Thứ Bảy, 5 Tháng 4, 2025

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19

HAI CÁCH LÀM CHỨNG

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist.

Hợp hoan cùng toàn thể Hội thánh chúng ta long trong mừng kính thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ, hai cột trụ nâng đỡ Hội thánh Chúa Kitô, qua muôn thế hệ.

Khi chiêm ngắm hai vị thánh lừng danh này, chúng ta thấy các ngài có nhiều điểm khác biệt nhau:

– Phêrô là dân chài, trực tính và thực tiễn

– Còn Phaolô là người trí thức hay lý luận và tinh tế

– Phêrô là vị tông đồ Chúa kêu gọi đầu tiên

– Còn Phaolô là vị tông đồ thứ 13

– Phêrô ra sức loan báo Tin mừng cho người Do Thái

– Còn Phaolô nhiệt thành loan báo Tin mừng cho dân ngoại…

Trong thư Galat thánh Phaolô không ngại kể lại vài cuộc tranh luận gay go, do bất đồng quan điểm giữa hai vị (x. Gl 2,2tt).

Dẫu vậy, thánh Phêrô và thánh Phaolô hai con người, hai tính cách, hai lối rao giảng khác biệt nhau ấy, lại có cùng một lòng mến yêu Chúa tha thiết, biểu lộ ra theo cách thức Chúa muốn. Đúng như lời Kinh Tiền Tụng trong thánh lễ hôm nay, Hội thánh tạ ơn Chúa Cha vì: “Hôm nay, Cha cho chúng con được vui mừng trong ngày lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ: Phêrô và Phaolô. Cha đã sắp đặt để Thánh Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, Thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin. Thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ítraen, Thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân.

Như vậy, các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Đức Kitô, nên các ngài đáng được thế giới ngưỡng mộ và được lãnh nhận cùng một triều thiên vinh quang…”

Thật vậy, chính do lòng mến Chúa tha thiết đã thúc bách các ngài dám từ bỏ cái tôi của mình để toàn tâm làm vinh danh Chúa; làm cho mọi người kính mến Chúa. Động lực đó đã giúp các ngài biến những khác biệt thành lợi khí mở rộng nước Chúa. Những khác biệt của các ngài chẳng những không loại trừ nhau mà còn bổ túc cho nhau, làm cho nền móng của Hội thánh được vững bền.

Thánh Phêrô là giáo hoàng, nhưng không vì thế mà áp đặt ý kiến của mình. Thánh Phaolô là giám mục, nhưng không vì thế mà không thẳng thắn trình bày quan điểm của mình để trao đổi tìm ra ý Chúa. Các ngài đã bắt tay nhau để tỏ dấu hiệp thông, đồng lòng mở rộng Nước Chúa. Các ngài đã trung thành loan báo Tin mừng chẳng quản ngại những gian truân thử thách: đói rét, gông cùm, tù tội mà hân hoan hiến mạng vì yêu mến Chúa (x. Cv 5,40; 2Cr 11,23-28).

Lòng mến Chúa nơi thánh Phêrô và thánh Phaolô hẳn khơi lên trong chúng ta một câu hỏi quan trọng: Tôi đã tỏ lòng mến Chúa như thế nào giữa thế giới hôm nay? Hẳn nhiên, lòng mến Chúa sẽ được biểu lộ qua đời sống cầu nguyện cá nhân cũng như cộng đoàn. Đặc biệt lòng mến Chúa được bộc lộ rõ nhất trong tương quan với tha nhân: yêu thương, tha thứ, nâng đỡ, ủi an mọi người nhất là những người đau khổ bị bỏ rơi loại trừ.

Lý tưởng tốt đẹp đó chúng ta không thể thành toàn được nếu không nhờ ơn Chúa trợ giúp. Bởi vậy, xin Chúa cho chúng ta có lòng khiêm nhường như thánh Phêrô và thánh Phaolô, để rồi chính Chúa sẽ biến đổi chúng ta nên ân phúc cho mọi người. Chính lòng khiêm tốn chân nhận những nỗi yếu hèn nơi bản thân và luôn tín thác vào Chúa mà Chúa đã biến các ngài từ những con người chối Chúa, bách hại Đạo, trở thành lợi khí của tình yêu.

Mừng lễ thánh Phêrô và Phaolô cho chúng ta thêm tin tưởng, an lòng và hy vọng tiến bước. Vì dù cho chúng ta có xuất thân từ giai cấp nào, quá khứ có như thế nào, nhưng chỉ cần một tấm lòng khiêm nhường thống hối, tin cậy nơi Chúa, thì chính Chúa sẽ biến đổi chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện như đã biến đổi cuộc đời thánh Phêrô và Phaolô.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình

    TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH (Ga 8,1-11) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khác với các kinh sư và người Pharisêu, Đức Giêsu...

Con đường: Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – C

Chúa nhật 5 mùa chay C CON ĐƯỜNG Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11 Án Khảm Muốn tiến tới phải ra đi. Muốn đi phải có đường. Không...

Chúa Nhật IV Mùa Chay: Điều kiện để trở về

Điều kiện để trở về Lc 15,1-3.11-32 M. Bosco Hùng      Sám hối trở về là hành động cần được thực hiện, đặc biệt trong mùa...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, Lc 15,1-3.11-32, C: Ăn nói lên đẳng cấp

    Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C  ĂN NÓI LÊN ĐẲNG CẤP  (Gs 5,9a.10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Lời Chúa hôm nay...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin 25/03, Lc 1,26-38: Xin vâng

  XIN VÂNG (Is 7,10-14; 8,10; Hr 10,4-10; Lc 1,26-38)   Trường Kha, Phước Lý Trong cuộc sống của con người luôn có những biến cố xảy ra, những...

Lễ Truyền Tin: Xin vâng trong niềm tín thác

    XIN VÂNG TRONG NIỀM TÍN THÁC  (Lc 1,26-28) M. Catherine Labouré, Phước Thiên “…Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi...

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9): Hồng ân sám hối

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9) Hồng Ân Sám Hối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có một thực tế chúng ta cần nhìn nhận...

Chúa Nhật III Mùa Chay, C, Lc 13,1-9: Sám hối trở về với Chúa

    SÁM HỐI TRỞ VỀ VỚI CHÚA (Lc 13,1-9) M. Phêrô Bình, Phước Lý Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi: “Hãy sám hối và tin...