Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

CN Lễ Thăng Thiên B

CN Lễ Thăng Thiên B

Cv 1, 1-11; Eph 1, 17-23; Mc 16,15-20 

            Con người ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, để rồi dẫu đi đâu hay ở đâu, chúng ta cũng hướng về như là cội nguồn của mình. Người không nhớ hay không biết quê hương bị gọi là người mất gốc. Một cây trồng mà không có gốc thì cũng giống như một dòng sông mà không có nguồn. Cây không thể sống và sông cũng sẽ khô hạn. Con người chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không còn nhớ quê hương như là gốc rễ của mình thì cũng chẳng khác nào cây không còn gốc rễ hay dòng sông không có cội người vậy. Cũng vậy ai không có hay không nhớ quê hương mình thì quả là một bất hạnh rất lớn, người đó sẽ mất định hướng để lớn lên như một người bình thường. Quả như lời một bài hát về quê hương mà chúng ta thường nghe: “quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”. Vậy quê hương của người Kitô giáo chúng ta ở đâu? Chúng ta tin rằng quê hương chúng ta ở trên trời. Qua bích tích Rửa Tội chúng ta đã được sinh lại bởi ơn trên, và do đó quê hương đích thực của chúng ta bây giờ là ở trên trời. Tài sao? Thưa vì, nếu như quê hương là nơi có cha mẹ ông bà tổ tiên như là cội nguồn của chúng ta, thì trời là nơi mà ở đó Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi cội nguồn của chúng ta ngự trị. Vậy chúng ta phải sống như thế nào để thể hiện mình là người Kitô giáo với quê hương đích thực của chúng ta là quê trời? Các bài đọc Lời Chúa ngày lễ Thăng Thiên hôm nay chỉ cho chúng ta hai phận việc quan trọng chúng ta phải sống và phải làm, đó là chúng ta phải luôn hướng về trời cao, và phải làm cho mọi người cũng nhận ra quê hương đích thực của họ là nước trời và biết hướng về trời như chúng ta.1. Cuộc đời chúng ta phải luôn hướng về quê trời cao.Vì tin rằng quê hương đích thực của chúng ta là ở trên trời, cho nên chúng ta phải luôn luôn hướng về trời đó. Quê hương nước trời đó cũng chính ta Chúa Giêsu, sản nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất để mỗi người có thể lớn lên thành người, nên chúng ta phải luôn luôn trân quý và hướng về đó. Do dó trong bài đọc thứ nhất, sách CVTĐ cho chúng ta thấy khi Chúa Giêsu được rước lên trời thì các Tông Đồ đã đứng và nhìn theo. Thánh Luca miêu tả các ông đã đứng và nhìn theo Chúa Giêsu lên trời một cách chăm chú (Cv 1,10). Sở dĩ như thế là vì, từ sau khi Chúa Giêsu phục sinh, các Tông Đồ đã nhận ra được Chúa Giêsu thực sự là Người mà các ông phải gắn bó suốt đời, là lẽ sống và cùng đích của các ông. Con Người đó nay đã lên trời, nên các ông phải luôn hướng về trời nơi Người hiển trị với Thiên Chúa Cha. Do đó đời sống của chúng ta, từ nay cho đến khi Chúa Giêsu lại ngự đến lần thứ hai, phải là một đời sống hướng thượng, hướng về trời, vì nước trời mới là quê hương và là gia nghiệp đích thực của chúng ta. Đối với người Kitô hữu chúng ta thì Chúa Giêsu chính là gia nghiệp nước trời đích thực mà chúng ta cần phải đánh đổi tất cả để chiếm đoạt cho bằng được gia nghiệp đó. Như có lần Chúa Giêsu đã trả lời cho một người thủ lãnh giàu có muốn có được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Ngài cho ông thấy rằng, kho tàng trên trời mà ông tìm kiếm là chính Ngài, và nếu ông muốn có nó thì phải bán tất cả những gì ông có, phân phát cho người nghèo, rồi hãy đến theo Ngài (x. Lc 18,18-23). Cũng vậy, bác nông dân và anh thương gia trong các dụ ngôn về kho báu và viên ngọc quý, đã bán tất cả mọi thứ mình có để làm sao chiếm hữu cho bằng được kho báu và viên ngọc quý đó (x. Mt 13, 44-46). Như thế một đời sống Kitô Giáo đích thực là một đời sống hướng về trời cao, giống như các Tông đồ hôm nay đã chăm chú nhìn lên trời. Nhưng làm sao để chúng ta có được một đời sống hướng thượng như thế? Thưa để cho đời sống của chúng ta luôn hướng về quê trời như thế, chúng ta phải –như các tông đồ- phải khám phá ra Chúa Giêsu là sản nghiệp đích thực, giá trị hơn tất cả mọi gia tài trần thế nào, là đối tượng duy nhất lòng trí chúng ta hằng theo đuổi. Như thánh Phaolo, đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào Thập giá (1Cr 2, 2). Một khi đã nhận ra được Chúa Giêsu là sản nghiệp đích thực, là đối tượng tìm kiếm duy nhất, thì chắc chắn chúng ta sẽ luôn biết để tâm hướng về Ngài ở trên trời. Như có lần Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: gia tài của anh em ở đâu thì lòng dạ anh em sẽ ở đó. Và đời sống hướng thượng đó phải được thể hiện qua việc làm chứng và rao giảng cho mọi người khác cũng biết hướng về trời cao như chúng ta.2. Nghĩa vụ làm chứng và rao giảng Trong bài đọc thứ nhất, trước khi lên trời, Chúa Giêsu bảo các Tông đồ: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari, cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,9). Và trong Tin Mừng Ngài bảo:“anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loại thọ tao”(Mc 16,15). Tại sao đời sống của chúng ta lại phải làm chứng và loan bảo Tin Mừng? Lý do thứ nhất: vì chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là gia nghiệp không phải riêng của chúng ta, mà là chung cả nhân loại, như thánh Gioan nói:“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian và ban tặng con một cho thế gian” (Ga 3,16). Có nghĩa rằng Chúa Giêsu không chỉ là gia nghiệp riêng của chúng ta, mà cho tất cả mọi người. Do đó chúng ta không được phép giữ khư khư cho riêng mình, nhưng có bổn phận phải chia sẻ cho mọi người cùng được hưởng gia nghiệp đó với chúng ta.  Thứ hai, chúng ta biết kho tàng hay gia nghiệp của chúng ta chính là Chúa Giêsu, Ngài là Thiên Chúa tình yêu, cho nên chiếm được Ngài là chiếm được tình yêu. Mà bản chất của tình yêu là mở ra, là hướng đến người khác, là chia sẻ, là cho đi. Do đó một khi chúng ta chiếm được kho tàng gia nghiệp nước trời là Chúa Giêsu thì tự động chúng ta bị chính tình yêu của Chúa Giêsu trong chúng ta thúc đẩy chúng ta loan báo và làm chứng cho mọi người cùng được nhận biết kho tàng đó. Cho nên một đời sống càng hướng thượng thì càng hăng say làm chứng và loan báo Tin Mừng Chúa cho mọi người khác. Giống như các môn đệ, sau khi đứng nhìn Chúa Giêsu lên trời, các ông đã hăng say ra đi khắp nơi loan bào Tin Mừng cho mọi người, bất chấp mọi khó khăn hay mạng sống mình.Vậy khi suy niệm mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời hôm nay, ước gì chúng ta có được một đời sống Kitô giáo đích thực, là đang khi sống với những thực tại trần gian này, chúng ta luôn biết hướng về những thực tại trên trời. Nghĩa là để cho thực tại Nước Trời chi phối và điểu kiểm tất mọi suy nghĩ và hàng động của chúng ta, như thánh Phaolo nói: “dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31). Vì khi chúng ta để cho thực tại Nước Trời chi phối và điều kiển mọi hoạt động trần thế, thì đó cũng là lúc chúng ta làm chứng và loan báo Tin Mừng phục sinh của Chúa Giêsu cho mọi người một cách sống động nhất và hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...