Thứ sáu, 3 Tháng Một, 2025

ĐỘNG LỰC CHI PHỐI HÀNH ĐỘNG TỘI LỖI (Bài suy niệm Thứ 7 tuần XVII TN) – Mai Thi

 

ĐỘNG LỰC CHI PHỐI HÀNH ĐỘNG TỘI LỖI

(Bài suy niệm Thứ 7 tuần XVII TN)

 

Vua Hêrôđê Antipas trong trình thuật Tin mừng hôm nay (Mt 14, 1-12) là “kiểu mẫu” tiêu biểu và trung thực về một kẻ vừa thiếu trách nhiệm, vừa độc tài lại vừa suy đồi đạo đức. Ông không chỉ là khuôn mặt điển hình thuộc thế hệ xa xưa nhưng ở mọi thời đại, ngay cả thời đại chúng ta hôm nay và cụ thể hơn ông là hình bóng của riêng từng người chúng ta. Chỉ vì ghen ghét, vì một chút sĩ diện, vì ham mê nhục dục bất chính, Vua Hêrôđê trở thành kẻ hèn nhát, khiến ông đã ra tay giết hại thánh Gioan Tẩy Giả. Giữa ông với Gioan Tẩy Giả, mặc dù vẫn còn cảm tình chút ít nhưng do sự xúi giục của mẹ con “người tình” – bà Hêrôđia và con gái, dường như Gioan Tẩy Giả lại trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải diệt trừ càng sớm càng tốt. Khi nghe dân chúng đồn đoán Gioan đã sống lại nơi Đức Giêsu thì ông đã rất phân vân lo lắng vì những hành động sai trái của mình: đã giết chết người hùng, mặc dù ông là một kẻ liêm chính, chỉ vì dám thẳng thắn tố cáo tội lỗi của người đứng đầu một đất nước.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Gioan Tẩy Giả không đơn thuần là do lòng độc dữ của Hêrôđê cho bằng chính do sự ghen ghét, nhát đảm, nhu nhược và ham sắc dục của nhà vua. Đây cũng là động lực khiến ông trở thành kẻ tội lỗi. Hêrôđê được biết đến như kẻ bốc đồng nhưng lại sợ vợ, sợ tiếng chê cười của khách dự tiệc để rồi nhắm mắt hạ lệnh chém đầu Gioan, đáp ứng lời hứa cách ngu xuẩn với đứa con gái của vợ. Chính sự nhu nhược nhát đảm, chính vì ham mê nhục dục, vì sự can dự từ quyền lực phía sau đã đưa ông ta đến chỗ phạm tội ác tày đình. Đứng đối diện với một người công chính như Gioan, Hêrôđê đã không đủ can đảm vượt thắng sự hèn nhát của mình.

Sở dĩ ông vừa hèn nhát mà lại có thái độ ngông cuồng vì đó là đặc tính của kẻ độc tài: thường hành động thiếu kiểm soát ngay cả các việc làm bất chính, bạo lực… khi ra lệnh giết người vô tội. Là người giữ địa vị tối cao của quốc gia, Hêrôđê tự cho mình được quyền đó: ông muốn xóa đi “cái gai” cản trở cuộc sống riêng tư của ông. Thêm vào đó, vì sự thúc đẩy của vợ nên lòng căm ghét của ông với thánh Gioan càng trở nên nặng nề hơn. Khi ra tay triệt hạ Gioan, ông không phải là người thắng cuộc nhưng trở thành kẻ hèn nhát. Việc Hêrôđê nghĩ mình có quyền sinh sát trong tay ấy lại bộc lộ con người nặc mùi ghen tức và hèn nhát của mình.

Sự hèn nhát của vua Hêrôđê Antipas còn tăng thêm theo cấp số nhân vì đam mê sắc dục: tuy ông muốn nghe sự thật, nhưng vì bản năng lấn át nên không muốn bênh vực sự thật. Trình thuật Tin mừng mô tả sự giằng co ấy khi viết: “Vua Hêrôđê biết ông Gioan là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe”.

Bên cạnh đó vì sợ mất uy tín ông chấp nhận trở thành kẻ hèn nhát, không dám sống theo sự thật: “Nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con”. Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được”. Vì sĩ diện trước quan khách trong buổi tiệc và cố gắng giữ lời hứa trong lúc say xỉn: khi nghe cô con gái muốn xin đầu Gioan đặt trên đĩa, “nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ” (x. Đừng sống như Hêrôđê, http://conggiao.info/dung-song-nhu-herode-d-37877).

Con người tự bản chất là thiện nhưng khi đã nhuốm màu tội lỗi nguyên tổ, nhất là khi hoàn cảnh đưa đẩy dễ dàng trở thành kẻ khác. Một Hêrôđê trong trình thuật Tin mừng hôm nay đã rơi vào con đường tội lỗi là ví dụ điển hình như thế. Động lực chủ quan và khách quan thúc đẩy ông đi vào những sai phạm nặng nề, chúng đóng một vai trò rất lớn và gây nên hậu quả khó lường. Sống trong tội lỗi, tâm hồn của Hêrôđê đã trở nên mù quáng, tối tăm. Vì ở trong bóng tối, Hêrôđê không còn biết phân biệt đâu là phải, đâu là trái. Mặc dù Gioan đã nói cho Hêrôđê biết điều ấy là sai nhưng Hêrôđê vừa bị “ma men” chi phối vừa là con người hết sức mù quáng do bản năng điều khiển nên ông không còn biết nhận ra đâu là sự thật. Gioan thà chết chứ không im lặng trước tội lỗi và bất công, sứ mệnh của Gioan là mời gọi người ta cải hối cuộc đời và ngài mong muốn cho hết thảy mọi người được ơn giao hòa cùng Thiên Chúa. Tuy nhiên Hêrôđê và Hêrôđia không muốn nghe và giữ giới luật của Thiên Chúa. Họ chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Và cuối cùng Gioan Tẩy Giả đã phải trả giá cho lòng tốt của ngài: cái chết của Thánh nhân là kết quả tất yếu của một con người dám sống cho sự thật.

Tóm lại, với tư cách của vị ngôn sứ, Gioan đã làm trọn nhiệm vụ của mình. Thành quả công việc ông thực hiện đã thức tỉnh Hêrôđô nhưng chỉ được trong chốc lát. Trong con người của Hêrôđê vẫn còn lại một chút lương tâm “còm” nhưng chỉ kịp lóe lên lòng khao khát sống chân thật và tính thiện trong phút chốc, nó chỉ lộ diện một cách yếu ớt rồi vụt tắt. Tiếng lương tâm còn lại trong con người Hêrôđê không đủ mạnh để ông có thể can đảm đứng lên: ông không dám thay đổi, không dám từ bỏ những gì mình đang có ngay cả những thứ không phải của mình nhưng cố chiếm hữu cho bằng được.

Cũng như vua Hêrôđê, thành thực mà thú nhận, đã không ít lần chúng ta cũng suy nghĩ, nói năng và hành động giống y như vậy. Những động lực khiến Hêrôđê mắc sai phạm ngày xa xưa ấy vẫn đang thu hút chúng ta và bày ra trước chúng ta. Chính vì thế hơn bao giờ hết chúng ta cần khiêm tốn nhìn nhận mọi yếu đuối bất xứng xác hồn của mình trước mặt Thiên Chúa; đồng thời khao khát có nhiều ơn Chúa trợ giúp hơn nữa. Đó là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người chúng ta khi chúng ta đang hoàn tất cuộc lữ hành đời mình vốn đầy khó khăn và thử thách.

Cần lắm một trái tim nhạy bén trước tiếng nói của Chúa.

Cần lắm một tấm lòng khiêm tốn chân thành.

Cần lắm một sự quyết tâm từ phía mỗi cá nhân chúng ta.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...