Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

ĐỂ ÂN SỦNG CHÚA HƯỚNG DẪN CUỘC ĐỜI (Bài Suy Niệm Thứ 5 tuần X TN) – Mai Thi

 

ĐỂ ÂN SỦNG CHÚA HƯỚNG DẪN CUỘC ĐỜI

(Bài Suy Niệm Thứ 5 tuần X TN)

 

Thật là khó khăn cho chúng ta biết bao khi nghe Đức Giêsu đòi hỏi phải vươn tới hai mức độ: “hoàn thiện như Cha” và “công chính hơn các Kinh sư và người Pharisêu”. Đúng vậy, trong đời sống đức tin của chúng ta, có lẽ đây là thách đố cam go đến nỗi khó có thể kham nổi, nó cũng đồng nghĩa với việc phải liều mình để tin tưởng tuyệt đối vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa.

Những yêu cầu của Đức Giêsu đối với các môn đệ và gián tiếp cho chúng ta đi liền sau các mối phúc thật, chúng như những hệ luận quan trọng được rút ra từ loạt bài giáo huấn của Đức Giêsu về các vấn đề thuộc luân lý. Khi đưa ra mức công chính cho các môn đệ, Đức Giêsu nói: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5, 20). Cũng vậy, câu cuối cùng trong chương 5 Tin mừng thánh Matthêu là câu: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện (Mt 5, 48).

Nếu cứ theo tiêu chuẩn về sự thánh thiện mà Đức Giêsu đưa ra thì khó lòng chúng ta hội đủ điều kiện, dù là một phần bé nhỏ. Lý do thật đơn giản: Thiên Chúa – Đấng ba lần thánh thì làm sao thân phận thụ tạo, hơn nữa đã bị vết nhơ của tội nguyên tổ làm hoen ố dám mơ tưởng, ngay cả việc đề cập đến sự thánh thiện cũng là vấn đề xa lạ. Một khi mang lấy thân phận người, hỏi rằng ai có thể hoàn thiện như Cha được? Cũng thế, ngay cả mức độ thứ hai theo yêu cầu của Đức Giêsu, hình như cũng ít người dám tự nhận về mình, liệu có ai công chính hơn các Kinh sư và Pharisêu? 

Đọc trong Kinh thánh chúng ta có thể hình dung ra con người và cách sống đạo của của các Kinh sư và Pharisêu. Họ được thiên hạ coi là đạo đức cùng mình, và ngay lối sống của họ nhìn bên ngoài cũng đủ chứng minh điều đó. Kinh sư và người Pharisêu là những người giữ rất kỹ lề luật, rất thông thạo Kinh Thánh, ăn chay đều đặn, nộp thuế chi tiết mọi khỏan… Ngoài những điều khoản của lề luật, họ còn giữ cả những chi tiết nhỏ mọn trong truyền thống Dothái giáo: họ không ăn gì khi chưa rửa tay cẩn thận; thức gì mua ngoài chợ về cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. Họ hành động như vậy vì cho rằng sự công chính và thánh thiện hệ tại việc giữ luật và tuân theo truyền thống tôn giáo cho thật cẩn thận: Càng giữ luật kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhặt thì càng công chính hay thánh thiện.

Trước khi trở lại, thánh Phaolô cũng đã có một quá khứ huy hoàng: ông là một Pharisêu “hạng nặng”. Chính thánh nhân đã quả quyết khi viết về mình như sau: Tôi được cắt bì ngày thứ tám sau khi sinh; là dòng dõi Israel tinh tuyền, thuộc chi tộc Bengiamin (x. Rm 11, 1, 2Cr 11, 22). Như là tín hữu Dothái gương mẫu, thánh nhân là người công chính không chê trách vào đâu được. Tuy nhiên mọi sự hoàn toàn thay đổi dưới tầm nhìn “Giêsu Kitô”.

Mặc dù công phúc của Phaolô trước biến cố Damas, của Người Pharisêu hay Kinh sư khá an tòan, do tự nhận hay thiên hạ gán cho thì lại chẳng là gì theo đánh giá của Đức Giêsu, không những luống công vô ích mà còn bị Đức Giêsu trách là kẻ giả hình, kiêu căng, gian dối…… Họ cứ nghĩ việc công chính là nhờ công nghiệp riêng mình, tự mình làm được, cứ làm cái này là ắt có cái kia…….. nhưng đúng hơn nhờ lòng thương xót Chúa, nhờ ân sủng của Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã chỉ cho họ – và cả chúng ta nữa – thấy rằng sự thánh thiện không hệ tại việc giữ luật một cách chi tiết như thế, hay giữ theo hình thức bên ngoài, mà hệ tại một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Cái đó ở trong nội tâm, chứ không phải ở bên ngoài: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Chỉ có ân sủng và tình thương Chúa cùng với khát khao của con người mới làm nên chuyện.

Thánh Phaolô trong các thư gửi cho người và Rôma và Galata lên tiếng chống đối quan điểm muốn chiếm hữu phần rỗi bằng lề luật (tinh thần của Kinh sư và Pharisêu). Sứ điệp mà Phaolô muốn gửi tới các tín hữu Rôma và Galata cũng là sứ điệp cho chúng ta, đó là: Thiên Chúa ban ơn cứu độ không công cho các tín hữu. Muốn được cứu độ, con người không cần đến luật Môsê hay những luật tự thêm vào cho ra vẻ công chính. Thánh Phaolô công bố rằng Đức Kitô đã cứu thoát chúng ta khỏi lề luật xét như một chế độ tôn giáo. Nhưng, ngài còn nói thêm rằng, tin mừng là một cái gì mới mẻ và rằng sức mạnh của Thiên Chúa thay đổi người tín hữu qua Thánh Thần, khi ban ân sủng cho con người.

Con người được Thiên Chúa ban ân sủng tùy theo sự cộng tác của mỗi cá nhân. Xét về phía con người thì con người chẳng có công lênh gì trước mặt Chúa, lại còn đáng trừng phạt vì nguyên tội, vì tội mình làm nữa, nhưng xét về phía Thiên Chúa, thì ân sủng là sáng kiến phước thiện của Thiên Chúa vì quá yêu thương nhân loại nên Ngài tìm gặp gỡ nhân loại. Nhờ ơn ấy, con người được thông phần sự sống Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô.

Một khi trở thành con cái Thiên Chúa, ân sủng của Ngài sẽ ở trong tâm hồn ta. Về phía chúng ta làm sao để duy trì và phát triển ân sủng đó thêm mãi.

Vì đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô, người Kitô hữu đã chết đối với luật Môsê để thông dự vào sự sống của Chúa Kitô Phục sinh (x. Gl 2, 19). Vì quả thực chính sự sống của Chúa Kitô làm cho người kitô hữu sống động và công chính: dầu còn đang sống trong thân thể, nhưng họ đã được niềm tin thần hoá. Đó mới là sự công chính thánh thiện đúng nghĩa như đòi hỏi của Đức Giêsu đối với mỗi người chúng ta.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...