Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM LỜI CHÚA, CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN (An Tâm – Phước Vĩnh)

 

Giáo trưởng Méir của người Israel từng viết: “Để được cứu rỗi, người ta phải cư ngụ trên đất nước Israel, nói tiếng Do-thái là ngôn ngữ thánh và sáng chiều đọc kinh Shema”.[1] Tư tưởng này ngụ ý: “Mọi người Israel đều  tham dự vào thế giới tương lai”(Mishna Sanhedrin X,1)[2]. Bên cạnh đó, có một nguồn khác cho rằng: “Những kẻ bị hư đi nhiều hơn những người được cứu thoát” (Edras, quyển thứ IX, 15)[3].Giữa hai luồng tư tưởng trái ngược đó đã đẩy người Israel vào thế giằng co. Chính điều này khiến một người “vô danh”mà thánh Luca nói: Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” (Lc 13,23). Câu hỏi của “người vô danh” đặt chúng ta trước hai vấn nạn. Ơn cứu độ chỉ dành riêng Israel và ơn cứu độ đã được tiền định?

Ơn cứu độ chỉ dành riêng cho Israel?

Vấn nạn này được giải quyết trong bài trích sách Tiên Tri Isaia (Is 66, 18-21). Ở câu đầu tiên của bài trích sách, ngôn sứ Isaia cho thấy Thiên Chúa là chủ của lịch sử. Ngài làm chủ không chỉ trong nhưng việc tỏ lộ bên ngoài nhưng cả trong suy nghĩ của người ta. “Còn Ta, Ta biết rõ việc làm và ý định của chúng, Ta sẽ tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ…” Ngài tập hợp họ để làm gì? Ngài cho họ thấy vinh quang của Ngài. “ …họ sẽ đến và thấy vinh quang của ta”. (Is 66, 18). Như thế vị ngôn sứ cho thấy Thiên Chúa hứa ban Nước Trời không chỉ cho Israel, nhưng cho mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ, đến cả những dân thạo nghề cung nỏ, nơi những hải đảo xa xăm. (x. Is 66,19).Lời hứa về Nước Trời là phổ quát, nhưng có phải vì thế:

Ơn cứu độ đã được tiền định?

Trước câu hỏi của “người vô danh”: “Có phải những người được cứu thì ít, có phải không?”. Đức Giê-su không trả lời dứt khoát. Đúng, những người được cứu thoát thì ít, để người ta phải hoang mang lo sợ, buông xuôi. Ngài cũng không trả lời tất cả mọi người đều được cứu độ, để người ta ỷ lại, buông tuồng. Thay vào đó, Đức Giê-su đưa ra một lời mời gọi: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào…” ( Lc 13,24). Như thế, Đức Giê-su cho thấy ơn cứu độ không phải đã được tiền định. Nhưng muốn vào được Nước Trời chúng ta phải nỗ lực. Không chỉ nỗ lực, chúng ta còn phải chiến đấu. Chiến đấu để từ bỏ những gì làm chúng ta không thể qua được cửa hẹp. Nói cách khác chúng ta cần được thanh luyện, để cho Thiên Chúa sửa dạy. Như thư Hip-ri: “Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy” (Dt 12, 7). Như thanh sắt đưa vào lửa sẽ trở nên tinh ròng nhờ dũ bỏ hết rỉ sét. Sự sửa dạy của Thiên Chúa như lửa tinh luyện, sự từ bỏ của chúng ta như rỉ sét bunng ra, cả hai kết hợp để chúng ta ngày càng tinh ròng hơn. Nhờ đó chúng ta có thể đi qua của hẹp. Tiếp lời mời gọi đi qua cửa hẹp,  Đức Giê-su còn thêm: “…vì tôi nói cho anh em biết: Có nhiều người tìm cách vào mà không vào được.” (Lc 13, 24). Ở đây xuất hiện yếu tố thứ hai – yếu tố thời gian.

Một khi chủ nhà đứng dậy và khóa cửa lại thì không ai có thể vào. Ngày, giờ nào ông chủ sẽ đóng cửa? Không ai biết được. Nhưng một khi cửa đã đóng lại, dù có cậy vào những liên hệ hời hợt “chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài, nghe Ngài giảng dạy trên đường phốcủa chúng tôi”. Họ vẫn phải nghe lặp lại lời rất đau đớn: “Ta không biết các anh từ đâu đến.” (Lc13,27). Điều này, trong ngôn ngữ Kinh Thánh (x. Am3,2) có nghĩa là: “Ta không chon các ngươi, các ngươi không thuộc về những kẻ ta chọn. Tuy nhiên ông chủ không chọn tùy tiện nhưng theo lối sống của người ta. Như gián tiếp trích dẫn Thánh Vịnh 6,câu 9:“Cút đi cho khuất mắt Ta,hỡi tất cả những quân làm điều bất chính”.Vì thế,yếu tố thời gian mời gọi chúng ta thay đổi lối sống, chạy mau cho kịp. Chúng ta đừng lần lữa rày mai, để rồi một khi ông chủ đã đóng cửa thì kêu van cũng vô ích.

Qua đó, Thiên Chúa cho thấy Ngài là Thiên Chúa công bình. Ngài thưởng công phạt tội theo công lý. Nhưng công lý của Ngài không phải thứ “công lý sét đánh”. Thay vào đó, công lý của Thiên Chúa ở trong lòng thương xót. Khi Ngài mặc khải cho nhân loại con đường cứu rỗi để ai đi theo con đường đó sẽ được cứu rỗi. Hơn thế nữa,  Ngôi Hai đã nhập thể, cùng bước với nhân loại để đưa nhân loại lên địa vị làm con Thiên Chúa. Đó chính là lòng thương xót. Mặt khác, Thiên Chúa xét xử theo những gì người ta đã làm, theo cuộc sống mỗi người đã chọn lựa. Đó chính là công lý. Vậy Thiến Chúa muốn gì nơi chúng ta, khi mặc khải Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, nhưng cũng rất công bình?

Rõ ràng trái banh đã được đá về phía chúng ta. Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta con đường cứu độ. Phần còn lại là của chúng ta. Chúng ta phải đá như thế nào để ghi được bàn thắng. Chúng ta chọn ai? Thiên Chúa hay thế gian? Chọn thánh ý Người hay ý riêng ta? Những điều đó quyết định ơn cứu rỗi của chúng ta.Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn chúng ta chụp giật Thiên Đàng nên Người đã để “thời gian ông chủ đóng cửa” trong bí mật. Khi làm điều đó Thiên Chúa muốn chúng ta luôn tỉnh thức, hoán cải mỗi ngày, để trở nên thanh thoát hơn, gọn gàng hơn. Nhờ đó, chúng ta nhẹ nhàng đi qua cửa hẹp.

Tất cả những điều trên nói lên chân lý Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho muôn dân và Ngài muốn chúng ta cộng tác để cứu độ chúng ta, cứu độ muôn dân. “Lạy Chúa! Chúa dựng nên con không cần con, nhưng để cứu chuộc con Ngài cần đến con”.(St Augustino).

 

[1] Trích lại Lm Pet. Bùi Quang Tuấn  C.S.s.R, Suy Niệm Lời Chúa, NXB Tôn Giáo, trang 610.

[2] Trích lại Hugues Cousin, Tin Mừng Luca. Chú giải mục vụ, trang 285.

[3] ibid

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...