Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII, NĂM C, Hạ giới và thượng giới

    

Hạ giới và thượng giới

Gv 1,2;2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12, 3-21

Thượng giới là từ ngữ được thánh Phaolô dùng để nói về Nước Thiên Đàng, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Thánh Phaolô cũng nói tới một từ ngữ khác đối nghịch với thượng giới là hạ giới, là trần gian, nơi con người đang sống với những sự chóng qua của nó. Người Kitô hữu một đàng hướng về thượng giới, một đàng đang sống trong hạ giới. Phụng vụ Lời Chúa của ngày chúa nhật XVIII năm C cung cấp một cái nhìn thích hợp về hạ giới và thượng giới.

1. Hạ giới

Sống trong trần gian, con người cần đến của cải, nên khi có nhiều của cải người ta dễ rơi vào ảo tưởng rằng cuộc sống mình sẽ được bảo đảm nhờ có ê hề của cải, và mọi sự trên trần gian sẽ mua được nhờ có nhiều của cải. Bởi đó mà có kiểu nói: “Có tiền mua tiên cũng được.” Hay kiểu nói khác: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý.” Những kiểu nói này đã thần thánh hóa đồng tiền, gán cho đồng tiền có sức mạnh vạn năng.

Gần đây lại có thêm kiểu nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.” Thật đáng sợ! Nếu tiền có sức mua được mọi thứ như thế, nếu tiền có phép mầu như thế, thì con người đang sống trong ảo tưởng và đã trở thành nô lệ cho tiền của.

Đức Giêsu kể lại chuyện một nhà phú hộ ảo tưởng về kho lương thực to lớn của mình, ông lấy đó làm bảo đảm cho đời sống của ông. Ông tự mãn và ru ngủ con người của ông: “Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” Ông bảo hồn mình nghỉ ngơi là ông chuẩn bị đi vào chỗ chết. Ông ăn uống vui chơi cho đã là ông sa đọa. Ông không biết rằng hạnh phúc con người đâu chỉ có ăn với uống, và vật chất đâu giúp ông trường thọ. Trái lại, nó còn có nguy cơ hủy diệt chủ nhân nó như Thánh Phaolô ghi lại trong thư gởi cho môn đệ Timôthê: “Những kẻ muốn làm giàu thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong” (1Tm 6,9).

Đã rõ thế giới vật chất này chỉ tồn tại trong thời gian. Những gì nhà phú hộ thu tích chỉ là những thứ chóng qua. Bởi vì những gì thuộc thế giới này chỉ là phù vân. Tác giả sách Giảng Viên xác định chân lý này: “Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2). Mọi sự chóng qua rồi qua đi, muôn sự thế gian sẽ không còn. Bởi đó ai dựa vào của cải và lấy nó làm bảo đảm cho cuộc đời mình như nhà phú hộ thì bị coi là đồ ngốc (x. Lc 12,20). Thánh Phaolô giúp chúng ta vượt qua sự ngu ngốc này bằng cách hướng lòng mình về thượng giới.

2. Thượng giới

Người Kitô hữu sống ở trần gian là sống trong vị thế: “Đầu đội trời, chân đạp đất.” Nghĩa là một đàng đang sống ở trần gian, nhưng đàng khác cũng đang hướng về trời. Con người sinh ra ở trần gian có thân xác và cần những nhu cầu vật chất, nên lệ thuộc vào trần gian. Tuy nhiên, con người được sinh ra trong Đức Kitô qua bí tích Thánh tẩy, theo kiểu nói của thánh Phaolô, thì “đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô… và đã có một sự sống mới đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,1.3). Nghĩa là tuy thân xác đang sống trong hạ giới, nhưng lòng trí người Kitô hữu cũng đang sống sự sống mới với Đức Kitô trong thượng giới.

Cuộc sống ở hạ giới này chỉ là một cuộc hành trình về thượng giới. Có ai đi trên cuộc hành trình mà không mong ngày đi tới đích? Sống ở trần gian này là sống trong chiếc lều tạm, khi nào sống trong Nước Trời mới là sống trong căn nhà đích thực. Bởi đó thánh Phaolô nhắc nhở giáo đoàn Philipphê: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3, 20-21). Thật là đáng ước mong và hướng tới quê hương đích thực. Bởi ở đó không ai còn là con người yếu hèn, cũng không còn lo bon chen, tính toán, tích góp như khi còn ở trần gian. Trái lại con người được sống trong sự sống viên mãn cùng với Đức Giêsu trong Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận.

Hoa hướng dương có “ơn gọi” là hướng về mặt trời. Nếu có bông hoa hướng dương nào vui sướng hướng nhìn xuống đất và cho rằng nhờ đất tốt mà mình nở to và vàng tươi, thì bông hoa đó không còn là hoa hướng dương đẹp nữa. Hình ảnh này gợi cho ta suy nghĩ về cuộc đời của mình. Người Kitô hữu chỉ có giá trị khi sống đúng với ơn gọi của mình qua bí tích Thánh tẩy. Với bí tích này, người Kitô hữu tuy đang sống ở hạ giới, có sử dụng của cải vật chất, nhưng không lấy chúng làm cứu cánh. Trái lại, ý thức rằng cuộc sống hạnh phúc thật ở đàng sau cuộc sống hạ giới này, nên hướng tâm lòng về thượng giới. Như thế, người Kitô hữu không giống như bông hoa hướng dương cúi nhìn xuống đất, nhưng giống như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Bosco Hùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...