Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

SỐNG, CỨU NGƯỜI – CHẾT, NGƯỜI CỨU TA (Cha Viện trưởng Đaminh Savio CSNQ)

Ngày 02 tháng 11 năm 2019

Thánh lễ 3

SỐNG, CỨU NGƯỜI – CHẾT, NGƯỜI CỨU TA

 

Cha Viện trưởng Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào

            Đức Giêsu đã mặc khải về sự sống lại: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta dù có chết cũng sẽ sống và ai đang sống mà tin ta sẽ không chết bao giờ“. Chính Ngài là Người đã sống lại từ trong cõi chết. Giáo Hội mỗi ngày, qua phụng vụ Thánh Thể, đã cử hành long trọng mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô. Từ nền tảng đức tin này, Giáo Hội qua phụng vụ, các việc đạo đức, đã thực hành tín điều: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” và Giáo Hội cũng sống mầu nhiệm các thánh cùng thông công khi thiết lập mối liên hệ gần gũi giữa người sống và người chết. Chúng ta, sống, hãy hy sinh cứu giúp các linh hồn; Chết rồi, người và các linh hồn sẽ cứu giúp ta

       1. Sống mối liên hệ người sống kẻ chết

       Người Việt Nam, trong đời sống hàng ngày, chịu ảnh hưởng tín ngưỡng thờ Trời – tin có Trời; tin ‘xác con người là thể phách, xác thịt nên phải chết, còn hồn là tinh anh nên tồn tại; Rồi cũng tin ‘sinh ký, tử quy’– cuộc sống trần gian này chỉ là gửi, tạm, chỉ khi chết mới về quê thật. Chính bởi tin và xác tín như vậy nên giữa người sống và người chết đã có liên tương quan rất gần và đặc biệt.

       Mối liên hệ giữa người sống và người chết đã đi vào nếp sống, tạo nên phong tục và mạnh hơn nữa đã trở thành tín ngưỡng, thành như là ‘đạo‘: đạo thờ ông bà, hay còn gọi là đạo thờ kính tổ tiên. Được hiểu như là ‘đạo‘ nên hầu như trong các gia đình người Việt Nam đều có bàn thờ tổ tiên. Nếu không có bàn thờ tổ tiên thì ít nhất trong nhà cũng treo di ảnh ông bà tổ tiên, những người đã khuất để hương khói mỗi ngày. Vì tin người chết còn liện hệ, cần sự trợ giúp của người sống nên người Việt rất coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất, rồi các ngày khác của tháng như ngày mồng một (ngày sóc), ngày rằm (ngày vọng), và các dịp hiếu, hỷ, các lễ Tết cổ truyền như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu..

       Ảnh hưởng bởi Phật Giáo, người Việt Nam còn du nhập một ngày lễ gọi là lễ Vu Lan, cũng gọi là Lễ Báo Hiếu, vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ này nhắc nhở con cái, những người còn đang sống nhớ đến các bậc tổ tiên đã khuất, phải cúng dường, làm phướcphóng sinhbố thí để hồi hướng công đức mong sự giải thoát cho tổ tiên ông bà, cha mẹ và những người thân.

        Ngày lễ Vu Lan rằm tháng 07 cũng trùng hợp với lễ Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày này là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Những vong hồn không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế, nhờ có người sống trong ngày này cúng bái, làm việc thiện đức mà họ được xá tội, được thoát khỏi địa ngục về cảnh giới an lành.

        Quả thực, những phong tục, tín ngưỡng của dân Việt thật tốt đẹp, thuận lợi giúp chúng ta sống tín điều các thánh cùng thông công. Chúng ta vừa mang tâm tính, phong tục, tín ngưỡng người Việt lại là tín hữu Kitô, chúng ta càng phải tin, xác tín, làm cho sống động sự hiệp thông giữa sống và người đã qua đời và phải làm nhiều hơn nữa các việc báo phúc để cứu giúp các linh hồn.

        2. Sống, cứu người – chết, người cứu ta

        Những người thân là ông bà, cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc, ân nhân của chúng ta đã qua đời trong ân nghĩa Chúa, nhưng vì chưa được thanh luyện hoàn toàn nên còn ở nơi gọi là luyện ngục. Luyện ngục là nơi mà ở đó mùa phúc đã hết, mùa lập công không còn nữa và chỉ còn thời gian đền tội và chờ sự cứu giúp của người còn sống.

   Anh chị em lương dân theo đạo ông bà, rồi các tín đồ Phật Giáo, đã dành cả tháng 07, ngày lễ Vu Lan, các ngày giỗ 30, 50, 100, giỗ một năm, hai năm, ba năm, rồi các ngày báo hiếu báo kỷ, các ngày lễ Tết, Ngày Sóc, Ngày Rằm cúng bái, tưởng nhớ tổ tiên, để hồi công đức cho cha mẹ, tổ tiên với ước mong các ngài được siêu thoát. Chúng ta theo niềm tin và bổn phận Kitô, đừng để mình thua kém các anh chị em này khi làm nhiều hơn nữa các việc lành báo phúc dành những người đã qua đời.

       Giáo Hội đã thiết lập Lễ Cầu Hồn ngày 02 tháng 11, dành 8 ngày đặc biệt từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11 với việc lãnh ơn toàn xá, rồi dành ra cả tháng 11 để hướng về các tín hữu đã qua đời. Hàng ngày trong kinh nguyện, Thánh Lễ đều có phần hướng tới người qua đời. Rồi chịu ảnh hưởng bởi văn hóa tín ngưỡng Việt nam, vào những ngày lễ tết, dịp quan trọng của gia đình như cưới hỏi, giỗ chạp đều hướng tới người qua đời và làm các việc thiện để báo phúc đền tội thay cho người đã qua đời.

        Vâng, có rất nhiều cơ hội, thời gian, việc làm lành thánh hướng về người đã khuất. Chúng ta trong những ngày tháng đặc biệt này, hãy biểu lộ lòng hiếu thảo, nghĩa cử bác ái cao đẹp với các bậc tổ tiên, những người đã khuất và nhất là những người đã qua đời mà chẳng được ai biết đến.  

Giáo Hội đã chỉ ra các việc lành thánh nhất để cứu giúp các linh hồn: “Dâng kinh lễ, nhất là dâng Thánh lễ để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Chúa… Làm các việc bố thí, hưởng ân xá và thi hành việc đền tạ để cứu giúp những người qua đời…“(x. GLGHCG 1032).

        Khi thực thi việc lành cứu các linh hồn, không chỉ mang lại ơn phúc là sự giải thoát cho các ngài, nhưng chính chúng ta cũng được phần thưởng Thiên Đàng như Chúa đã hứa: “bất cứ ai làm cho một người nhỏ bé nhất của Ta đây, dù chỉ cho một chén nước lã thì cũng không mất phần thưởng đâu“.

       Làm việc bác ái cứu giúp linh hồn những người đã qua đời cũng giúp ta tỉnh thức về số phận chung cuộc đời mình. Làm người ai không phải chết. “Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số”. Vì biết mình phải chết nên cần phải chuẩn bị cái chết mỗi ngày. Ai luôn chuẩn bị cho cái chết của mình mỗi ngày, người đó là người khôn ngoan.

         Khi thực thi việc cứu giúp linh hồn còn giúp ta biết chọn lựa khôn ngoan và cân nhắc trước các thực tại cuộc sống. Ông nhà giầu trong Phúc Âm đã bị Chúa khiển trách là dại khờ, ngốc! Vì ông tưởng mình là bất tử và của cải là cứu cánh cuộc đời của ông. Bởii thế, cả đời này, ông chỉ lo tích lũy danh vọng, địa vị, của cải vật chất. Đến khi bị đòi linh hồn, tức là cái chết đến thì ông lại ‘trắng tay lại về tay trắng, kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần và ba tấc đất mới thật là nhà’. Chúng ta phải khôn ngoan đang khi tìm kiếm các giá trị trần thế này luôn biết tích lũy sắm sửa cho mình những kho tàng và phần phúc Nước Trời. Chúng ta đã nghe chuyện về ba người bạn đồng hành của đời người: Người bạn tiền bạc, danh vọng, địa vị; người bạn là những người thân yêu bạn bè; người bạn thứ ba là các việc lành phúc đức giúp người cứu đời. Khi ta chết, người bạn đầu tiên chào biệt chúng ta là tiền bạc danh vọng, địa vị. Người bạn thứ hai là những người thân yêu, sẽ tiễn chúng ta thêm được một quãng đường tới huyệt mồ rồi bỏ lại chúng ta. Chỉ còn người bạn thứ ba là các việc lành thánh, sẽ đi cùng chúng ta tới tòa phán xét của Chúa và sẽ biện hộ cho chúng ta. Người Anh có câu ngạn ngữ: “Cái gì tôi đã tiêu xài, bây giờ không còn nữa; Cái gì tôi đã mua sắm, bây giờ tôi phải để lại cho người khác; Chỉ cái gì tôi đã cho đi là còn thuộc về tôi”.

        Đúng là chỉ còn người bạn thứ ba là các việc lành cứu đời giúp người; chỉ có những gì tôi đã cho là lòng bác ái, lời cầu nguyện, dâng lễ và các việc lành hướng về tha nhân, về các tín hữu đã qua đời, sẽ nên của cải, kho tàng còn lại của đời tôi, mang tôi vào tới Nước Trời và tạo phúc trường sinh cuộc đời tôi.

          Vậy, chúng ta hãy thực thi thật nhiều các việc lành cứu giúp các linh hồn nới luyện ngục. Đó là việc hệ trọng bác ái cứu rỗi linh hồn thuộc bổn phận thiêng liêng của chúng ta. Đó là công quả tạo nghiệp phúc lớn khi chúng ta đã qua khỏi đời này. Và đó cũng là chìa khóa mở của Thiên Đàng, mở ra ‘Trời Mới Đất Mới’ để chúng ta bước và được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng.

         Lạy Chúa, nhờ công nghiệp Con Chúa chịu chết và sống lại, nhờ các Thánh lễ dâng, lời cầu nguyện và các việc lành của toàn dân Kito thực hiện, xin ban ơn giải thoát cho các linh hồn nơi luyện ngục và cho họ được lên Thiên Đàng. Amen.                                                                              

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...