Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Chúa Nhật tuần II PS – LÒNG THƯƠNG XÓT- Vp Duyên Thập Tự, PHƯỚC SƠN

CHÚA NHẬT TUẦN II PHỤC SINH

 LÒNG THƯƠNG XÓT

(Cv 4, 32-35; 1Ga 5, 1-6; Ga 20, 19-31)

Duyên Thập Tự, PHƯỚC SƠN

Chúa Nhật 2 mùa Phục Sinh được mang một danh hiệu tốt lành, đó là Chúa Nhật Về Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa. Đây là một hoa trái, một gia bảo mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô đã để lại cho Giáo Hội và cho thế giới.

Lòng Thương Xót là Danh Xưng của chính Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, và chính Lòng Thương Xót là tên gọi của Thiên Chúa, thì Tình Yêu và Lòng Thương Xót đồng nghĩa với nhau, và có thể nói là đồng hoá với nhau.

Trong nhãn quan đó, các bài đọc Kinh Thánh của Chúa Nhật hôm nay diễn tả một số khía cạnh khác nhau của tình yêu Thiên Chúa, của lòng Chúa xót thương.

 1. DIỄN ĐẠT LÒNG THƯƠNG XÓT

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay thuộc Tin Mừng theo thánh Gioan, chương 20, từ câu 19 đến 31. Trong trích đoạn này, thánh sử tường thuật hai hoạt cảnh thuộc về hai thời điểm khác nhau: vào chiều ngày thứ nhất trong tuần và tám ngày sau. Trong hai thời điểm đó, Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra với các tông đồ. Một số chi tiết được trình bày như là những diễn tả lòng thương xót của Đấng Phục Sinh đối với các môn đệ của Người. Và có thể nói, lòng thương xót đó mang tính chất “CHIỀU CHUỘNG”.

– Trước hết, tình yêu thương “chiều” đó được diễn tả bằng lời chào: “Bình an cho anh em”. Đây là lời chào “shalôm” mà người Do Thái dành cho nhau khi hạnh ngộ. Nhưng từ này phát xuất từ miệng Đấng Phục Sinh mang một chiều kích hết sức thánh thiêng đồng thời rất gần gũi. Đây là ngôn ngữ của tình yêu.

– Tiếp đến, Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn. Đây là những nơi mang dấu ấn của cuộc khổ nạn của Chúa: dấu đinh nơi tay đóng vào thập giá, lưỡi đồng của người lánh đâm thâu cạnh sườn. Nhưng những dấu tích của cuộc khổ nạn mà Đấng Phục Sinh vẫn mang trên thân xác Người diễn Tình Yêu Cứu Độ. Các tông đồ, khi được nhìn thấy những thương tích đó, hiểu rằng tình yêu vượt thắng sự chết và lòng thương xót lớn hơn tội lỗi.

Chúa Giêsu Phục Sinh “chiều” các môn đệ của Người quá! Chúa trao ban cho các ông bình an của Chúa. Chúa trao ban cho các ông niềm vui của Chúa. Chúng ta hẳn còn nhớ lời Người ngỏ với các môn đệ trong bữa tiệc ly: “Hỡi các con bé nhỏ của Thầy”. Thì này đây, Chúa ban cho những người con bé nhỏ của Người những gì thân thương, để các ông có thể nghe, có thể thấy được lòng thương xót đó cụ thể biết bao.

– Rồi Chúa thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Còn gì quí nơi Đấng Phục Sinh mà Người lại không trao ban cho các môn đệ thân yêu của Người? Người ban cho các ông Thần Khí của Người, nghĩa là Thần Khí của Đấng Phục Sinh. Đây là quyền năng của Đấng Phục Sinh.

Như vậy, tình yêu và quyền năng Đấng Phục Sinh được trao ban cho các tông đồ.

Sang hoạt cảnh thứ hai, với thời điểm là “tám ngày sau”, Chúa Phục Sinh lại diễn tả tình yêu, lòng thương xót của Người cho một người môn đệ vắng mặt trong buổi hạnh ngộ trên kia và tuyên bố rất cứng cỏi: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.

– Chúa lại đến với các môn đệ, cũng với lời chào thân ái và thánh thiêng: “Bình an cho anh em”. Đây là thứ bình an mà các tông đồ đang rất cần, vì các ông đang rất lo sợ và thất vọng. Sự hiện diện và lời nói bình an của Chúa Phục Sinh là diễn tả tuyệt vời của tình yêu, của lòng Người thương xót với đoàn môn đệ của Người.

– Rồi đối với Thomas – người môn đệ vắng mặt và cứng tin -, Chúa tỏ ra cũng rất “chiều chuộng” ông, khi đáp ứng mọi đòi hỏi của ông, cho ông đụng chạm đến chính thân xác phục sinh của Chúa. Đây thật là tình yêu của Đấng Phục Sinh. Và chính tình yêu này chất chứa quyền năng để biến đổi Thomas thành một con người phục sinh, một con người đã quì xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”

Chúa Phục Sinh không còn là người xa lạ, không chỉ là một con người phải chứng minh rằng mình đã sống lại, nhưng đây là Thiên Chúa, nghĩa là Đấng của Sự Sống, của Sự Sống Lại, và là tất cả của đời sống con người, mà Thomas như là đại diện. Tình yêu “chiều” đã làm nên những điều kỳ diệu!

Nhưng tình yêu, lòng thương xót của Đấng Phục Sinh không chỉ dừng lại nơi cá nhân, nơi xác tín cá nhân, mà còn phải tràn chảy trong cộng đoàn, mang chiều kích cộng đoàn.

2. KHÔNG GIAN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Bài đọc 2, trích sách Công Vụ Tông Đồ, chương 4, từ câu 32 đến 35. Trong trích đoạn này, thánh Luca cho thấy một số nét độc đáo của cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi tại Giêrusalem. Cộng đoàn này đã trở thành khuôn mẫu lý tưởng cho mọi cộng đoàn kitô hữu. Đây là không gian của lòng thương xót.

– “Các tin hữu tời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý”. Ai đã kết nối và hiệp nhất những con người khác nhau với bao nhiêu điều khác biệt? Chính Đấng Phục Sinh, chính Thần Khi Đấng Phục Sinh đã thực hiện điều kỳ diệu của sự hiệp nhất và hiệp thông đó.

– “Đối với họ, mọi sự đều là của chung […] Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn.” Đây là diễn tả cụ thể của sự duy nhất trong tâm trí trên kia. Lòng thương xót của Đấng Phục Sinh đã biến đổi những con người phục sinh – là các tín hữu – trở thành những con người của lòng thương xót, nghĩa là của sự chia sẻ thật tình, xuất phát từ trái tim yêu thương.

– Và đây là dấu chứng của Đấng Phục Sinh trong tất cả những điều trên: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các tông đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại”. Nơi cộng đoàn này, quyền năng và tình yêu của Chúa Phục Sinh được tỏ hiện một cách hết sức sống động và cụ thể. Các tông đồ là những chứng nhân, và chứng từ của các ngài nuôi sống cộng đoàn, liên kết cộng đoàn và làm phát triển cộng đoàn. Các ngài là những người đã cảm nghiệm một cách sâu xa tình yêu, lòng thương xót của Thầy Giêsu, của Đấng Phục Sinh. Và chính sự cảm nghiệm đó lây lan sang các tín hữu để họ cũng cảm nghiệm thế nào là sự hiện diện đầy yêu thương và quyền năng của Chúa Phục Sinh.

 – “Thiên Chúa ban cho các ông dồi dào ân sủng”. Từ sự dồi dào ân sủng đón nhận để đưa đến sự dồi dào ân sủng được sẻ chia. Đây thật là một không gian đầy ắp Thiên Chúa, ầy ắp Tình Yêu. Sự hiện diện của Thiên Chúa, sự năng động của các tông đồ, niềm tin và chứng từ của các tông đồ về Chúa Phục Sinh đã làm cho cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi thật sống động và sinh động.

 3. CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT

Để có thể diễn tả lòng thương xót, để cộng đoàn trở thành không gian của lòng thương xót, cần thiết phải có những chứng nhân. Những chứng nhân nhân loại đã cần thiết, thì chứng nhân thiên linh lại càng cần thiết biết bao. Trong trích đoạn thư thứ nhất của thánh Gioan, chương 6, từ câu thứ nhất đến câu 6, thánh nhân đã nêu lên ban chứng nhân thiên linh, nghĩa là phát xuất từ Thiên Chúa.

“Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến nhờ nước và máu, không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân và Thần Khí là sự thật” (1Ga 5,6). Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã đến đâu?

– Chắc chắn rằng Người đến trần gian, và Nước, Máu và Thần Khí là những chứng nhân của tình yêu cứu độ của Người, khi Người chết trên thập giá, nơi đó máu và nước chảy ra, cũng như nơi đó, Thần Khí được trao ban, để nhân loại được ơn cứu độ.

– Nhưng nơi Chúa đến cũng là nơi của bí tích thánh tẩy, mà mỗi kitô hữu đó nhận nước thanh tẩy, máu cứu độ và Thần Khí nghĩa tử. Mọi tín hữu đều có những chứng nhân này, đều có những sức mạnh này, để có thể sống đời kitô hữu một cách chân thực.

– Và như thế, nơi Chúa đến cũng là nơi cộng đoàn Giáo Hội, nơi mọi người cùng tuyên xưng, cùng được năng động bởi Thầnh Khí của Đấng Phục Sinh, để có thể xây dựng một cộng đoàn của lòng thương xót, một cộng đoàn trao tặng tất cả, chính mình, như chính Chúa Giêsu Kitô đã trao ban. Và nếu như thế, nơi Chúa Giêsu đến cũng là thế giới này mà Giáo Hội – là chúng ta – được sai đến để làm chứng cho ơn cứu độ Chúa Giêsu đã thực hiện bằng chính nước, máu và Thần Khí, thì mọi kitô hữu cũng phải là sứ giả của Chúa, của Tin Mừng cứu độ với các chứng từ máu, nuóc và Thần Khí.

Lòng thương xót không phải là những tâm tình uỷ mỵ của con người yếu đuối. Lòng thương xót là tên gọi của chính Thiên Chúa. Lòng thương xót là diễn tả của bản thân và công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Và như vậy, lòng thương xót là hoa trái của những con người phục sinh, của cộng đoàn những con người phục sinh và là tặng ân mà mọi kitô hữu phải mang đến cho thế giới hôm nay, cho anh chị em mình, đặc biệt những anh chị em chưa biết đến tình yêu và quyền năng của Đấng Phục Sinh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...