Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN, NĂM C, TƯƠNG QUAN

TƯƠNG QUAN

Lc 18,9-14

Quốc Vũ

Bài Tin mừng hôm nay là một dụ ngôn mà tác giả Luca thêm vào ngay sau dụ ngôn Quan tòa bất chính mà chúng ta đã nghe vào Chúa Nhật tuần trước (Lc 18,1-8), cũng liên hệ đến đề tài cầu nguyện, đó là dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế (Lc 18,9-14). Sở dĩ hai bản văn này được đặt liền nhau, không phải vì chúng được nói ra trong cùng một hoàn cảnh, mà vì chúng giống nhau về đề tài “cầu nguyện”, đó là một trong những đề tài quan trọng của Tin mừng Luca.

Tuy nhiên, dù cả hai dụ ngôn đều đề cập đến việc cầu nguyện, nhưng chúng lại nhắm đến chủ đích khác nhau. Trong khi với dụ ngôn Quan tòa bất chính, tác giả nhằm khuyến dụ độc giả về sự kiên trì trong cầu nguyện; thì với dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế, tác giả lại muốn độc giả xem xét, kiểm điểm lại cung cách của mình trong khi cầu nguyện; hay nói cách khác là phải diễn tả đầy đủ cả hai mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Đó là hai chiều kích làm nên căn tính của một người Kitô hữu: mến Chúa và yêu tha nhân.

Vậy ta thử phân tích cung cách cầu nguyện của hai nhân vật trong dụ ngôn xem thế nào.

1. Người Biệt phái

Anh ung dung tự tại, đứng thẳng, thầm nguyện rằng: «Lạy Thiên Chúa, con cảm tạ Chúa, vì con không giống các người khác, không tham lam, không bất công, không ngoại tình hay như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, dâng một phần mười thu nhập của con» (cc. 12-13). Qua đây ta thầm hỏi: người Biệt phái này đang cầu nguyện hay là đang báo cáo thành tích? Mặc dù ông cũng ý thức được hai chiều kích sống của một người Kitô hữu, nhưng tâm ý thì lại hoàn toàn sai lạc.

– Đối với Thiên Chúa: thoạt nghe, ta nghĩ ông này vẫn là một Kitô hữu tốt, vẫn ý thức có Thiên Chúa, vẫn biết dâng lời tạ ơn Ngài về mọi thứ; nhưng đọc kỹ ta sẽ thấy rõ lời cầu nguyện của ông là một sự khoe khoang, đầy nét tự hào, tự mãn. Đó không phải là một lời nguyện tạ ơn, nhưng đúng ra là một sự kể lể, liệt kê công đức như một lý do để tự hào. Ông nói sự thật những gì ông đã làm được, nhưng không phải để tạ ơn Thiên Chúa bởi vì Ngài đã gìn giữ ông khỏi điều dữ và ban ơn cho ông khả năng làm điều thiện. Trái lại, ông xác tín đó là do sức lực riêng, nên đòi bắt Thiên Chúa phải đền bù, trả công cân xứng.

– Đối với tha nhân: ông xét nét, dèm pha, chê bai người khác. Với câu «tôi không như tên thu thuế kia», ông muốn ám chỉ rằng người thu thuế đó là người đáng bị lên án bởi những tội lỗi như tham lam, bất công và ngoại tình. Đó là một sự kết án hoàn toàn hợp lý với quan niệm người Do Thái lúc bấy giờ, nhưng với Thiên Chúa thì «anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy» (Mt 7,1-2).

– Bài học: thật đáng khen khi ta biết tránh những điều dữ và làm những điều thiện; cũng thật đáng khen khi ta biết cám ơn Thiên Chúa về những ân huệ Ngài ban. Bởi lẽ, chúng ta sẽ không bao giờ cám ơn Thiên Chúa cho đủ. Do đó, cần coi chừng khuynh hướng Pharisêu khi cho rằng những điều mình đã làm được như là những công trạng riêng, chứ không phải là những ân ban của Thiên Chúa; hoặc không được phép coi những việc đó như một điểm tựa cho phép mình được đánh giá mình cao hơn người khác. Trong cuộc sống, có những khi ta được đứng ở điểm khởi hành tốt, nhưng chưa chắc đã đạt đến đích điểm tốt, nếu không biết lượng sức mình. Vì, «phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên» (c. 14).

2. Người thu thuế

Tin mừng hôm nay đề cao lời cầu nguyện khiêm nhường của người thu thuế, không nhìn sang người khác, không so sánh mình với kẻ khác, nhưng nhìn vào chính mình và so sánh mình với mẫu gương của Chúa. Qua đó, anh đã khám phá ra những khuyết điểm bản thân rồi khiêm tốn chấp nhận: «Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Thiên Chúa! Xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi» (c. 13).

– Đối với Thiên Chúa: Người thu thuế cầu nguyện trong tinh thần của Tv 51: «Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con» (c. 3) “là kẻ tội lỗi”. Anh không nói ra lời tạ ơn, mà xin được thương xót và thứ tha. Anh không dám biện minh về những việc mình đã làm. Anh nhìn nhận rất đúng tình trạng của chính mình, nên vì thế mà anh đứng từ xakhông dám ngước mắt nhìn lên trời. Tuy vậy, anh lại thấy rất rõ hình ảnh một Thiên Chúa cao cả, quyền năng và đầy lòng nhân hậu. Để rồi anh cung kính nguyện thầm và xin ơn tha thứ.

– Đối với tha nhân: ở đây không thấy Luca nói gì, người thu thuế không dám nghĩ gì đến người khác, không dám so sánh mình với ai… Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ, những người thu thuế bị xem là những người tội lỗi công khai, là những người ô uế vì thường xuyên tiếp xúc với người ngoại giáo, nên không được ơn công chính.

– Bài học: trong đời sống thường ngày, bác ái là phải biết làm, phải biết nói những lời yêu thương, nâng đỡ mọi người. Đó là khía cạnh tích cực cần phát huy trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu ta không có khả năng làm và nói những lời tốt đẹp cho người khác, thì ít ra cũng không nên thốt ra những lời độc địa, xét nét, chê bai, hay lên án làm hại đến người khác… Biết đúng về mình và biết đúng về người mới là khởi điểm cho sự thành công, nhưng tiếc thay là ta thường ít khi biết đúng, nên hay mắc phải sai lầm là hay nói hành, nói xấu anh chị em mình.

3. Thực tế

Bài dụ ngôn phác họa lên một cảnh tưởng tượng, nhưng đối với các thính giả của Đức Giêsu, cảnh này cũng rất thực trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là một dụ ngôn sống động và mang tính khái quát, rất gọn về câu chữ nhưng lại rất rộng về hàm ý nội dung. Qua đó, ta thấy tác giả Luca thật tài tình khi chỉ phác họa có hai nhân vật với vài nét chấm phá có vẻ sơ sài, nhưng cũng đủ khái quát cho mọi tầng lớp dân chúng; cũng đủ cho mỗi độc giả phải tự kiểm điểm mình để có thể nhận biết mình đang đứng chỗ nào, và mình đang thuộc mẫu người nào.

Chỉ là một câu chuyện đơn sơ về việc cầu nguyện, nhưng lại họa lại rõ nét những sinh hoạt tôn giáo, đời sống đạo, và về các mối tương quan trong đời sống của người xưa, và còn nguyên giá trị cho người ngày nay, cho mỗi người Kitô hữu như bạn và như tôi đang sống ơn gọi của mình trong bất cứ bậc sống nào: đời sống hôn nhân gia đình hay đời tu thánh hiến.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...