Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

HỐI HẬN: KHỞI ĐẦU CỦA CON ĐƯỜNG ĐƯA TỚI SỰ SỐNG

Chúa Nhật XXVI NT A: Ed 18, 25-28; Pl 2, 1-11 (hay Pl 2, 1-5); Mt 21, 28-32

 

HỐI HẬN: KHỞI ĐẦU CỦA CON ĐƯỜNG ĐƯA TỚI SỰ SỐNG

Fr. Vicent -Hoà PV.

Có thể nói “hối hận” hay “sám hối ăn năn” là những hạn từ rất quen thuộc và rất quan trọng trong đời sống tôn giáo chúng ta, vì nó liên quan đến vận mạng của chúng ta. Hối hận hay sám hối như là khởi đầu của con đường dẫn chúng ta đến sự sống muôn đời.

Chúng ta tin rằng chỉ có Thiên Chúa – qua công trình cứu chuộc thực hiện nơi Người Con là Đức Giêsu Kitô – ban cho chúng ta sự sống mà thôi. Như thánh Gioan nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Ngài là Đấng cứu độ duy nhất, như thánh Phêrô quả quyết, “ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được ơn cứu độ.” (Cv 4,12).

Như thế ơn cứu độ là bởi Thiên Chúa ban. Tuy nhiên chúng ta muốn mình được cứu độ hay không là do chúng ta nữa. Vì sao? Thưa vì Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do, và với sự tự do này chúng ta có quyền tự quyết để làm chủ cuộc đời và vận mạng của mình, như thánh Augustino nói: “Thiên Chúa dựng nên chúng ta không cần chúng ta nhưng để cứu độ chúng ta thì Ngài cần phải có sự đồng ý, sự hợp tác của chúng ta nữa.” Như thế, sự sống là ơn cứu độ thì Thiên Chúa đã ban sẵn cho chúng ta – qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng để đón nhận ơn cứu độ đó chúng ta cần phải hợp tác đáp trả. Vậy chúng ta phải đáp trả hay hợp tác như thế nào?

Thưa việc đáp trả chính là tuân theo thánh ý Thiên Chúa. Mà để có thể tuân theo thánh ý của Thiên Chúa thì việc đầu tiên chúng ta phải có, phải làm là hối hận, là sám hối về những bất tuân của mình. Bài Tin Mừng hôm nay chỉ cho chúng ta thấy “hối hận” như là một yếu tố có thể nói là quan trọng nhất, như là điểm khởi đầu và mang tính quyết định để chúng ta được sống hay chết, được cứu độ hay bị trầm luân muôn đời.

Nhưng nói đến hối hận tức giả định có sai lầm, có tội lỗi. Khi nói hối hận như là con đường sống có nghĩa rằng tất cả mọi người chúng ta đều có sai lầm và tội lỗi. Quả vậy bản chất và tình trạng của con người chúng ta là tội lỗi. Thánh Phaolo cho biết chúng ta bị tội lỗi thống trị (Rm 3,9), vì chúng ta sinh ra trong tội và có xu hướng dễ bị phạm tội là lạc xa Chúa, phát xuất từ tình trạng của nguyên tội do Adam và Eva để lại (Rm 5,12). Thánh Phaolo còn quả quyết với chúng ta trong thư gởi tín hữu Roma rằng: “mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3, 23). Còn thánh Gioan trong thư thứ I nói: “nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối chính mình”. Và tội lỗi thì đồng nghĩa với cái chết vì tội lỗi là nguyên nhân đưa chúng ta đến cái chết. Do đó, chìa khoá duy nhất mở ra con đường để chúng ta được sống chính là sự ăn năn, sự hối hận. Đó là lý do tại sao một trong những nội dung căn bản đầu tiên mà Chúa Giêsu rao giảng, cũng như khi sai các môn đệ đi rao giảng đó là kêu gọi người ta hối hận, ăn năn sám hối (Mt 4,17; Mc 1,15). Và thánh Gioan Tẩy Giả cũng kêu gọi người ta phải ăn năn sám hối nếu không sẽ phải chết (Mt 3, 2; Mc 1,3).

Nhưng chúng ta phải hối hận thế nào? Phải chăng hối hận chỉ là những tâm tình, những suy tư hay những lời nói suông? Thưa không phải thế. Sự hối hận mà Lời Chúa nói đến hôm này là một sự thay đổi lối sống, biểu lộ ra hành động cụ thể. Hình ảnh “vâng phục” của người con thứ hai trong bài Tin Mừng hôm nay dạ dạ vâng vâng nhưng rốt cuộc chẳng làm gì cả. Tâm tình và hành động như thế không những không đem lại ích lợi gì cho anh ta mà thậm chí còn làm cho Thiên Chúa buồn lòng hơn nữa, vì như vậy chẳng khác nào kẻ nói dối, tên lừa đảo hay sao? Mà với người nói dối thì chẳng ai yêu thích cả, nếu không muốn nói là còn bị chê ghét hay coi thường. Chúng ta đã chẳng thấy Chúa Giêsu ghét sự giả dối khi lên án gay gắt những người Pharisêu đó sao? Như thế, sự hối hận hay ăn năn ở đây được hiểu như là một sự hoán cải, một sự thay đổi. Thay đổi từ việc quy hướng về mình sang việc quy hướng về Thiên Chúa, bằng việc từ bỏ ý muốn riêng tư của mình để thuận theo ý Chúa. Một sự thay đổi gắn liền với sự tin tưởng và tín thác, thể hiện qua sự tuân phục hoàn toàn thánh ý của Thiên Chúa bằng chính cả con người của chúng ta. Tức là bằng chính tâm tình thể hiện ra hành động cụ thể trong từng giây phút, trong từng hành vi chọn lựa của mình. Hình ảnh người con thứ nhất cho chúng ta thấy sự hối hận phải đi đôi với hành động cụ thể như thế nào. Mặc dầu lúc đầu anh ta không vâng lời cha, nhưng sau đó anh ta đã biết hối hận, đã thay đổi, và đã đi làm vườn nho cho cha. Đó là sự hối hận đúng đắn mà Thiên Chúa yêu thích như tiên tri Êdêkiel nói đến trong bài đọc thứ nhất: “Nếu kẻ gian ác bỏ đường gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết” (Ed 18,27- 28).

Nhưng để có được sự hối hận chân thật như vậy có dễ không? Có lẽ ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc không dễ dàng chút nào khi phải từ bỏ ý riêng. Ý riêng như là con riêng của mình vậy, không dễ dàng từ bỏ chút nào, vì nó đòi hỏi phải thay đổi lối sống và phải dấn thân, phải hành động. Do đó hối hận bằng cách từ bỏ ý riêng là một sự khó khăn nhất như cố nhân từng dạy: Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính mình. Tuy khó khăn nhưng đó là điều chúng ta phải chiến thắng nếu chúng ta muốn được sống. Vì đó là bước khởi đầu cho việc hoán cải và thay đổi, từ đó đưa đến sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Quả vậy, Tin Mừng cho thấy người con thứ nhất, nhờ biết hối hận mà anh ta đã có được sự thay đổi và đi làm vườn nho cho cha, mặc dầu từ đầu anh ta từ chối. Khác với người con thứ, chấp nhận lời của cha ngay nhưng lại không đi làm. Quả như Chúa Giêsu đã nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

Vậy hình ảnh hai người con trong Tin Mừng hôm nay cũng chính là hình ảnh của mỗi người chúng ta. Tất cả chúng ta ít nhiều điều là những con người bất tuân trong lời nói hay hành động. Ý thức được điều đó chúng ta hãy hối hận và thay đổi, hãy mau chóng quay trở về bằng cách từ bỏ ý riêng của mình và tuân theo thánh ý của Thiên Chúa. Cụ thể là sống và thực hành những gì Thiên Chúa truyền dạy chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta hiểu được rằng “quay đầu là bờ”, rằng chỉ có hối hận, chỉ có thay đổi và quay trở về với Chúa, thì chúng ta mới có cơ may được sống và sống dồi dào.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...