Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lễ thánh Phêrô & Phaolô, Mt 16,13-19: Đáp án của “tôi”

ĐÁP ÁN CỦA “TÔI”

(Mt 16,13-19)

M. Clara, Phước Thiên

Đáp án tự bản chất là để trả lời cho một câu hỏi, một vấn đề. Trước câu hỏi của Chúa Giêsu: “Anh em bảo thầy là ai? Thánh Phêrô và Phaolô đã có một đáp án đúng và đẹp. Đáp án đó làm thay đổi vận mệnh cuộc đời của các ngài. Đáp án của các ngài không chỉ bằng ngôn từ nhưng bằng cả cuộc sống, không chỉ trả lời một lần nhưng là liên lỉ trả giá cho chọn lựa của mình. Hôm nay, cũng với câu hỏi đó, tôi và bạn, chúng ta chọn đáp án nào cho riêng mình? Hay nói cách khác, đáp án nào là của chính “tôi”?

Đối với thánh Phêrô và Phaolô, câu trả lời của các ngài là: Đức Giêsu là Đấng các ngài không ngừng khao khát kiếm tìm và mong đợi. Quả vậy, người Do Thái nói chung và cách riêng là các Tông đồ đang mong chờ một Đấng Mêsia sẽ đến để giải thoát họ khỏi tay của đế quốc Rôma. Nhưng tự trong thâm tâm, các ngài mong mỏi một vị cứu tinh, không những để giải thoát họ khỏi đế quốc Rôma mà còn giải phóng họ khỏi những đau khổ của kiếp người. Vào thời khắc Chúa Giêsu xuất hiện, họ xác tín cách mạnh mẽ rằng chính Người là Đấng họ đang mong chờ. Nên khi được hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Thánh Phêrô đã nhanh nhẹn đáp lại: “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống”. Lúc đó, ngài chưa hoàn toàn xác tín điều mình nói. Thế nhưng, sau biến cố Đức Kitô Phục Sinh, trong ngày lễ Ngũ Tuần, không một chút nghi ngại, ngài công bố trước toàn thể cộng đồng Israel: “Thưa đồng bào Israel, xin nghe những lời sau đây. Đức Giêsu Nadarét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em (Cv 2,22). Thêm một lần nữa, ngài mạnh mẽ tuyên tín: “Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36).

Cũng vậy, sau biến cố ngã ngựa, thánh Phaolô không còn thắc mắc “Ngài là ai” (Cv 9,5), nhưng đã tuyên bố cách hùng hồn: “Tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3). Ngài chắc chắn: Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cr 1,22-25).

Đáp án của các ngài khởi đi từ những cảm nghiệm rất riêng trong tâm hồn. Các ngài biết rằng Đức Giêsu là Đấng đã yêu họ trước (x. Ga 4,10), đã chọn gọi họ khi còn trong lòng mẹ (x. Gl 1,15), đã rửa chân cho họ (x. Ga 13,1-15), gọi họ là bạn hữu (x. Ga 15,15), tha thứ và yêu thương họ từ trong cái nhìn trìu mến (x. Lc 22,61)…cuối cùng, đã chết và sống lại vì họ. Người là Đấng mà họ đặt tất cả niềm tin và hy vọng.

Chính vì thế, Người cũng là Đấng mà họ sẵn sàng dấn thân làm chứng. Dù phải trải qua nhiều gian nan đau khổ, không có gì tách họ ra khỏi lòng mến đối với Đấng mà họ tin tưởng (x. Rm 8,35). Họ sống cho Người và với Người: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá, tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19b-20). Cuối cùng, noi gương Người, các ngài đã dùng cái chết để minh chứng cho tình yêu của mình.

Đó là đáp án của thánh Phêrô và Phaolô, còn chúng ta, cũng với câu hỏi đó: Anh em bảo Thầy là ai?” Và đâu là đáp án của “tôi”? Chúa cũng muốn chúng ta trả lời cách cá biệt, riêng rẽ. Người có phải là Đấng mà tôi tìm kiếm như tâm tình của người tình trong sách Diễm ca (x. Dc 3,1); hay như cảm nghiệm của thánh Augustinô: “Chúa dựng nên con cho Chúa nên lòng con khắc khoải bao lâu còn chưa được an nghỉ trong Ngài”? Cũng như thánh Phêrô và Phaolô, Đấng mà chúng ta xác tín và tin tưởng cũng là Đấng mà bản thân mỗi người cảm nghiệm Ngài là ai đối với chính mình. Hãy nhớ lại tình thương mà Chúa đã dành cho chúng ta. Bởi lẽ, không có điều gì chúng ta có mà không do nhận lãnh (x. 1Cr 4,7). Tất cả đều là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa.

Tình yêu tự bản chất là luôn mở ra và lan tỏa đến với tha nhân. Thế nên, khi đã yêu ai thì giới thiệu người mình yêu cho người khác là niềm vui và cũng là một nhu cầu thiết thực. Cũng thế, sống như người mình yêu sống và hy sinh cho người mình yêu là điều khả dĩ sẽ xảy ra cho bất kỳ ai đang yêu. Đức Giêsu là ai đối với “tôi”? Nếu Ngài là Đấng mà tôi mong mỏi kiếm tìm, ắt hẳn Ngài cũng là Đấng mà tôi hân hoan giới thiệu cho người khác, tôi bước theo để họa lại hình ảnh của Người, tôi hy sinh để cho nước Người hiển trị.

Chúa Giêsu hỏi: “Anh em bảo Thầy là ai?” Đó không phải là câu hỏi bỏ ngỏ nhưng là một chất vấn có sức thay đổi con người. Khi đã tìm được đáp án cho câu hỏi đó, thánh Phêrô và Phaolô đã biến đổi cuộc đời mình trở nên tấm gương chói ngời và là trụ cột vững vàng của Giáo hội. Noi gương các ngài, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi ấy trong chính cuộc đời của mỗi người. Đức Giêsu là ai đối với tôi? Người có là Đấng mà tôi hằng tìm kiếm, tôi tin tưởng và dấn thân bước theo? Đáp án nào cũng phải trả giá, một đáp án đúng thì đáng để chúng ta trả giá dù có phải đánh đổi cả mạng sống mình. Ước mong rằng bạn, tôi, chúng ta luôn tạo cho mình những đáp án “đúng” và “đẹp” nhất trong đời.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...