đã xa lìa vì ươn lười bất tuân” (Lời Mở TL); “giết chết ý riêng để Chúa được thực hiện” (Tl 5); Tâm hồn mến chuộng sự tĩnh lặng (Tl 6); Tâm hồn thực thi các bậc khiêm nhường để mong đạt đến lòng mến Chúa (Tl 7). Tâm hồn không kiêu ngạo, gian tham khi vịn vào khả năng, làm ra và bán sản phẩm của đan viện (Tl 57).

        Việc tìm kiếm lắng nghe cũng chưa có điểm dừng, còn phải thấm nhập vào cả tình trạng linh hồn đã hư hoại, bị án phạt tuyệt thông do sự chểnh mảng đời tu, do lẩm bẩn kêu trách hay nổi loạn bất tuân. Cần lắng nghe tiếng Chúa khi chấp nhận một sự sửa dạy bên ngoài để mong linh hồn được phục hồi và chữa lành.

        Việc tìm kiếm lắng nghe tiếng Chúa, còn phải thấm nhập sâu hơn vào trong cơ cấu của Đan viện. Thánh Biển Đức xếp đặt các chức vụ: Viện Phụ (Tl 2), Viện Phó (Tl 65), Quản lý (Tl 31), Linh mục (Tl 62), Niên Trưởng. Những con người được đặt lên này, không phải có lý do để kiêu ngạo, mà là để nên gương sáng nhiều hơn trong việc phụng sự Chúa, trong sự khiêm nhường, vâng phục và tiên vàn là tìm kiếm Thiên Chúa.

Cuộc tìm kiếm, lắng nghe không phải ở thế thụ động, nhưng sẵn sàng, không phải cho ngày hôm qua, nhưng hôm nay, hiện tại: “Chúng ta hãy chỗi dậy theo lời Thánh Kinh dục bảo: đã đến giờ chúng ta phải tỉnh giấc … và hôm nay nếu các con nghe tiếng Chúa, các con đừng cứng lòng” (Tl – Lời mở).

Quy thuộc. Tìm Chúa với sự miệt mài, với bao công khó, Thánh Biển Đức không để mình ra uổng công, phí sức, Ngài phải gặp được Thiên Chúa, một sự thỏa mãn. Bởi thế, để chứng thực cho cuộc tìm kiếm, Ngài kết luận và tìm ra một sự quy thuộc: “Không quý gì quý hơn tình mến Chúa Kitô và không lấy gì làm hơn Chúa Kitô“.

        Quả thực, tất cả chúng ta cũng như Thánh Biển Đức đã đi tìm Chúa. Chúng ta tìm Chúa qua việc từ bỏ gia đình, từ bỏ mọi quyến luyến trần gian; Tìm Chúa ở mỗi bước dấn thân: được nhận vào thỉnh sinh, tập sinh, khấn sinh, đan sĩ; Tìm Chúa trong cơ cấu của Đan viện: Đan viện có bề trên, các chức vụ và phần việc; Tìm Chúa nơi mọi sinh hoạt: việc thờ phượng, lao động, học hành, ăn uống, nghỉ ngơi…

Phúc lớn biết bao khi chúng ta tìm và gặp Chúa mỗi ngày để như lời sách Châm Ngôn dạy: “chúng ta sẽ đạt tới sự khôn ngoan, đạt tới sự hiểu biết Chúa là gì, một sự thỏa mãn đầy tràn”. Đời tu nơi học đường phụng thờ Chúa vui biết mấy, hạnh phúc dường bao khi đạt tới hạnh phúc này! Nhưng mối họa và sự thất bại lớn khi chúng ta vẫn phải ra công tìm mà không thấy. Chúng ta rơi vào tình trạng mâu thuẫn cực độ: chức vụ, công việc, bổn phận vẫn phải làm, phải chu toàn, nhưng con người thuộc về Thiên Chúa thì bị thua kém, bị hao mòn. Chúng ta phải khôn ngoan và phải nên giống Đấng Tổ Phụ mình, chấp nhận bị tiêu hủy con người, không thể vì những thứ phù phiếm, những thứ được thua theo kiểu người đời, nhưng cùng đích phải đạt tới là con người say mến Thiên Chúa, con người tỏa sáng, hấp dẫn về sự thánh thiện.

Thánh Biển Đức tiếp tục ngỏ lời với chúng ta ở Lời Mở của Lu Luật: “Chính vì mục đích này, mà cha thiết lập trường học phụng sự Thiên Chúa. Trong đó, cha hy vọng chẳng thiết định điều gì khắt khe, nặng nề, nhưng nếu theo lẽ phải mà quy định điều gì hơi nghiêm nhặt hầu sửa chữa nết xấu, thì con chớ vội hoảng sợ mà chạy xa con đường cứu độ”.

Ở đoạn cuối Tu luật, chương 73, Ngài khuyến khích chúng ta vươn lên: “Vậy dù con là ai, nôn nóng tiến về quê trời… con hãy giữ bản Tu luật khai tâm nhỏ bé này. Bấy giờ nhờ ơn Chúa trợ giúp, con sẽ  đạt tới đỉnh cao đạo lý  và các nhân đức Cha vừa trình bày trên kia...”.

Xin Chúa cho chúng ta, noi gương Thánh Tổ Phụ, say mê tìm Chúa và trung tín thực hành theo Tu Luật Ngài truyền lại, để cuối cùng chúng ta cũng đạt tới con người say mến, tràn đầy và quy thuộc Thiên Chúa.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...