Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

LỄ CÁC THÁNH: DÒNG DÕI ĐẠI BÀNG (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

LỄ CÁC THÁNH

DÒNG DÕI ĐẠI BÀNG

(Mt 5, 1-12a)

 

          Có một người nọ nhặt được quả trứng đại bàng, đem bỏ vào ổ gà đang ấp trong chuồng. Chú đại bàng con nở ra và lớn lên cùng lứa với đàn gà con.

          Cứ thế suốt đời đại bàng con chỉ làm những việc mà lũ gà con vẫn làm, và cứ tưởng mình là gà con. Nó cũng bới đất tìm sâu bọ, cũng kêu cục tác như các ả gà mái và cũng quen đập cánh bay lên cao chừng nửa thước. Thời gian thấm thoát trôi, đại bàng ta rồi cũng về già. Bữa kia nó trông thấy một con chim tuyệt đẹp bay lượn trên đầu nó, trong bầu trời lồng lộng thênh thang. Với dáng vẻ uy nghi dũng mãnh, cánh chim ấy nhẹ nhàng băng giữa cuồng phong, chỉ lâu lâu mới khẽ vỗ nhịp đôi cánh vàng mạnh mẽ của mình.

          Đại bàng ta nhìn lên kinh hãi. Nó hỏi: “Cái gì vậy?”. Một bạn gà của nó trả lời: “Đó là đại bàng, vua của các loài chim. Đại bàng thuộc về trời cao, còn bọn mình thuộc về đất thấp. Bọn mình chỉ là loài gà”.

          Cứ vậy, đại bàng ta sống và chết như một chú gà vì nó vẫn đinh ninh mình chỉ là gà.

          Thật tội nghiệp cho chú đại bàng. Thân là đại bàng mà không biết. Cứ tưởng mình là gà. Để rồi sống và chết như một loài gà.

          Chú đại bàng tội nghiệp ấy chính là chúng ta. Nhìn các thánh uy nghi sáng láng trong hào quang, có lẽ ta cũng chán nản tự hỏi: Các thánh là những bậc tài đức phi thường, nhân cách trổi vượt ở trần gian, nên nay mới phiêu diêu bay bổng trên tầng trời hạnh phúc. Còn tôi, phàm nhân yếu hèn, tội lỗi nặng nề, làm sao có thể nên thánh, bay thênh thang trong bầu trời hạnh phúc được?

          Nghĩ như vậy là lầm. Thực ra các thánh đâu phải ai xa lạ. Đó chính là những người gần gũi thân thuộc với ta.

          Gần gũi vì các Ngài đã từng biết đến những yếu hèn của thân phận con người: như Phêrô hăng hái đấy, nhưng rồi lại chối Chúa ngay đấy; như Augustinô đã nửa đời tuổi theo dục vọng, đi vào lầm lạc; như Mađalêna nửa đời hương phấn; như Phaolô Bột của Việt nam đã sợ sệt chối đạo; như người trộm lành đã cả đời sống bằng nghề đạo chích.

          Gần gũi thân thuộc vì các Ngài đã biết đến những vất vả nhọc nhằn trong việc bổn phận hằng ngày: như Mônica 17 năm cầu nguyện trong nước mắt cho chồng và cho con; như Oscar Roméro xả thân chết dưới lằn đạn vì bênh vực công lý; như Tarcisio chết đang lúc đưa Mình Thánh Chúa cho anh em.

          Gần gũi thân thuộc vì các Ngài đã chia sẻ cảnh nghèo, cảnh khổ với chúng ta: như Maximiliano Kolbe đã sống trong tù và chết trong tù, hy sinh mạng sống để cứu bạn tù; như Phanxicô khó nghèo đã sống như một người rất nghèo; như mẹ Têrêxa Calcutta đã trở thành người bạn rất thân mến của những người nghèo.

          Gần gũi thân mật vì các thánh không phải chỉ là những người Pháp, Mỹ, Ý, có rất nhiều vị thánh là người Việt nam: thánh Phụng, một ông biện quê ở Cù Lao Giêng; thánh Quý, cha sở họ đạo Năng Gù; thánh Minh, thánh Gẫm đã đi lại khắp vùng Mỹ Tho, Vĩnh Long, Lái Thiêu.

          Qủa thật các Ngài là cha ông, bà con thân thuộc với chúng ta. Như thế chúng ta là dòng dõi các thánh. Hơn thế nữa, chúng ta mang trong mình mầm mống thần linh. Khi Thiên Chúa tạo dựng nên Ađam, Ngài thổi hơi thần linh vào thân xác bụi đất. Bằng hơi thở, Ngài gieo mần thần linh vào thân phận cát bụi để nâng con người vượt lên trên mọi loài thụ tạo. Khi Thiên Chúa nói: “Ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh Ta”, Ngài truyền cho con người mẫu “gien” thánh thiện của Ngài. Với “gien” của Thiên Chúa, con người không thuộc về đất thấp mà thuộc về trời cao. Chính vì thế mà Đức Giêsu đã truyền cho ta “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. Các con đã mang “gien” thánh thiện của Cha, hãy phát triển sự thánh thiện đó, không phải ngang tầm các thánh, mà ngang tầm Chúa Cha. Thật là một chiều cao choáng váng cho con người. Ta là loài đại bàng phải bay lên thênh thang trong bầu trời thánh thiện cao lồng lộng. Đừng cam chịu làm gà suốt đời chỉ biết cục tác, bới đất ăn sâu.

          Nhưng làm sao bay lên được. Ta đã quen với kiếp làm gà mất rồi? Trước hết hãy loại bỏ những tảng đá đè nặng đôi cánh. Những tảng đá đó là tiền bạc, của cải. Hãy chặt đứt những sợi dây ràng buộc đôi chân. Sợi dây đó là chức quyền, địa vị, thói ăn thua bao giờ cũng muốn ăn người. Hãy tập bay lên trong niềm khao khát vươn lên cao hơn, cao hơn nữa. Tình yêu sẽ là sức đẩy giúp tâm hồn bay lên. Tình yêu thương xót, tình yêu hoà giải.

          Tất cả chương trình tập luyện ấy đã được tóm tắt trong Tám mối phúc thật. Sống theo Tám mối phúc thật chính là sống theo gương Chúa Giêsu: Chúa Giêsu không chỉ dạy Tám mối phúc, nhưng Ngài chính là người đầu tiên sống Tám mối phúc khi Ngài tự nguyện sống nghèo hèn không dính bén của cải; hiền lành không trả đũa, không oán thù những người làm hại mình; tâm hồn tràn đầy tình thương xót đối với những ai bị xua đuổi, loại trừ. Sống theo Tám mối phúc thật, tâm hồn ta sẽ hoàn toàn tự do bay lên thênh thang trong khung trời thánh đức, bay lên tới sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, bay lên hợp đoàn cùng các thiên thần và các thánh trong hạnh phúc muôn đời.

          Xin các thánh nam nữ ở trên trời giúp chúng con biết noi gương các ngài, sống theo Tám mối phúc thật. Xin các ngài nâng đỡ, để chúng con sống trọn vẹn ơn gọi nên thánh mà Thiên Chúa đã đặt vào nơi chúng con: Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...