Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Lời Chúa Mùng Một Tết – Năm Quý Mão 2023: Thiên Chúa – Đấng tạo dựng và Quan phòng

Thiên Chúa – Đấng tạo dựng và Quan phòng

(St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34)

M. Michael Hội, PL

Tết Nguyên Đán là lễ hội của mỗi người, của gia đình, của dân tộc, trong những ngày này người ta thường đi thăm nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Hôm nay mồng một Tết, là ngày khởi đầu của Năm Mới, khởi đầu cho những dự định, những kế hoạch của chúng ta trong suốt một năm, Giáo hội Việt Nam kêu gọi chúng ta cầu nguyện xin Chúa ban bình an cho năm mới này. Quả thật, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người và muôn loài muôn vật, Ngài sẽ che chở và ban bình an khi chúng ta kêu cầu. Đó cũng là nội dung chính mà các bài đọc phụng vụ hôm nay muốn nói cho chúng ta.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về chúng ta thường chúc nhau về sức khoẻ, sự bình an và nhiều thành công trong cuộc sống. Những mong ước này cũng là những ưu tư, lo lắng của nhiều người khi bước sang năm mới. Trước một viễn cảnh tương lai đầy bấp bênh do chiến tranh, dịch bệnh, lạm phát, thất nghiệp,… khó ai có thể an nhiên bình thản. Thế mà trong Tin Mừng hôm nay Chúa lại bảo: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo” (Mt 6,34). Chúa không khuyên chúng ta sống bất cần, bỏ bê nhiệm vụ, không chăm lo cho bản thân hay những người thân cận. Nhưng ngược lại, Ngài dạy chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Vâng, khác với những người vô tín, các Kitô hữu chúng ta phải biết phân biệt điều gì là chính yếu, điều gì là phụ tùy. Chẳng hạn như mạng sống thì quan trọng hơn của ăn và thân thể thì trọng hơn áo mặc (x. Mt 6,25). Còn một điều cao trọng hơn cả mạng sống và thân thể đó là “Nước Thiên Chúa”, là sự sống viên mãn muôn đời với Thiên Chúa. “Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người” chính là mục đích tối thượng cho cả cuộc đời người theo Chúa.

Trong bài đọc một, sách Sáng Thế cho chúng ta biết Thiên Chúa sáng tạo thế giới từ hư không, Ngài tạo ra không gian và thời gian, Ngài dựng nên mặt trời, mặt trăng và các vì sao tinh tú và thiết lập cho chúng một trật tự nhất định (x. St 1,14-17). Một vũ trụ hoàn hảo, một bộ máy không gian thời gian hoàn chỉnh được tạo nên vì con người. Quả thực, theo trình thuật sáng tạo thứ nhất, trong năm ngày đầu Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và thiết lập trật tự cho thế giới: như mặt trời – mặt trăng, ngày – đêm, ánh sáng – bóng tối, trời – đất, cỏ cây – muông thú và thời gian nối tiếp nhau nhằm phục vụ cho cuộc sống con người (x. St 1,1-25). Và sau đó vào ngày thứ sáu, ngày cuối cùng của công cuộc sáng tạo, Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và trao cho con người quyền làm chủ, coi sóc thế giới và hưởng dùng những thành quả đạt được (x. St 1,26-31). Vì thế, chúng ta không nên lo lắng vì đã có Chúa là Cha toàn năng, vì tình thương Ngài đã tạo dựng nên con người và vì con người Ngài đã làm ra muôn loài muôn vật.

Không những thế, tình thương của Thiên Chúa không dừng lại ở sự sáng tạo mà còn thể hiện nơi sự quan phòng. Hay nói cách khác, nơi Thiên Chúa, sáng tạo và quan phòng luôn đi đôi với nhau, Ngài sáng tạo với sự quan phòng và quan phòng trong sự sáng tạo. Thiên Chúa không phải là một người thợ tạo ra một cỗ máy hoàn hảo, rồi để mặc cho nó tự vận hành, nhưng Ngài luôn bảo trì, sẵn sàng can thiệp, sửa chữa khi nó hỏng hóc hoặc thay thế các linh kiện nếu cần. Vũ trụ này không bao giờ là tự sinh tự diệt, nhưng được Thiên Chúa tạo nên, điều khiển, gìn giữ và chăm sóc. Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra hai ví dụ về sự quan phòng của Thiên Chúa: Ngài hướng cái nhìn của chúng ta đến những thứ hoang dã, vô tri như chim trời và hoa dại ngoài đồng. Những con chim không có lý trí, không biết lo liệu về thức ăn nước uống, nhưng Thiên Chúa vẫn nuôi dưỡng chúng và duy trì sự sống của chúng (x. Mt 6,26). Và những bông huệ dại cũng vậy, chúng mọc ngoài đồng, vô tri không biết chăm chút cho “chiếc váy” của mình, thế mà Thiên Chúa lại khoác cho chúng những “bộ cánh” với màu sắc đẹp đẽ, lộng lẫy hơn cả của vua Salomon (x. Mt 6,28-29).

Thật vậy, chúng ta không nên lo lắng vì Thiên Chúa không bao giờ để chúng ta một mình, nhưng Ngài luôn quan phòng, cùng đồng hành và ban ơn trợ giúp khi chúng ta cần. Đức cố Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói trong bài giảng khi ngài về thăm quê nhà ở Regensburg vào năm 2006: “Ai tin thì không bao giờ cô đơn”. Quả thế, khi tin Chúa chúng ta sẽ cảm nhận được Ngài luôn ở cùng chúng ta (Emmanuel), sẽ thấy Ngài hiện diện nơi những người lân cận, sẽ nhận ra những hành động của Ngài trong từng biến cố của cuộc sống. Chúng ta, những người Kitô hữu, chúng ta tin không chỉ có Chúa, nhưng còn tin vào Chúa, tin rằng Ngài dựng nên loài người và vũ trụ muôn loài, tin vào sự quan phòng của Ngài, tin rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc, Ngài đã đến, đang đến và sẽ đến giải thoát chúng ta. Vì thế, điều quan trọng nhất là chăm lo tìm Chúa, tìm kiếm vương triều Ngài, còn những thứ tuỳ thuộc khác, Ngài sẽ ban thêm cho tuỳ nhu cầu mỗi người (x. Mt 6,33).

Quan phòng không có nghĩa là tiền định, hay mặc định số phận của mỗi người, nhưng là sự quan tâm, đồng hành, hướng dẫn và trợ giúp của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ là Đấng Tuyệt Đối, nhưng còn là Đấng đầy lòng trắc ẩn, luôn rộng lòng ban ơn khi chúng ta cầu xin. Vì thế, chúng ta cần vững tin, cầu nguyện và cộng tác vào chương trình của Chúa, để “Thiên ý” thể hiện trên mỗi cuộc đời chúng ta cũng như trên toàn thế giới. Như lời khuyên của thánh Phaolô trong bài đọc hai: “Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,6-7).

Hoà chung niềm vui với dân tộc Việt Nam đón Tết, kính chúc mọi người nhiều niềm vui, bình an và hạnh phúc trong Chúa Giêsu Kitô. “Vui lên anh em” (Pl 4,4)! Vui không chỉ vì đất trời vào xuân, nhưng còn quan trọng hơn nhiều vì “Chúa đã tới gần” (Pl 4,5), Ngài là mùa xuân vĩnh cửu của mỗi tâm hồn chúng ta đã, đang và sẽ tới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...