Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Bài giảng Chúa Nhật II Mùa Vọng, năm B: “DỌN VÀ SỬA”

 

“DỌN và SỬA”

Is 40,1-5.9-11; 2Pr 3,8-14; Mc 1,1-8 

 

M. Bảo-tịnh Nguyễn Đức Chánh

 

Lời kêu gọi của Tiên tri Isaia trong bài đọc I và tiếp đến là lời kêu gọi của ông Gioan Tiền Hô ở bài Tin Mừng theo thánh Marco: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Nhưng dọn và sửa con đường nào?

Có phải: Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê… của nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương?

Hay ‘con đường tình ta đi, có bàn chân nhỏ bé, con đường tuổi học trò, con đường tuổi măng tre…’ của nhạc sĩ Phạm Duy?

Hoặc: ‘đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người’, trong bài hát ‘Thói đời’ của Trúc Phương?

Hoặc là: ‘con đường mang tên là tình yêu, khi tôi bước một mình đếm những nỗi cô đơn, đếm trong từng làn gió thoảng, đếm trong từng hạt mưa bay…’, trong bài hát ‘Con đường tình yêu’ của Đào Trọng Thịnh?

Hay là: Con đường Chúa đã đi qua’ của Lm Văn Chi?

Chắc chắn chúng ta đều hiểu, vị Gioan Tiền Hô không kêu gọi ‘dọn và sửa’ những con đường này, mà là con đường tâm hồn, con đường của cách sống và lối sống.

Nói đến ‘dọn và sửa’, nghĩa của hai từ này, làm chúng ta liên tưởng đến một sự ngăn nắp, ngay ngắn, sạch sẽ, đẹp đẽ, gọn ghẽ, không còn bề bộn, vương vãi, bừa bãi…

Khi kêu gọi mọi người ‘dọn và sửa’ con đường cho Đức Chúa, Tin mừng Marco thuật lại, Vị Gioan Tiền Hô nói đến từ ‘thẳng’: ‘Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’.

Nếu từ ‘thẳng’ dùng vào việc đo lường, chúng ta biết là không cong, không gẫy gập, cũng chẳng chệch về bên nào, nhưng thẳng một hướng nhất định, thẳng tắp, thẳng đứng hoặc thẳng ngay.

Nếu từ ‘thẳng’ được dùng để nói về công việc, thì chúng ta hiểu đó là công việc được làm liên tục, không bị gián đoạn, làm thẳng một lèo.

Nếu từ ‘thẳng’ để nói đến tính tình của một người, chúng ta biết là người đó có tính ngay thẳng: nói thẳng, nói thật, đơn thành, không che dấu, không úp mở, không lời hai ý…

Nếu từ ‘thẳng’ được dùng trong việc thương mại, chúng ta biết công việc này không qua khâu trung gian, mà là trực tiếp.

Nếu ghép từ ‘thẳng’ với một từ khác, chúng ta sẽ thấy, hầu như chúng đều nói lên những ý nghĩa thẳng, ngay ngắn, chỉnh chu, không vòng vo tam quốc. Thí dụ như: thẳng băng, thẳng tắp, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, thẳng ruột ngựa: tất cả đều có ý nghĩa tương tự như: thẳng một đường, một mạch, không cong queo, không vẹo vọ, không vòng vo…

‘Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’, lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô trong Tin mừng Marco, rất ngắn gọn và không nhiều chi tiết như lời kêu gọi của ông trong Tin mừng Luca. Tuy nhiên, không vì thế mà lời kêu gọi của ông trong Tin Mừng Marco mất đi những ý nghĩa thâm thuý sâu xa.

Trong Tin mừng Luca, ông kêu gọi: ‘Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; mọi núi đồi, phải bạt cho thấp; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng’ (Lc 3:4-6).

Nếu những cụm từ : thung lũng, núi đồi, khúc quanh co, đường lồi lõm, vẫn được cắt nghĩa theo lối ám chỉ, hay nghĩa bóng là những tình trạng của cách sống hay lối sống không phù hợp hoặc đối nghịch với Tin Mừng. Thí dụ:

* thung lũng được ví như những đam mê về danh lợi thú.

* núi đồi được coi như là lối sống kiêu căng, ngạo mạn, tự mãn, tự cao, tự đại

* khúc quanh co được ám chỉ như là những tâm địa bất chính, giả hình, gian mãnh, lừa đảo, xảo quyệt, không trung thực …

* và đường lồi lõm vẫn được xem là một cuộc sống khiếm khuyết của phận người với những yếu đuối sai sót:

          – trong tương quan với Chúa và với tha nhân.

          – trong bổn phận làm người và làm kitô hữu.

          – trong đạo luật mến Chúa, yêu người.

 

Nhưng chỉ cần một từ ‘thẳng’ thôi, lời kêu gọi của Vị Gioan Tiền Hô ở Tin mừng Marco, cũng giúp chúng ta hiểu được tất cả những gì chúng ta vừa nói đến.

– Tâm hồn và cách sống quanh co, vẹo vọ, dối Chúa, lừa người phải ‘dọn và sửa’ cho ngay thẳng.

– Tâm hồn và lối sống đầy hố sâu tham sân si, gây chia rẽ bất hoà, nặng thú vui dục vọng, phải ‘dọn và sửa’ cho bằng phẳng.

– Tâm hồn và lối sống thiếu trách nhiệm bổn phận, trục lợi, thu vén, chiếm đoạt.. xem ‘lương tâm không bằng lương tháng chân lý cũng như chân giò’ thì phải ‘dọn và sửa’ cho công thẳng.

 

Khi nhận bí tích rửa tội, người kitô hữu được trở nên ‘đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô’, hay nói cách khác là nhờ phép rửa tội, chúng ta được mang tước hiệu là Kitô hữu, mang danh Chúa Kitô, là một ‘Alter Christus: Kitô khác’.

Hay nói theo kiểu nói của ĐGH Phanxico ở buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 02-08-2017, trước 8.000 tín hữu và du khách hành hương là: ‘nhờ bí tích thánh tẩy Kitô hữu là người bị lây nhiễm ánh sáng của Thiên Chúa và trở thành một Cristoforo’. ‘Cristoforo’ có nghĩa là gì?  nghĩa là ‘kitô hữu thực sự’, mà ‘kitô hữu thực sự’ phải là một người mang Chúa Giêsu vào thế giới.

Vì bị ‘lây nhiễm ánh sáng của Thiên Chúa’ nên kitô hữu  phải sống trong hy vọng và sống trong ánh sáng của Thiên Chúa Cha, trong ánh sáng của Chúa Giêsu Cứu Thế, trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần.

Vì là một ‘Alter Christus: Kitô khác’ nên họ phải sống làm chứng và xây dựng một thế giới trong công bình và chính trực, trong ân sủng và thánh thiện, trong yêu thương và bình an (x. GH 36), để cho những người đang trải qua các tình trạng tang chế, tuyệt vọng, tối tăm và thù hận, hiểu và nhận ra nơi họ, từ những điều nhỏ nhặt nhất, vẫn chiếu toả ánh sáng và niềm hy vọng của Thiên Chúa trong đôi mắt, chiếu toả sự bình an và sự thanh thản ở sâu thẳm tâm hồn, dù trải qua những ngày phức tạp, rối ren, đen tối nhất cuộc đời…

 

Vị Gioan Tiền Hô kêu gọi chúng ta: ‘Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi’. Chúng ta hãy xét xem ‘con đường tâm hồn và lối sống’ của mình đang ở trong tình trạng nào? Amen.

 

M. Bảo Tịnh Nguyễn Đức Chánh (Viện phụ Đan viện Phước Lý)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...