Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN  

BÀI SUY NIÊM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN
 ( G7,1.4-7;1Cr9,16-23; Macco 1,29-39)

M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, CT

Đoạn Tin Mừng hôm nay là một bài trình thuật của thánh sử Macco về hoạt động của Chúa Giêsu tại Caphacnaum, với ba sự kiện: Thứ nhất, Chúa Giêsu chữa lành bệnh cho mẹ vợ ông Simon. Thứ hai, Người chữa lành cho nhiều người hết bệnh. Thứ ba, Người cầu nguyện lúc trời con sáng. Chúng ta cùng nhau phân tích những sự kiện này và tìm hiểu điều thánh Macco muốn gửi gắm trong đoạn Tin Mừng hôm nay.

* Thứ nhất: Chúa Giêsu chữa lành bệnh cho mẹ vợ ông Simon Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta nhìn thoáng qua từ câu 29 đến 30, thánh Macco có ý gì khi nêu tên bốn môn đệ đầu tiên được Đức Giêsu tuyển chọn, mà hôm nay cũng có mặt và cho họ chứng kiến phép lạ này. Phải chăng đây là một dụng ý của thánh Macco muốn làm nổi bật vai trò của các ông trong những biến cố trọng đại của Chúa Giêsu? Điều này được minh chứng khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabore, Người cũng đem theo ba môn đệ này (x. Mc 9,2-8; Lc 9,28-36; Mt 17,1-8). Hai sự kiện này tuy xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chính họ được chứng kiến uy quyền của Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu. Mầu nhiệm này đang được vén mở ngay ngày đầu Chúa Giêsu công khai rao giảng Tin Mừng và lúc chuẩn bị kết thúc cuộc loan báo Tin Mừng để chuẩn bị lên Giêsusalem chịu khổ nạn.
Thánh Macco cốt ý nêu lên hai sự kiện này để độc giả thấy rõ Chúa Giêsu từng bước củng cố niềm tin cho các ông. Trở lại với phép lạ chữa bệnh cho mẹ vợ ông Simon. Chúa Giêsu cho thấy quyền năng của Thiên Chúa nơi Người, nên làm được mọi sự mà không
gì có thể cản lại được ý muốn của Người. Cụ thể, Chúa Giêsu chỉ cần chạm đến tay bà lập tức căn bệnh biến mất, bà chỗi dậy phục vụ các Người. Sự kiện khỏi bệnh của bà một cách lạ lùng trước sự chứng kiến của bốn môn đệ là sự xác tín về uy quyền của Thiên Chúa: “Đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được” (Lc 1,34).

* Thứ hai: Chúa Giêsu chữa lành nhiều người đau yếu bệnh tật. Mở đầu đoạn trình thuật này thánh Macco rất khéo léo khi đưa một trạng từ chỉ thời gian đặt ở đầu câu như một sự nhắc nhở độc giả vì đó là ngày Sabat: “Chiều đến” cụ thể hơn là khi mặt trời đã lặn, nghĩa là khi các ánh sao trên bầu trời bắt đầu xuất hiên. Đó là thời gian của ngày khác. (Người Do thái tính ngày bắt đầu từ chiều hôm trước và kết thúc vào chiều ngày hôm sau). Do đó, khi mặt trời lặn người ta đưa người bệnh đến để được Chúa Giêsu chữa lành mà không còn bị luật ngày Sabat cấm; và bất cứ ai đến với Nguời đều được chữa lành. Hành động
này nói lên lòng nhân hậu của Chúa dành cho các bệnh nhân và tội nhân.
Hơn nữa việc Chúa chữa bệnh nói lên sự quan tâm và săn sóc của Người đến tình trạng thể thể lý con người. Người hiểu rõ nỗi đau thể lý làm ảnh hướng đến sức khỏe của họ. Ở một khía cạnh khác, người Do Thái quan niệm bệnh tật do bởi tội lỗi mà ra. Như vậy, khi Chúa chữa lành bệnh cho họ đồng nghĩa với việc họ được thanh sạch về thể xác và tâm hồn. Đó là một khía cạnh khác mà thánh sử Macco muốn gửi tới độc giả trong bài Tin Mừng hôm nay.

* Thứ ba: Người lên núi cầu nguyện lúc sáng sớm
Hình ảnh này cho thấy hoạt động của Chúa Giêsu luôn đặt trọng tâm trong việc cầu nguyện, gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Đồng thời, Chúa Giêsu nêu gương cho các môn đệ về sự cần thiết của không gian thanh vắng để cầu nguyện. Bởi vì, đám đông và sự ồn ào có thể làm sao lãng đời sống nội tâm của người môn đệ. Hơn nữa, ở đó người môn đệ dễ bị ru ngủ bởi những lời ca khen của đám đông mà quyên mất sứ vụ loan báo Tin Mừng. Bài học đầu tiên này tuy đơn giản nhưng là một nét huấn luyện căn bản cho các môn đệ. Có thể lúc này các ông còn đơn sơ chưa nhận ra nhưng càng về sau các ông càng hiểu rõ điều này: hoạt động và cầu nguyện luôn bổ túc cho nhau. Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Tức là Người đang có một sự liên kết mật thiết với Chúa Cha và luôn sống trong tương quan thân tình Cha – Con. Điều này đòi hỏi Người cần đến một sự thinh lặng để
chìm sâu trong sự kết hợp với Cha. Hơn nữa, việc Chúa Giêsu chọn nơi thanh vắng để cầu nguyện cũng là cách Người nêu gương cho các môn đệ nên có sự khiêm tốn. Nghĩa là sau khi phục vụ xong hãy nhìn nhận những ơn lành mà mình lãnh nhận được như: chữa bệnh hay trừ quỉ là nhờ ân sủng và sức mạnh Chúa ban. Do vậy, chúng ta hãy luôn tạ ơn Chúa và quy hướng tất cả về Người. Đàng khác, ơn mà người môn đệ lãnh nhận không phải chỉ dành riêng cho bản thân nhưng là để trao ban. Đây cũng là lời mời gọi “ra đi” để loan báo cho mọi người về những ơn phúc mà mình đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. Ra đi đến mọi làng mạc đó là thao thức và khát vọng của Chúa Giêsu, vì ở những nơi đó còn nhiều người đang sống trong bóng tối của sự chết vì họ chưa được đón nhận Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa. Bởi vậy, ra đi trong lúc này đòi hỏi một sự can đảm và quảng đại dấn thân.

Ước gì thao thức của Chúa Giêsu đến với các làng mạc để loan báo Tin Mừng cũng là thao thức của mỗi chúng ta. Nhìn ra những làng mạc xung quanh và nhiều nơi trên quê hương vẫn còn biết bao người chưa biết đến Tin Mừng. Chúng ta cần phải hướng tâm hồn của mình đến với những “ngoại vi” này để tích cực cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của
Chúa bằng chính ơn gọi và bậc sống của mình.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...