Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Anh em đừng lo lắng về ngày mai: Mt 6,24-33 (Minh An)

Anh em đừng lo lắng về ngày mai.

(Mt 6,24-33)

Những nỗi lo phát xuất từ trách nhiệm của mỗi người đều là chính đáng. Vậy, phải chăng có sự mâu thuẫn khi Chúa khuyên nhủ chúng ta: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai”?

Trong lâm sàng, người ta ước tính có khoảng 20% dân số thế giới mắc chứng bệnh rối loạn lo âu. Ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, nhưng có đến 75% bệnh nhân phát bệnh trước tuổi 47[1]. Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy có đến quá phân nửa những điều ta lo lắng đã không trở thành sự thật.

Ngay từ buổi khai nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên tất cả muôn vật muôn loài một cách trật tự lạ lùng và Người vẫn không ngừng điều khiển, gìn giữ chúng. Nhất là sau khi dựng nên loài người, Thiên Chúa đã an bài xếp đặt và ban tất cả mọi thứ để duy trì sự sống cho con người: “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ có mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi” (St 1,29). Hơn nữa, Ngài còn ban cho con người quyền bá chủ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất, hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28). Nếu Thiên Chúa đã ban cho con người quyền bá chủ cùng với bàn tay, trái tim và khối óc giúp con người có đủ điều kiện để làm việc thì cũng hơn bao giờ hết Người không muốn chúng ta sống trong tình trạng lười biếng vô trách nhiệm, sống ích kỷ, hẹp hòi mà phải chịu khó làm việc để có của nuôi thân, quảng đại cho đi để góp phần làm cho cuộc sống xã hội, thế giới tốt đẹp hơn, nhất là làm việc giúp ta nên giống Thiên Chúa vì “cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng làm việc” (Ga 5,17) và để cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa ngày một tiến đến sự thành toàn, viên mãn trong ý định của Người.

Chúa dạy ta “đừng lo lắng” không có nghĩa là ngưng làm lụng, ỷ lại, nhàn cư rảnh rỗi, buông trôi, phó mặc tất cả, không có những hoạch định, dự phóng cho tương lai nhưng Người muốn nói rằng tất cả những điều đó rất cần, vẫn cứ thực hiện nhưng với tâm tình cậy trông, phó thác. Thiên Chúa đã ban cho con người có bàn tay, khối óc cùng những phương tiện cần thiết khác là Người có ý dự liệu trước để chúng ta có thể nhờ đó mà xây dựng cuộc sống cho phù hợp với phẩm giá và ý định mà Chúa đặt để nơi mỗi người. Bởi vậy, phải làm việc, vì khi làm việc chúng ta chia sẻ công việc của chính Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá đang lao tác trong thế giới[2], và sống trọn vẹn giây phút hiện tại cách ý nghĩa nhất. Cụ thể, trong dụ ngôn về những nén bạc, Thiên Chúa đòi mỗi đầy tớ phải làm lợi cho chủ gấp đôi các nén bạc được trao, chứ không phải đem đi chôn giấu. (x. Mt 25,15-25). Như vậy, mỗi người phải có bổn phận lo lắng, tiên liệu cho tương lai của mình. Nhưng điều Chúa không chấp nhận là quá lo lắng về đời sống vật chất nhất, coi nó như cùng đích đời mình.

Chúa Giêsu tiếp tục cho chúng ta thấy ngay cả những thụ tạo nhỏ bé như hoa cỏ ngoài đồng không gieo, không gặt, dù cuộc sống chúng thật ngắn ngủi, chỉ có một ngày rồi đem đốt thế mà Cha Trên Trời vẫn săn sóc và làm cho đẹp hơn cả vua chúa trong cung điện, phương chi mỗi người chúng ta vốn dĩ là hình ảnh Thiên Chúa thì còn được Người quan tâm chăm sóc biết bao.

Loài chim không hề lo lắng, vậy mà Thiên Chúa vẫn hằng nuôi nấng, để ý đến chúng. Huống chi con người là đối tượng để Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương ưu ái cách đặc biệt đến nỗi như Thánh Gioan đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Ngài đã ban sự sống, Ngài sẽ ban những thứ để giúp duy trì, bảo đảm sự sống. Vì “đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?”( Rm 8,32). Tất cả công trình của Thiên Chúa nhằm để giải thoát muôn loài muôn vật. Bởi thế, Lời Chúa đặt ra cho ta một vấn nạn liệu ta có đủ đức tin để vững tin nơi tình thương, sự quan phòng của Thiên Chúa chăng?

Ngày hôm nay con người mắc nhiều chứng bệnh, trong nhiều trường hợp đó là hậu quả của lo âu. Hơn nữa, lo lắng thái quá là không tin cậy Chúa, nó lấy mất khỏi ta niềm an vui, sự bình an thanh thản, làm lu mờ lòng trông cậy, suy giảm niềm tin, lấy mất luôn lời hứa của Chúa. Đó là thái độ của người không có niềm tin, vì nếu thực sự con người biết tin cậy nơi Thiên Chúa thì chắc chắn họ sẽ không có gì phải lo lắng.

Vì thế, người nào để trí mình cậy trông vào Chúa thì người ấy sẽ giữ được bình an trọn vẹn. Trên hết, sở dĩ chúng ta không lo lắng vì đặt trên sự thật vững chắc rằng Thiên Chúa quyền năng và thông biết mọi sự, Ngài luôn nhân lành và yêu thương ta, Ngài luôn trung thành với lời sáng tạo của mình[3]. Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá biết rất rõ và Người luôn sẵn sàng đảm bảo, lo liệu mọi sự cho cuộc sống của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta món quà lớn lao là thân thể và mạng sống, thì Người cũng ban những phương tiện để giúp cho sự sống được triển nở bởi “mạng sống thì trọng hơn của ăn và thân thể trọng hơn áo mặc” (x. Mt 6,25).

Sau khi đã dạy chúng ta đừng lo lắng, Đức Giêsu mời gọi mỗi người trước hết hãy biết quy hướng tất cả con người của mình về những thực tại cao cả và sâu xa nhất đó là “Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài còn những điều khác sẽ được ban thêm cho (x. Mt 6,33). Vì khi ta hoàn toàn quy chiếu vào Thiên Chúa và sự công chính của Ngài đó mới là tương lai đích thật vì cái ngày mai của cuộc đời này sẽ mãi vẫn là sự vất vả cực nhọc vì “ngày nào có cái khổ của ngày ấy”. (Mt 6,34).

Đời sống con người chỉ có ý nghĩa khi biết quy hướng về Nước Chúa và sự công chính của Ngài nên Chúa dạy chúng ta phải biết sếp đặt thứ tự ưu tiên trong chọn lựa mục tiêu đời mình, phải biết biện phân đâu là cái chính yếu, tuỳ phụ, dù cuộc sống có bận rộn thì cũng biết đặt ưu tiên tuyệt đối cho việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Vì hạnh phúc Nước trời mới là hạnh phúc cuối cùng của mỗi người. Nếu thiếu của cải vật chất, không tìm được công danh, sự nghiệp…con người vẫn có thể sống nhưng nếu không đạt được Nước Trời thì đó là một thất bại, và là bất hạnh lớn nhất vì “lời lãi cả thế gian mà thiệt mất phần linh hồn nào có ích gì”. (Mt 16,26). Bởi vậy, Chúa nhắc nhở chúng ta, tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Trời, còn sự khác Người sẽ ban thêm cho.

Cuộc sống vốn dĩ không hoàn toàn là màu hồng mà vẫn còn đó những gian truân, khó khăn thử thách và đau khổ đó là những điều mà ta lắng lo, trực diện hằng ngày. Để khắc phục hay giảm bớt nó ta không thể tìm an toàn, bảo đảm nơi của cải, tiện nghi, thành quả khoa học kỹ thuật…những thứ đó đã bất toàn ngay trong bản chất không thể hoàn toàn giải thoát con người khỏi khổ cực gian nan; mà chính là tin nơi Thiên Chúa. Chỉ khi ta biết quy hướng, tin tưởng, tín thác vào sự quan phòng yêu thương của Người, ta mới thấy cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống; có thể an tâm vững tin để đối diện với cuộc sống mà không mất đi lòng trông cậy và vẫn một lòng hy vọng tin tưởng vào tương lai tốt đẹp giữa muôn vàn gánh lo cuộc đời.

 

 

 

[1] http://mangthuvien.com/co-the-ban-dang-mac-phai-hoi-chung-l…

[2]ĐGH Phanxico, Tông huấn về đời sống của các Nữ tu chiêm niệm số 32

[3] Lm Giuse Nguyễn Thể Hiện, Chọn lựa căn bản của cuộc sống, tr 18, Bài giảng Chúa Nhật, Toà Tổng Giám mục Tp HCM, 2010.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...