Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Mt 28,8-15 : Chứng nhân về Chúa Kitô Phục Sinh

Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Mt 28,8-15

Chứng Nhân Về Chúa Kitô Phục Sinh

Lasan Ngô Văn Vỹ, O,Cist.

Tin Mừng hôm nay Thánh Mátthêu mô tả cho chúng ta thấy cả một bầu khí tấp lập, rộn ràng của ngày Chúa phục sinh, trong đó có ít nhất ba nhóm nhân chứng lịch sử cho biến cố trọng đại này. Đó là: các phụ nữ, những lính canh và các thượng tế. Ba nhóm người này mang ba tâm trạng cũng như ba lối hành động khác nhau.

Trước tiên là tâm trạng và hành động của các phụ nữ, các bà này đi thăm mộ Chúa ngay từ sáng sớm, hành động ấy bộc lộ lòng mến mãnh liệt các bà dành cho Chúa. Các bà ra mộ và thấy, thấy một điều hết sức lạ lùng: Phiến đá lấp cửa mồ Chúa đã lăn ra một bên.

Khi thấy như vậy thì các bà có tâm trạng: vừa kính sợ vừa hớn hở vui mừng. Cho nên, các bà hành động: vội vã rời khỏi mộ, chạy về báo tin cho các môn đệ Chúa. Thành ra, ai đã cảm nghiệm được niềm vui phục sinh, ai đã có Tin Mừng ở trong lòng thì không thể giữ riêng cho mình mà sẽ vội vã hiển lộ, diễn xuất, loan báo ra cho mọi người cũng được vui mừng, giống như những người phụ nữ đã loan Tin Mừng Chúa phục sinh.

Thứ đến là tâm trạng và hành động của những lính canh mộ, họ mang tâm trạng khiếp sợ và hành động một cách hèn nhát. Giống như các phụ nữ, những lính canh này đã được thấy: “Thiên thần Chúa từ trời đến lăn tảng đá ra”. Tuy nhiên, cái thấy ấy không làm cho họ vui mừng mà trái lại làm họ “khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi”.

Tin Mừng Mátthêu cho chúng ta thấy rõ tâm trạng cũng như hành động trái ngược của các phụ nữ và bọn lính canh; giữa một bên là những người cảm nếm được niềm vui Phục Sinh và một bên là những người không cảm nếm được niềm vui ấy. Bởi lẽ, đang khi các phụ nữ vui mừng lên đường báo Tin Mừng phục sinh thì bọn lính canh lại hốt hoảng vào thành báo tin cho các thượng tế, để bưng bít đi sự thật. Sự thật là Chúa đã sống lại, nhưng chỉ vì “miếng cơm manh áo”, chỉ vì hám một chút vật chất mà những lính canh đã bán rẻ lương tâm để thành kẻ hèn nhát, thỏa hiệp và giả dối.

Nhìn người mà nghĩ đến ta. Nhìn những người lính canh mộ giúp ta tự vấn: Có khi nào kitô hữu chúng ta, tu sĩ, linh mục chúng ta giống như những tên lính hèn nhát và giả dối này không? Thưa! Khi chúng ta là kitô hữu mà không học hiểu giáo lý, không dám tỏ ra mình là kitô hữu, không dám đưa tay làm dấu thánh ở quán ăn hay những nơi công cộng, thì đó chẳng phải là hèn nhát và giả dối hay sao? Và khi tu sĩ, linh mục ở gần bên Chúa, ở trong nhà dòng nhưng lại sống theo thói thế gian: đấu đá tranh dành, nô lệ ý riêng, thỏa mãn dục vọng, ham mê ăn uống, ham mê tiền bạc… thì Thánh Biển Đức gọi những người ấy là đang “lấy việc cắt tóc đi tu mà lừa dối Chúa” (Tu Luật, Chương I). Vì thế, xin Chúa cho chúng ta biết luôn tỉnh thức sám hối canh tân đời sống mỗi ngày.

Cuối cùng, chúng ta quan sát tâm trạng và hành động nhóm thượng tế, nhóm này mang tâm trạng ghen ghét, lơm lớp lo sợ về uy quyền của Chúa. Cho nên, họ tìm đủ cách đủ dịp để hạ bệ Chúa, thô thiển nhất như chúng ta thấy trong Tin Mừng thương khó, chính các thượng tế xúi giục dân chúng xin tha Baraba và đóng đinh Giêsu vào thập giá, chính các thượng tế ép quan Philatô phải kết án tử cho Chúa, cũng chính họ cắt đặt lính canh mồ. Và hôm nay, khi những lính canh mồ báo tin cho họ biết Đức Giêsu đã phục sinh thì cũng chính họ lại dùng tiền bạc để sai khiến bọn lính nói trái với sự thật.

Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật và được loan báo không ngừng cho đến hôm nay. Chúng ta biết các thượng tế “giấu đầu hở đuôi”, theo như lời Thánh Augustinô mỉa mai rằng: “Nếu Chúa không sống lại thì cần chi phải cho tiền để bịt miệng lính canh? Và nếu bọn lính canh ngủ say, thì làm sao mà họ biết rõ người trộm xác là các môn đệ của Chúa?”.

Suy niệm Tin Mừng trong ánh sáng rạng ngời của Chúa Kitô phục sinh, xin Chúa cất đi trong chúng ta tâm trạng khiếp sợ của những lính canh mồ cũng như tâm trạng ghen ghét, lo lắng phập phồng của các thượng tế. Và ban cho chúng ta tâm trạng hân hoan, tín thác như các phụ nữ được Tin Mừng nói đến hôm nay, để can đảm làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...