Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

LÒNG NHÂN TỪ VÀ TÍNH GHEN TỴ

Bài Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên A.

Tin Mừng Theo Thánh Mattheu 20, 1-16.

LÒNG NHÂN TỪ VÀ TÍNH GHEN TỴ

Fr. Alberto- Khanh

        Nội dung Tin Mừng cho chúng ta một hình ảnh thật đẹp. Người chủ vườn nho, đi tìm người làm vườn cho mình vào đầu giờ sáng, họ cùng nhau thỏa thuận một khoản lương rõ ràng là một đồng cho một ngày. Rồi ông lại đi ra vào giờ thứ chín, giờ thứ mười một để mời những người không có việc làm vào làm vườn cho ông. Điểm nổi bật ở đây là tất cả mọi người, dù vào làm vườn những giờ khác nhau, hay cách biệt nhau trong ngày đều được ông chủ trả cùng một mức lương là một đồng. Nên, có chuyện so đo và cạnh nạnh nhau trong phương cách trả lương của ông chủ tốt bụng này.

       Trong cuộc sống, thường thì người ta không muốn cho kẻ khác trội hơn mình và thậm chí không muốn cho người khác bằng mình. Ai cũng muốn mình nổi bật hơn, chói sáng hơn, vinh quang hơn người khác. Khi khát vọng nầy không được thoả mãn, và nhất là khi thấy người khác thành công hơn mình, thì lòng ghen tị phát sinh.

       Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp giữa anh em, bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho cộng đoàn chậm tiến và kém phát triển.

      Đọc qua dụ ngôn ông chủ thuê người làm vườn nho, trước hết nhìn dưới khía cạnh kinh tế, con thấy ông chủ vườn nho là một người thiếu tính toán, thiếu kinh nghiệm và hết sức vô lý, từ việc thuê người làm cho đến cách trả tiền công. Thật vậy, đó là cách nhìn và tính toán theo kiểu người đời. Nhưng trong bài đọc I, sách Tiên Tri Isaia đã nói: “Tư tưởng của Thiên Chúa không giống tư tưởng của con người”. Nên chúng ta cần nhìn dụ ngôn này theo điều: Thứ nhất nói đến lòng nhân từ và tình thương của Chúa dành cho con người. Thứ hai nói đến căn bệnh ích kỷ của con người.

  1. Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa

      Hình ảnh ông chủ đi thuê người làm vườn là hình ảnh của Chúa yêu thương, quan tâm chúng ta; chính Ngài đã chủ động tìm kiếm và mời gọi chúng ta, bất luận là ở thời điểm và hoàn cảnh nào:Từ sáng sớm ông ra chợ thuê người làm, giờ thứ ba ông lại ra chợ rồi tiếp tục thuê, giờ thứ sáu, giờ thứ chín và mãi đến giờ thứ mười một (x. Mt 20,1-6). Ngài không chú trọng đến thời lượng làm việc, cũng như khả năng cho bằng ý chí và khát vọng của họ; họ không làm việc vì họ không có cơ hội, vì không ai thuê họ cả. Việc Chúa thuê hết mọi người từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ người có khả năng, tài giỏi đến người thiếu chuyên môn, kém cỏi, nói lên lòng yêu thương của Chúa. Ngài muốn cho mọi người đều có cơ hội để được ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.

      Trước hết dụ ngôn muốn nói với chúng ta rằng: – Thiên Chúa hành xử với chúng ta phải dựa trên sự công bằng nhưng là dựa trên tình yêu. Những người làm giờ thứ nhất được trả một đồng là theo tiêu chuẩn công bằng mà họ đã thỏa thuận. Nhưng những người làm giờ cuối cũng nhận được một đồng là theo tiêu chuẩn tình yêu.

      Nước Trời, Ơn cứu độ và ân sủng không phải là phần thưởng, là công trạng do công sức chúng ta làm nên, nhưng là quà tặng, là hồng ân của Thiên Chúa cho tất cả không có loại trừ ai.

      Cách thức hành động của Thiên Chúa có vẻ là ngược đời, là vô lý, khác với lí luận của chúng ta. Từ sự “vô lý” của Thiên Chúa cho chúng ta cơ hội, là lối vào đưa chúng ta tới Thiên Chúa. Vì thế, bất kỳ lúc nào, dù là giờ cuối cùng, bất kỳ hoàn cảnh nào, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta trở về, cộng tác với Ngài trong vườn nho của Ngài, và dù làm nhiều hay làm ít Thiên Chúa cũng ban ơn cứu độ, ân sủng cách dồi dào cho chúng ta theo lượng từ bi nhân hậu của Ngài.

  1. Tính ích kỷ của con người.

       Được Chúa yêu thương mời gọi vào Nước Chúa, đó là một ân huệ nhưng không mà Chúa dành cho mọi người chứ không phải do công đức của ta. Những người thợ làm từ sáng sớm kêu trách vì thấy những người vào sau, làm ít giờ hơn nhưng cũng được lãnh phần như mình. Họ ghen tỵ vì lòng nhân từ của Chúa.

       Sự ghen ghét khiến chúng ta không muốn người khác bằng mình và đương nhiên không bao giờ chấp nhận người khác hơn mình. Đôi khi còn đạp đổ để ai đó không có cơ hội phát triển thêm.

       Sự ghen ghét còn ẩn chứa trong cả lời cầu nguyện khi không muốn người khác gặp may lành, và điều tệ hại là còn muốn anh em gặp sự dữ, thất bại.

       Chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại. Hôm nay, Chúa trách những người làm công vườn nho: “chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay là các ông vì thấy tôi tốt bụng mà đâm ra ghen ghét?

         Chúa trách là đúng. Vì ai Chúa cũng ban cho có phần, nhưng lại không muốn người khác được phần bằng mình. Khi tính ích kỷ ghen ghét đã lấn át. Cái tôi ngự trị, người ta chỉ còn nghĩ đến mình, thu vén mọi lợi ích cho mình mà quên đi nhu cầu của tha nhân. Ai cũng cần cuộc sống được khá hơn, được thoải mái hơn, nhưng chúng ta lại không chúc phúc cho họ mà còn dèm pha và đạp đổ họ.

* Sứ điệp Tin Mừng muốn gởi đến chúng ta là:

        Tình yêu của Chúa vượt qua mọi tính toán thiệt hơn theo kiểu con người. Ngài không ban phát theo lẽ công bằng thường tình mà do lòng thương xót bao la của Chúa. Ngài ban phát cho người thợ giờ thứ nhất cũng bằng người thợ thứ mười một, miễn là họ đã hoàn thành công việc được giao, với tất cả trách nhiệm và thiện chí của mình.

         Tình thương Chúa vẫn dành cho mọi người, nhưng điều quan yếu là họ đã đáp lại lời Chúa. Họ đã sống lời Chúa. Dù chỉ là thời gian ngắn thì họ vẫn được Chúa ban phúc thiên đàng cho họ như bao người tín hữu khác. Họ sống trong mình chiếc áo của ân sủng, sống tinh thần hiệp nhất trong Chúa thì không bị loại ra khỏi bàn tiệc.

Hãy đặt mình vào chỗ người ghen tị với bạn bè, bà con để xét xem việc mình ganh tị xứng đáng hay mình đang chê trách lòng nhân từ của ông chủ.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...