Thứ Sáu, 18 Tháng 4, 2025

Bài suy niện Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm C

 

Bài suy niện Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm C

 M. Gregorio, An Phước

         Câu chuyện về người quản lý bất lương, được Chúa Giêsu kể qua ngòi bút của Thánh sử Luca trong chương 16, 1 – 13, nhằm để giáo huấn các môn đệ khi xưa, cũng như cho mỗi một người chúng ta ngày hôm nay.

 1. Sự khôn khéo của người quản lý bất lương

          “Nhà phú hộ” muốn ám chỉ tới hình ảnh của Thiên Chúa. “Người quản gia” nghĩa là người mang trách nhiệm quản lý tài sản của người khác. Theo như dụ ngôn, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng là người quản gia. Người quản gia trong câu chuyện này đã bị phát hiện, khi đang phung phí tài sản của chủ mình, và từ nay anh sẽ không còn là người làm trong nhà của chủ nữa. Như vậy, Tính gian lận của người quản gia đã đưa anh đi vào con đường cụt, và anh tự hỏi, rồi đây mình sẽ làm gì, khi không còn giữ chức quản lý?.

          Câu chuyện tưởng chừng như đang “nóng lên”, và đoán chắc ông chủ sẽ lập ban chuyên án để xử lý người quản gia bất lương này. Ai dè trang Tin Mừng lại cho thấy phần gây sốc trong câu chuyện, không những ông chủ không bỏ tù người quản gia, mà lại còn khen anh ta nữa là khác. Tại sao ông chủ lại khen người quan gia bất lương, trong khi những hành động của anh không mang tính trung thực?  Câu tiếp theo của dụ ngôn chỉ ra rằng: ông chủ không khen tặng “cái ác tâm” của anh ấy, nhưng khen vì sự cận thận, và cách đề phòng khéo léo của anh. Anh đã hành động thận trọng, biết lo xa, biết đặt lợi nhuận bây giờ cho phần thưởng tương lai.

            Kết thúc câu chuyện, và như vậy trang Tin Mừng không bận tâm đến việc lên án người quản gia bất lương ấy, nhưng chỉ muốn làm nổi bật lên “cái biệt tài” của anh, là biết “cách xoay sở”. Nghĩa là khi bị phát hiện ra chính bản thân mình đã phung phí hết tài sản của chủ và chắc chắn sẽ bị thôi việc, bấy giờ anh ta liền gọi những người thiếu nợ đến và sửa lại giấy nợ, nhằm giảm bớt phần nợ mà họ phải trả, để sau này con nợ nghĩ lại mà biết ơn anh ta.

  1. Cách thức trong việc sử dụng tiền của

 Nếu người quản lý bất lương đã biết sử dụng của cải vật chất chóng qua, để có bạn hữu và chuẩn bị cho tương lai của mình ở đời này, thì Chúa Giêsu cũng muốn mỗi người trong chúng ta là những tín hữu, là con cái ánh sáng và cũng là những môn đệ của Chúa phải biết chuẩn bị tương lai vĩnh cửu của mình bằng cách chia sẻ với người nghèo qua việc bố thí.

 Khi nói đến việc“bố thí”, là ám chỉ tới trường hợp “cho” và “chia sẻ” với những người bần cùng nghèo khổ. Và trường hợp khi người môn đệ đem những gì mình có để cho, để dâng hiến, để hy sinh và để làm việc thiện…..thì những  hành động ấy chính là nơi nương tựa vững chắc và trường tồn cho tương lai của họ. Chính vì thế, Chúa Giêsu mới nói: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 13, 9).

         Tiền của không phải là xấu, khi chúng ta sử dụng nó như là một phương tiện, để giúp cho việc trao đổi của chúng ta. Khi nói “hãy dùng tiền của bất chính”, Chúa Giêsu biết trước được bản tính của con người: không thể mãi thu gom tiền của, mà không mất lòng tin tưởng vào Chúa, và không làm hại đến tha nhân.

         Trong cách thức sử dụng của cải vật chất, nếu chúng ta biết dùng để làm điều thiện, giúp đỡ người thiếu thốn, cũng như phục vụ nhau vì lợi ích chung, nó sẽ trở thành phương tiện tốt cho chúng ta. Trái lại, nếu xem của cải vật chất như là “cứu cách”, là mục đích tối hậu của cuộc đời, thì vô tình làm cho chúng ta bị nộ lệ bởi của cải. Vì lòng tham lam, và việc tích trữ của cải là mối nguy hiểm lớn, làm cản trở con đường tìm kiếm Nước Trời và đưa chúng ta xa rời Thiên Chúa.

         Người thanh niên giàu có được mời gọi bán hết của cải mình có để đi theo Chúa. Thế nhưng anh ta đã buồn sầu và bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. Qua đó, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh chúng ta: “Người giàu có vào Nước Trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim” (Mt 19, 23 – 24; Mc 10, 25). Chính vì thế không lạ gì thái độ của Chúa Giêsu cương quyết, và đòi hỏi các môn đệ của mình phải có sự chọn lựa dứt khoát: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).

         Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthêu 6, 33 đã hứa với chúng ta: Trước hết anh em hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho. Theo toan tính của thế gian, người ta thường lấy của cải vật chất làm ưu tiên số một, và cho rằng của cải vật chất sẽ giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống của con người. Hơn nữa, họ xem đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, có tiền là có tất cả. Thế nhưng, là người môn đệ của Đức Kitô, chúng ta phải sẵn sàng, mau mắn từ bỏ mọi sự để tìm kiếm Chúa và phụng sự một mình Ngài. Và một khi đã chọn Chúa, ắt người môn đệ sẽ biết sử dụng tiền của và tất cả những gì Chúa ban để phụng sự Ngài. Nếu sống theo tôn chỉ ấy, người môn đệ của Chúa sẽ không bị nô lệ bởi vật chất, sẽ không bán rẻ lương tâm vì tiền của, nhưng sẽ coi trọng con người hơn mọi của cải, và đặt các giá trị luân lý đạo đức lên trên các giá trị vật chất.

 3. Bài học rút ra từ người quản lý bất lương

          Hành động của người quản lý bất lương đã đích thân đi đến từng “con nợ”, để sửa lại giấy nợ, là nhằm diễn tả tình bạn cao hơn và bền vững hơn những gì là của cải vật chất. Từ món nợ một trăm, viết xuống năm mươi, hoặc từ một ngàn viết xuống tám trăm, cũng nhằm nói lên sự can đảm của người quản lý, dám dẹp bỏ cái hào quang tôn tiền bạc lên làm chúa tể, để đổi lấy sự thân tình, cũng như mối tương quan của những người đã từng mắc nợ ông chủ của anh. Chính vì nhanh chóng hiểu ra được điều đó, nên ông chủ khen người quản gia bất lương này khôn khéo, biết cách tìm cái bảo đảm cho tương lai của mình.

          Là người Kitô hữu, chúng ta chọn Chúa hay chọn tiền bạc? Chúng ta đã quá lo lắng đến của cải vật chất, hay đã luôn tín nhiệm vào Thiên Chúa quan phòng? Có bao giờ chúng ta bỏ thời gian, cũng như những cuộc vui chơi giải trí, để thăm viếng những người bất hạnh hoặc để kết hiệp thân tình với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện chưa?

          Xin Chúa cho chúng ta biết tìm kiếm trước hết là Nước Thiên Chúa và sự thánh thiện của Người, và tin chắc rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta mọi sự khác mỗi khi chúng ta cần đến, vì Chúa là Cha giàu lòng thương xót và hằng yêu thương săn sóc chúng ta.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình

    TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH (Ga 8,1-11) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khác với các kinh sư và người Pharisêu, Đức Giêsu...

Con đường: Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – C

Chúa nhật 5 mùa chay C CON ĐƯỜNG Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11 Án Khảm Muốn tiến tới phải ra đi. Muốn đi phải có đường. Không...

Chúa Nhật IV Mùa Chay: Điều kiện để trở về

Điều kiện để trở về Lc 15,1-3.11-32 M. Bosco Hùng      Sám hối trở về là hành động cần được thực hiện, đặc biệt trong mùa...