Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Bài suy niệm Chúa Nhật 27 TN năm B

SỐNG MỘT MÌNH KHÔNG TỐT

 St 2,18-24; Mc 10, 2-16 

Pdm – Đan viện Fatima

 

Trong các Chúa nhật thường niên, phụng vụ thường đọc cho chúng ta nghe một cách liên tiếp các đoạn chính yếu trong một sách Tin Mừng. Năm nay, năm B, Giáo Hội cho chúng ta đọc sách Tin Mừng theo Thánh Marco.

Để giúp chúng ta hiểu rõ đoạn Tin Mừng, phụng vụ chọn một đoạn Cựu ước có khả năng hướng lòng chúng ta về mạc khải của Đức Giêsu và để chúng ta thấy chính Người đã đến không phải để xoá bỏ, nhưng là để kiện toàn và hoàn tất Luật cũ và mọi lời Ngôn sứ. Cụ thể, hôm nay, bài sách Sáng Thế được chọn theo bài Tin Mừng. Chúa Giêsu đã nhắc lại một câu ở sách Sáng Thế « Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ, vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt… ».

Chúng ta sẽ thấy bài Tin Mừng và bài sách Sáng Thế nói đến sự gắn bó thắm thiết trong tương quan giữa người nam và người nữ. Nhưng sánh sao được với niềm an ủi và thắm thiết giữa Đức Kitô và môn đệ của Người.

Khi chúng ta còn tuổi thơ, để sống còn, chúng ta cần có những người khác nuôi nấng. Và khi đến cuối cuộc đời, chúng ta cũng cần có những người khác giúp đỡ. Và đây là một bí quyết : khoảng giữa cuộc đời, chúng ta cần có những người khác.

Sách Sáng Thế viết : Thiên Chúa phán : « Không tốt, nếu Adam chỉ có một mình ». Tại sao không tốt ? Một sự vật được gọi là tốt khi bản tính của nó được hoàn thiện. Thế mà bản tính của Adam hướng về đời sống xã hội, gia đình, cộng đoàn. Một điều chúng ta ít lưu tâm là tác giả sách Sáng Thế nối liền hai câu : « Thiên Chúa dựng con người theo hình ảnh của Ngài » và « theo hình ảnh Ngài, Thiên Chúa dựng họ có nam có nữ ». Vậy phải chăng những người sống ơn gọi gia đình, mới nên giống hình ảnh Chúa ? Không, Thiên Chúa đâu có thể xác. Vì thế, chữ « hình ảnh » của Chúa đây là bản tính yêu thương của Chúa (DT 1, 3), nên, bất cứ ai sống yêu thương là nên giống Thiên Chúa (Ga 13, 35). Thương yêu nhau, tất nhiên muốn cùng chung sống và cùng chia sẻ hạnh phúc cho nhau. Nhưng tình yêu mang tính song phương. Vì thế, không thể có tình yêu mà không có trao và nhận giữa hai nhân vị.

Tuy rằng, một đôi khi, ở một mình đối với chúng ta là điều tốt và cần thiết. Nhưng đây không phải là chuyện thường xuyên. Con người là con vật có tính xã hội, được mô tả như là một hữu thể cần hiệp thông và thông cảm. Con người không thể sống cô đơn cho dù đang ở giữa một cảnh bồng lai tiên cảnh như nơi vườn địa đàng. Chúng ta không tự mình mà hoàn chỉnh. Nhân tính không thể có được trong sự đơn độc. Chúng ta cần đến những người khác. Cảm thấy có nhu cầu này không phải là dấu chỉ của sự bệnh hoạn mà là dấu chỉ của sự lành mạnh. Sự không lành mạnh, do đó, được định nghĩa như là thiếu sự tiếp xúc với người khác.

Con sư tử hay con heo rừng nguy hiểm nhất không phải là một con sống thành bầy hoặc có tiếng gầm to nhất mà con bước đi một mình trong thinh lặng. Những kẻ giết người hàng loạt hầu như lúc nào cũng như người cô độc và giận dữ. Người phạm tội tự sát thường là những người rơi vào tình trạng hoàn toàn cô đơn, cô lập.

Sự cô đơn, cô lập là một hoàn cảnh đau khổ nhất. Nó làm cho người ta quay về chính mình và có thể dẫn tới bạo lực và rượu chè. Sự sợ hãi, sỉ nhục, phạm tội làm cho người ta muốn ở lỳ mãi trong sự cô đơn của họ.

Trong khi tạo dựng, Thiên Chúa đã cho Adam các thú vật. Nhưng Adam không tìm thấy trong các con vật ấy một đối tượng phù hợp với mình. Rồi Thiên Chúa cho Adam một người phụ nữ. Và khi Adam nhìn thấy nàng, ông nhận ra bà là người đồng hành và là người phối ngẫu của ông. Bà được làm ra bởi « xương sườn » của ông, có cùng một nhân phẩm như ông và do đó bình đẳng với ông. Một cộng đoàn thật sự chỉ có thể thiết lập giữa những người bình đẳng.

Trong hôn nhân, Thiên Chúa đáp ứng nhu cầu của con người về tình bạn, sự đồng hành, sự thân mật và ấm cúng – con người thiết tha mong ước những điều đó, nhưng tìm thấy rất khó. Những nhu cầu ấy cũng có thể được đáp ứng khi người ta sống trong một cộng đoàn. Và những người có quan hệ thân mật với Thiên Chúa sẽ không bao giờ cô độc nữa.

Khi con người kết hôn họ đem vào cuộc hôn nhân của họ không chỉ sức mạnh mà cả sự yếu đuối của họ. Tất cả chúng ta đều bị tội lỗi và lòng ích kỷ làm tổn thương. Đi vào hôn nhân là đi vào một trường học yêu thương, một trường học trong đó mọi người đều là những học sinh « đang học ». Dây liên kết mà hai người cam kết trong ngày hôn lễ không được làm bằng vật liệu không hư hỏng, nhưng bằng những bất toàn của con người và do đó có thể bị gãy đổ. Chỉ có một dây liên kết không gãy đổ là dây liên kết mà Thiên Chúa hình thành với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.

Những điều gì làm cho dây liên kết hôn nhân bị yếu đi ? Thiếu sự tôn trọng, thiếu sự hiệp thông, tính ích kỷ và trên hết là không còn trung tín. Sự tôn trọng, hiệp thông, lòng vị tha và trung tín làm cho sự liên kết trở nên mạnh mẽ.

Những mối quan hệ phải được củng cố, xây dựng. Nếu thờ ơ, lãnh đạm chắc chắn chúng giống như một khu vườn không có người chăm sóc. Người ta không nên e sợ mà phải đi tìm sự giúp đỡ nếu mình cảm thấy khó khăn trong hôn nhân. Những mối quan hệ vượt qua dông bão trở nên vững chắc hơn. Các cặp vợ chồng phải cương quyết đặt hôn nhân của họ và con cái họ lên trên những thành công và kinh tế.

Thiên Chúa dựng nên chúng ta để yêu thương – nhận và cho tình yêu. Tuy nhiên, khả năng yêu thương không phải là một vật mà Thiên Chúa ban cho đôi lứa trong ngày hôn lễ cùng với mọi quà tặng khác. Tình yêu là một điều mà người ta phải học biết và thực hành. Hành trình thực sự mà đôi vợ chồng mới cưới phải thực hiện, không còn là cuộc hành trình cô độc, mà là cuộc hành trình đi từ tính ích kỷ đến tình yêu.

Không có gì thách thức tình yêu bằng hôn nhân, và cũng không có gì đem lại cho tình yêu cơ hội trưởng thành bằng hôn nhân. Những con cá vàng trong chậu hòa hợp với nhau dễ dàng, còn hai người sống chung ít lâu sẽ có vấn đề. Khi hai người kết hôn, họ đem đến hôn nhân sức mạnh và sự yếu đuối, tình yêu và thù hận, va chạm và tổn thương, hy vọng và sợ hãi. Những ưu điểm và khuyết điểm đó là những cơ hội để trưởng thành và thách thức trong hôn nhân.

Khi chúng ta tham dự Bí tích Tình yêu, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta kết hợp mật thiết với Ngài. Và đồng thời Chúa sẽ tăng thêm cho chúng ta sức mạnh kết hợp với nhau như các chi thể trong một thân thể. Với ơn của Chúa, chúng ta sẽ lướt thắng được mọi khó khăn trong tương giao xã hội và đặc biệt trong quan hệ gia đình, cộng đoàn, để khi chúng ta mến Chúa nhiều, chúng ta cũng đoàn kết yêu thương nhau nhiều ; không phải chỉ bằng cảm tình và lời nói hoặc lời cầu nguyện, mà bằng cả việc làm, hy sinh, cố gắng. Như vậy, sống đạo tốt thì gia đình, cộng đoàn và xã hội cũng tốt theo. Và chúng ta sẽ thấy đời người thật đáng sống khi có ơn Chúa.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...