Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

YÊU THƯƠNG CON ĐƯỜNG CỦA KHIÊM HẠ

Bài suy niệm Tin mừng ngày Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

 

YÊU THƯƠNG CON ĐƯỜNG CỦA KHIÊM HẠ

Thi Sỹ. TP

          Hôm nay, ngày Giáng sinh đã qua và Mùa Giáng Sinh cũng chấm dứt nhưng hình ảnh trẻ thơ Giêsu vẫn còn day dứt và để lại cho chúng ta nhiều hình ảnh. Đó là hình ảnh về một trẻ Giêsu vừa đầy tình thương nhưng cũng rất đáng thương. Đầy tình thương vì Ngài là Thiên Chúa uy quyền nhưng lại trở nên người phàm để đưa con người về với Thiên Chúa. Rất đáng thương vì Ngài sinh ra trong nơi nương náu của súc vật vào đêm sương giá lạnh. Và chúng ta cũng có thể nói rằng Ngài là trẻ “mồ côi Cha”. Cái đáng thương này đã chấm dứt vào ngày Ngài chịu Phép Rửa từ Gioan tại sông Giodan. Vì sau khi chịu Phép rửa, Chúa Cha đã đứng ra nhận Ngài khi phán từ trời: “Đây là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Lc 3,22). Vậy tại sao phải chờ đến ngày này, Cha mới nhận Con? Từ đó chúng ta rút ra được điều gì?

           Ngày Chúa Giêsu chịu Phép rửa là một thời khắc chín muồi và là một bước ngoặt trong lịch sử cứu độ nên đây là lúc Chúa Cha đứng ra nhìn nhận Con Mình và Chúa Thánh Thần lấy hình bồ câu đậu xuống trên Người.

           Tại sao nói Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa là thời khắc chín muồi? Thưa vì đây là lúc Chúa Giêsu Nadaret đã đạt đến độ trưởng thành. Trưởng thành trong nhân tính lẫn thiên tính. Ngài không còn là một anh chàng con bác thợ mộc Nadarét nhưng là một Đức Giêsu mà muôn dân mong đợi, Đấng Mesia. Đức Giêsu đã giúp Gioan xua tan lầm tưởng của dân Do thái về Ông: “Biết đâu ông Gioan chẳng là Đấng Mesia?” (Lc 3,15). Chính Chúa Cha và Chúa Thánh Thần ngự đến để làm chứng về Người. Bên cạnh đó, Đức Giêsu đã là một con người trưởng thành không những về thể lý nhưng còn về ý thức nhân tính nơi Người khi Người đã hạ mình, nhập vào đám tội nhân để xin ông Gioan làm Phép rửa. Quả vậy, chỉ trong một Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa, vừa là con người mới có thể đem ơn cứu độ và làm đẹp lòng Chúa Cha.

          Tại sao nói việc Chúa Giesu chịu Phép rửa là một bước ngoặt trong lịch sử cứu độ? Thưa vì sự kiện này là khởi điểm cho hành trình loan báo Tin Mừng. Đức Giêsu đã xuống sông Gio đan xin ông Gioan làm phép rửa hay nói đúng hơn là để nhìn nhận tội của nhân loại. Ngài đã bước xuống với đôi chân không sợ lấm bùn. Ngài không sợ bị lây nhiễm ô nhơ tội trần. Ngài không ngại dòng nước đã vẩn đục vì bao thói hư của con người. Nên sau này, Đức Giêsu đã đồng bàn với phường thu thuế và quân tội lỗi (Lc 5,29-32); cho gái điếm chạm tới mình và dám lại gần những ai bị người đời gạt ra bên lề xã hội (Lc7,36-49)… để cứu chữa họ. Ngài đúng là vị mục tử “có mùi của chiên” như Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nói trong bài giảng Thánh Lễ Làm Phép Dầu vào lúc 9giờ30, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, 28.3.2013, tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Vì vậy, chúng ta cần phải biết học nơi Người trong sứ mệnh truyền giáo của mình.

          Sứ mệnh truyền giáo là một sứ mệnh đã xưa lắm nhưng nó vẫn còn tính hiện sinh mạnh mẽ trong xã hội hôm nay. Vì thế, con người truyền giáo phải là con người trưởng thành và dám dấn thân. Trưởng thành về nhân bản và tâm linh là hai đòi hỏi tiên quyết cho chúng ta. Chúng ta phải trở thành con người trước rồi mới là con người Kitô hữu. Chính vì thế, trong định hướng đào tạo trong các chủng viện, dòng tu ngày nay rất quan tâm và chú trọng tới nhân bản. Điều này sẽ tránh được những lạm dụng không đáng có và tâm thức giáo sĩ trị. Bên cạnh đó, một sự dấn thân đi ra khỏi vỏ bọc an toàn của mình và đến với những vùng ngoại biên của cuộc sống với đôi chân không sợ lấm bùn như Đức Giáo Hoàng Phanxico mời gọi:“ Người truyền giáo phải lớn lên trong sự hiểu biết Tin Mừng và trong sự phân định những đường đi nước bước của Chúa Thánh Thần, và như thế người ấy luôn luôn làm những điều tốt lành mình có thể, thậm chí nếu trong tiến trình này đôi chân phải lấm bùn” (Thông Điệp Niềm Vui Tin Mừng số 45).

              Tóm lại, sự kiện Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa xem ra là tình cờ nhưng đó là một biến cố quan trọng trong lịch sử cứu độ. Nơi bờ sông Giođan là một chốn gặp gỡ hay là một điểm hẹn của Thiên Chúa với loài người qua trung gian là Đức Giêsu Kitô. Đấng mang trong mình sự hài hòa và thấm nhập giữa bản tính Thiên Chúa và con người. Đấng đã trở nên yếu với người yếu, nghèo với người nghèo, hầu cảm thông với họ. Ngài thực sự là ngọn hải đăng muôn đời cho những ai mất định hướng và niềm vui truyền giáo. Hơn nữa, việc Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa làm sống lại và tươi mới cam kết chúng ta đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Thánh Tẩy. Từ đó, nó thúc đẩy chúng ta sống thật, bác ái và đẹp lòng Chúa hơn mỗi ngày.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...