Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A: “TƯ TƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA VÀ CỦA LOÀI NGƯỜI”

 

TƯ TƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA VÀ CỦA LOÀI NGƯỜI

Mt 16, 21-27

Chúa nhật XXI vừa qua, Chúa Giêsu đã khen ngợi Phêrô là người có phúc vì ông đã tuyên tín rất mạnh mẽ rằng: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Chúa Nhật hôm nay, XXII Thường Niên, thánh sử Matthêu lại cho ta biết Chúa Giêsu khiển trách Phêrô vì đã dám cản bước của Thầy, sau khi Thầy tuyên bố cuộc khổ nạn của Thầy sắp xảy đến trong tương lai: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người” (Mt 16, 23).

Do tích bộc trực của Phêrô, có khi nói nhiều mà nghĩ ít, hay chưa kịp nghĩ cho thấu đáo đã dám tuyên ngôn mạnh mẽ làm phật lòng Chúa: “Xa-tan, lui lại sau Thầy!” Nhưng chính nhờ sự bộc trực của Phêrô đã cho ta nhận ra sự mạc khải của Đức Giêsu về tư tưởng của Thiên Chúa và tư tưởng của loài người.

 

* Tư tưởng của loài người thể hiện qua Phêrô

Sau khi nghe lời tiên báo về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Phêrô đã không chấp nhận Thầy của mình phải chịu như vậy, nên: “Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16, 23).

Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của Phêrô, có lẽ chúng ta cũng sẽ phải lên tiếng như ông để bảo vệ Thầy của mình, vì không ai lại muốn cho người thân hay anh em của mình phải chịu những đau khổ, chết chóc. Chúa Giêsu tuyên bố: “Người phải đi lên Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Lời tuyên bố của Chúa Giêsu như thế làm sao Phêrô không thể hiện tư tưởng loài người ra để cản Chúa được? Thực ra, Phêrô đáng thương hơn đáng trách, vì ông đã thể hiện rõ lòng thương cảm của ông đối với Thầy của mình. Dưới nhãn quan hạn hẹp của loài người, Phêrô không muốn Thầy của mình phải chịu cảnh đau thương chết chóc như thế là đúng, chẳng có gì sai trái cả. Đúng ra, phải có lời khen ngợi Phêrô, vì ông cũng có được tấm lòng biết xót thương những người phải chịu những đau khổ khủng khiếp như lời Thầy tiên báo.

Tuy nhiên, tư tưởng của loài người thường bị khiếm diện trong giới hạn của nó: có khi con người ta đã suy nghĩ kỹ càng, tính toán chi li và xem đó là điều tốt nhất, đúng đắn nhất đối với mình, nhưng đó lại là một sự khiếm khuyết, hay cản lối bước của người khác. Có lẽ Phêrô đã cảm nhận được những đau thương chết chóc mà Thầy sẽ chịu trong tương lai làm ông không thể chịu được, nên đã xin Thiên Chúa đừng để cho chuyện đó xảy ra đối với Thầy: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16, 22). Tư tưởng của Phêrô tốt lắm chứ! Nhưng, tư tưởng của Phêrô đã vô tình ngăn cản bước tiến của Chúa Giêsu trên con đường cứu chuộc nhân loại, nên ông bị Chúa Giêsu khiển trách.

Phê-rô chỉ vì thương Thầy, nên mới cầu xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy của mình phải gánh chịu cuộc khổ nạn đầy đau thương đó. Mà theo lời của Thầy nói về cuộc khổ nạn trong tương lai thì quá sức khủng khiếp đối với Phêrô, làm sao để Thầy phải chịu như thế! Phê-rô cũng chỉ là một con người không hơn không kém, mà đã là con người thì tất yếu sẽ có những suy nghĩ rất con người như bao nhiêu con người khác: “vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

Chúng ta luôn ý thức rằng, mình là con người khiếm khuyết và bất toàn, nên mọi tư tưởng xuất phát ra, đối với mình cho là tốt là hoàn hảo, nhưng đối với người khác thì có khi đó lại là một sự phá hoại và cản lối. Nên hãy để Thiên Chúa điều khiển, hướng dẫn chúng ta theo ý của Người là tốt hơn cả. Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta rằng: Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12, 2).

 

* Tư tưởng của Thiên Chúa

Khi khiển trách Phêrô đã cản lối tiến của Người, Chúa Giêsu đã mạc khải rõ cho ta biết thêm về tư tưởng của Thiên Chúa qua câu nói: “vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. Vậy, tư tưởng của Thiên Chúa ở đây là gì?

Tác giả Tin Mừng thứ nhất chỉ rõ cho ta biết rằng: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” hoặc nơi khác: “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,24.25b). Như thế, tư tưởng của Thiên Chúa trong bối cảnh này là: từ bỏ, vác thập giá, theo Chúa, liều mất mạng sống thì sẽ tìm thấy.

Quả thế, Đức Giêsu đã đón nhận và thi hành ý muốn của Cha cách trọn vẹn trên con đường cứu độ thế gian. Đến lượt các môn đệ đi theo Người, phần vì muốn được cứu độ; phần vì muốn cộng tác với Người trên hành trình cứu độ nhân loại, thì đòi hỏi họ cũng phải biết từ bỏ chính mình, vác thập giá và đi theo Người. Đó là mấu chốt mà tư tưởng của Thiên Chúa thể hiện rõ ràng để các môn đệ quyết định lựa chọn mà đi theo Người. Không những người môn đệ theo Chúa chỉ dừng lại ở đòi buộc từ bỏ, vác thập giá, nhưng có khi còn phải liều mất mạng sống vì lý tưởng của Tin Mừng nữa: “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25b).

Từ bỏ chính mình là thể hiện một sự dấn thân cách trọn vẹn cho tư tưởng của Chúa đòi buộc. Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã hiểu rõ điều này và đã nói lên kinh nghiệm của mình:“Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần vơ góp lại những gì con bỏ trước” (Đường Hy Vọng, số 3). Từ bỏ chính mình còn là thể hiện sự quyết tâm, sự hy sinh đời mình để sống triệt để cho Tin Mừng và ưu tiên cho việc đi theo Chúa hơn là tìm kiếm những công việc của Chúa.

Tư tưởng của Thiên Chúa còn mời gọi người môn đệ phải vác thập giá và đi theo Người hằng ngày, không gì khác hơn chính là chu toàn những công việc bổn phận của mình trong hoàn cảnh sống cụ thể cách trung thành và hợp lý.

Như thế đã rõ, tư tưởng của Thiên Chúa khác xa với tư tưởng của phàm nhân. Tư tưởng của Thiên Chúa là ý muốn cứu độ nhân loại qua việc lên Giêrusalem chịu những thử thách, chết để được phục sinh. Và tư tưởng của Thiên Chúa còn mời gọi những ai đi theo Người tham gia vào công việc cứu chuộc thì phải hy sinh, từ bỏ mình và vác thập giá theo Chúa. Còn tư tưởng của con người bị giới hạn, nên không thể nhìn rõ cách sâu xa hơn công trình cứu độ của Thiên Chúa và đã cản lối của Người, thể hiện qua con người bộc trực của Phêrô:“Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16, 22). Đây cũng là lý do, Chúa Giêsu khiển trách lối nhìn hạn hẹp của Phêrô: “Xa-tan, lui lại sau Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

 Lạy Chúa! Xin ban Thánh Thần tình yêu xuống trên chúng con, để chúng con hiểu được đâu là tư tưởng của loài người đang chế ngự, và tìm cách vượt qua. Xin cho chúng con biết sẵn sàng mở lòng ra đón nhận tư tưởng của Thiên Chúa, để tiến bước theo Ngài trên hành trình đem ơn cứu độ của Chúa đến cho nhân loại. Amen.

Minh An – Phước Lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...