Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

BÀI GIẢNG LỄ THÁNH BENADO (Bảo Tịnh, Viện Phụ Phước Lý)

 

ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý

 Kn 7, 7-10 ; 1Cr 1, 26-31 ; Mt 5, 13-19.

Điều gì đáng lưu ý trong Lời Chúa từ các bài đọc của ngày lễ thánh Bênađô? Có hai điều chúng ta nên lưu ý:

– Tìm kiếm, yêu mến và gắn bó với Đức Khôn Ngoan.

– Giá trị cái ‘là’ trong con người môn đệ.

 

1. Tìm kiếm, yêu mến và gắn bó với Đức Khôn Ngoan.

Đó là kinh nghiệm quí báu của vua Salomon đã chỉ cho chúng ta trong bài đọc 1. Ngài khuyên chúng ta : phải tìm kiếm, ham chuộng và đem hết tâm hồn và sức lực gắn bó với Đức Khôn Ngoan, vì ba lý do :

– Đức Khôn Ngoan có một giá trị rất quí giá không gì có thể so sánh được : dù cho đó là vương trượng hay ngai vàng, là trân châu hay bảo ngọc, là vàng hay bạc. Nếu đem so với Đức Khôn Ngoan, chúng chỉ là cát bụi và bùn đất.

– Đức Khôn Ngoan tồn tại mãi : những thứ mà con người ham chuộng như : sức khỏe, sắc đẹp và ánh sáng, thì cũng sẽ có ngày tàn còn Đức Khôn Ngoan tồn tại mãi.

– Đức Khôn Ngoan liên quan đến Thiên Chúa : Nó là hiện thân của Đức Kitô, do đó chúng ta phải gắn bó với Đức Khôn Ngoan. Sự gắn bó này được thể hiện qua ba hành vi: khao khát tìm kiếm, cầu xin để hiểu và ước ao nói về Đức Khôn Ngoan. Điều ấy muốn nói lên tương quan đi vào trong sự kết hiệp với Đức Kitô.

Việc tìm kiếm, yêu mến và gắn bó với Đức Đức Khôn rất cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Tuy nhiên, không phải sự khôn ngoan nào, chúng ta cũng yêu mến và tìm kiếm, nhưng phải có sự chọn lựa.

Chính bài đọc 2, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinthô, thánh Phaolô đã nói cho chúng ta phải chọn lựa sự khôn ngoan nào, vì có hai loại khôn ngoan : khôn ngoan theo kiểu thế gian và khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa.

– Khôn ngoan kiểu thế gian là tranh quyền đoạt vị, là tự cao tự phụ biểu dương sức mạnh và quyền lực, là tìm kiếm những gì người đời say mê thích thú. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó, sớm muộn gì thì cũng phải diệt vong.

– Khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa : là biết chọn lựa và nhận biết :

* Mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô, điều mà người Do Thái coi là ô nhục và dân ngoại cho là điền rồ, nhưng lại trở nên nguồn ơn cứu độ cho những ai yêu mến Thiên Chúa.

* Đức Kitô là Đấng cứu chuộc và qua cái chết của Người đem lại ơn cứu độ và sự công chính cho các Kitô hữu.

Điểm qua hai bài đọc đề cập đến ‘Đức Khôn Ngoan’, chúng ta cảm nhận được một Mầu nhiệm ‘qui kitô’. Chúa Kitô chính là đối tượng sống của Kitô hữu. Do đó, họ phải yêu mến, ra sức tìm kiếm và sống gắn bó với Người, vì Người là Đấng Cứu Độ họ.

 

2. Giá trị cái ‘là’ trong con người môn đệ.

Chúng ta cảm nhận được giá trị này, trong Tin Mừng theo thánh Matthêu, khi Chúa Giêsu  khẳng định với các môn đệ : ‘chính anh em là muối cho đời’ và ‘chính anh em là ánh sáng cho trần gian’

Hai lời khẳng định ấy, xét theo mặt ngôn từ hay ý nghĩa đều có thể hiểu được là : ‘đời sống của các môn đệ phải có ích lợi’. Sự  có ích này mang chiều kích phổ quát và toàn cầu, do hai cụm từ ‘cho đời và cho trần gian’.

Hiểu theo nghĩa đen và thực dụng: Muối là một thứ gia vị, nêm nếm làm cho món ăn thêm đậm đà và là chất ướp cho thức ăn khỏi hôi thối. Còn ánh sáng có công dụng giúp cho con người thấy được những gì trong môi trường sống của mình. Như vậy, chính tự bản chất, muối và ánh sáng đã giúp ích cho con người.

Trong bài đọc II Kinh Đêm, Tuần XX mùa Thường Niên, thánh Gioan Kim Khẩu cắt nghĩa hai câu nói của Chúa Giêsu : ‘chính anh em là muối cho đời và chính anh em là ánh sáng trần gian’ trong Tin Mừng theo thánh Matthêu, được hiểu theo hai nghĩa :

-Nghĩa thiêng liêng : ‘anh em là muối, là ánh sáng’, điều ấy có nghĩa là Ngài trao cho các môn đệ ‘Lời Sự Sống’. Không những để cho các môn đệ được ơn cứu rỗi mà còn cho cả trần gian cũng được ơn này nữa. Như thế, các môn đệ chính là người mang sự sống của Thiên Chúa để bản thân mình được sống, mà còn làm cho trần gian cũng được sống.

– Nghĩa luân lý hay hiện sinh :

* Muối tượng trưng cho các nhân đức : hiền lành, khiêm nhường, bác ái, công bình, tượng trưng cho người có trái tim trong sạch, yêu chuộng chân lý. Những nhân đức này để phục vụ tha nhân, sinh nhiều lợi ích cho mình và cho người.

* Ánh sáng tượng trưng cho tri thức, cho sự hiểu biết về Thiên Chúa hầu giúp cho những lời người môn đệ rao giảng có chiều sâu, lý lẽ sắc bén, giáo lý nghiêm minh để gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, người môn đệ phải nhớ : Thiên Chúa mới là Đấng cứu rỗi nhân loại và thánh hóa cuộc sống của con người; còn bổn phận của các môn đệ chỉ là muối và ánh sáng để ‘ướp’ và ‘soi sáng’ cho đời sống của con người luôn ở tình trạng sống trong ân nghĩa với Chúa, sống là con cái của Chúa, sống một đời sống mới và tôn thờ Thiên Chúa trong ‘Thần Khí và Sự Thật’. Bổn phận của họ quan trọng như vậy, nên họ phải ra sức sống kết hợp với Thiên Chúa, thanh luyện cuộc sống để ‘muối’ khỏi ra nhạt và ‘ánh sáng’ khỏi bị lu mờ. Vì khi ‘muối’ đã nhạt và ‘ánh sáng’ không còn chiếu sáng, chúng chỉ là đồ vô dụng và bị vứt bỏ.

Ngoài cuộc sống phải trở nên hữu ích cho tha nhân, những người môn để của Chúa Giêsu còn phải thận trọng trong cách sống, ý tứ giữ gìn lời nói việc làm của mình như thể đang sống trước mặt toàn dân thiên hạ và đang trình diễn đời sống của mình trên sân khấu trần gian, được ám chỉ qua câu nói : ‘thành xây trên núi không tài nào che khuất, và đèn đã thắp thì không để dưới thùng’.

Chúa Giêsu cho thấy tầm quan trọng, giá trị cái ‘là’ của người môn đệ. Vậy, đâu là cái ‘là’ của chúng ta và chúng ta dùng cái ‘là’ nào để giúp ích cho trần gian ?

M. Bảo Tịnh (Viện phụ Đan viện Phước Lý). 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...