Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN  

BÀI SUY NIÊM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN
 ( G7,1.4-7;1Cr9,16-23; Macco 1,29-39)

M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, CT

Đoạn Tin Mừng hôm nay là một bài trình thuật của thánh sử Macco về hoạt động của Chúa Giêsu tại Caphacnaum, với ba sự kiện: Thứ nhất, Chúa Giêsu chữa lành bệnh cho mẹ vợ ông Simon. Thứ hai, Người chữa lành cho nhiều người hết bệnh. Thứ ba, Người cầu nguyện lúc trời con sáng. Chúng ta cùng nhau phân tích những sự kiện này và tìm hiểu điều thánh Macco muốn gửi gắm trong đoạn Tin Mừng hôm nay.

* Thứ nhất: Chúa Giêsu chữa lành bệnh cho mẹ vợ ông Simon Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta nhìn thoáng qua từ câu 29 đến 30, thánh Macco có ý gì khi nêu tên bốn môn đệ đầu tiên được Đức Giêsu tuyển chọn, mà hôm nay cũng có mặt và cho họ chứng kiến phép lạ này. Phải chăng đây là một dụng ý của thánh Macco muốn làm nổi bật vai trò của các ông trong những biến cố trọng đại của Chúa Giêsu? Điều này được minh chứng khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabore, Người cũng đem theo ba môn đệ này (x. Mc 9,2-8; Lc 9,28-36; Mt 17,1-8). Hai sự kiện này tuy xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chính họ được chứng kiến uy quyền của Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu. Mầu nhiệm này đang được vén mở ngay ngày đầu Chúa Giêsu công khai rao giảng Tin Mừng và lúc chuẩn bị kết thúc cuộc loan báo Tin Mừng để chuẩn bị lên Giêsusalem chịu khổ nạn.
Thánh Macco cốt ý nêu lên hai sự kiện này để độc giả thấy rõ Chúa Giêsu từng bước củng cố niềm tin cho các ông. Trở lại với phép lạ chữa bệnh cho mẹ vợ ông Simon. Chúa Giêsu cho thấy quyền năng của Thiên Chúa nơi Người, nên làm được mọi sự mà không
gì có thể cản lại được ý muốn của Người. Cụ thể, Chúa Giêsu chỉ cần chạm đến tay bà lập tức căn bệnh biến mất, bà chỗi dậy phục vụ các Người. Sự kiện khỏi bệnh của bà một cách lạ lùng trước sự chứng kiến của bốn môn đệ là sự xác tín về uy quyền của Thiên Chúa: “Đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được” (Lc 1,34).

* Thứ hai: Chúa Giêsu chữa lành nhiều người đau yếu bệnh tật. Mở đầu đoạn trình thuật này thánh Macco rất khéo léo khi đưa một trạng từ chỉ thời gian đặt ở đầu câu như một sự nhắc nhở độc giả vì đó là ngày Sabat: “Chiều đến” cụ thể hơn là khi mặt trời đã lặn, nghĩa là khi các ánh sao trên bầu trời bắt đầu xuất hiên. Đó là thời gian của ngày khác. (Người Do thái tính ngày bắt đầu từ chiều hôm trước và kết thúc vào chiều ngày hôm sau). Do đó, khi mặt trời lặn người ta đưa người bệnh đến để được Chúa Giêsu chữa lành mà không còn bị luật ngày Sabat cấm; và bất cứ ai đến với Nguời đều được chữa lành. Hành động
này nói lên lòng nhân hậu của Chúa dành cho các bệnh nhân và tội nhân.
Hơn nữa việc Chúa chữa bệnh nói lên sự quan tâm và săn sóc của Người đến tình trạng thể thể lý con người. Người hiểu rõ nỗi đau thể lý làm ảnh hướng đến sức khỏe của họ. Ở một khía cạnh khác, người Do Thái quan niệm bệnh tật do bởi tội lỗi mà ra. Như vậy, khi Chúa chữa lành bệnh cho họ đồng nghĩa với việc họ được thanh sạch về thể xác và tâm hồn. Đó là một khía cạnh khác mà thánh sử Macco muốn gửi tới độc giả trong bài Tin Mừng hôm nay.

* Thứ ba: Người lên núi cầu nguyện lúc sáng sớm
Hình ảnh này cho thấy hoạt động của Chúa Giêsu luôn đặt trọng tâm trong việc cầu nguyện, gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Đồng thời, Chúa Giêsu nêu gương cho các môn đệ về sự cần thiết của không gian thanh vắng để cầu nguyện. Bởi vì, đám đông và sự ồn ào có thể làm sao lãng đời sống nội tâm của người môn đệ. Hơn nữa, ở đó người môn đệ dễ bị ru ngủ bởi những lời ca khen của đám đông mà quyên mất sứ vụ loan báo Tin Mừng. Bài học đầu tiên này tuy đơn giản nhưng là một nét huấn luyện căn bản cho các môn đệ. Có thể lúc này các ông còn đơn sơ chưa nhận ra nhưng càng về sau các ông càng hiểu rõ điều này: hoạt động và cầu nguyện luôn bổ túc cho nhau. Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Tức là Người đang có một sự liên kết mật thiết với Chúa Cha và luôn sống trong tương quan thân tình Cha – Con. Điều này đòi hỏi Người cần đến một sự thinh lặng để
chìm sâu trong sự kết hợp với Cha. Hơn nữa, việc Chúa Giêsu chọn nơi thanh vắng để cầu nguyện cũng là cách Người nêu gương cho các môn đệ nên có sự khiêm tốn. Nghĩa là sau khi phục vụ xong hãy nhìn nhận những ơn lành mà mình lãnh nhận được như: chữa bệnh hay trừ quỉ là nhờ ân sủng và sức mạnh Chúa ban. Do vậy, chúng ta hãy luôn tạ ơn Chúa và quy hướng tất cả về Người. Đàng khác, ơn mà người môn đệ lãnh nhận không phải chỉ dành riêng cho bản thân nhưng là để trao ban. Đây cũng là lời mời gọi “ra đi” để loan báo cho mọi người về những ơn phúc mà mình đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. Ra đi đến mọi làng mạc đó là thao thức và khát vọng của Chúa Giêsu, vì ở những nơi đó còn nhiều người đang sống trong bóng tối của sự chết vì họ chưa được đón nhận Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa. Bởi vậy, ra đi trong lúc này đòi hỏi một sự can đảm và quảng đại dấn thân.

Ước gì thao thức của Chúa Giêsu đến với các làng mạc để loan báo Tin Mừng cũng là thao thức của mỗi chúng ta. Nhìn ra những làng mạc xung quanh và nhiều nơi trên quê hương vẫn còn biết bao người chưa biết đến Tin Mừng. Chúng ta cần phải hướng tâm hồn của mình đến với những “ngoại vi” này để tích cực cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của
Chúa bằng chính ơn gọi và bậc sống của mình.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...