Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Các bài giảng Chúa Nhật CHÚA CHIÊN LÀNH (Hiền Lâm)

 File Audio

 

Bài giảng I: Ga 10,1-10

 

“ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO”

 

Bài Tin Mừng trong Chúa Nhật IV Phục Sinh là một hình ảnh thật thân thương về người mục tử và đàn chiên. Chúa Giêsu tự ví mình như người mục tử chăm sóc đàn chiên là mọi Kitô hữu tin vào Người. Một điều rất khác trong cách nói đầy ý nghĩa biểu tượng là Chúa Giêsu vừa ví mình như là mục tử, vừa là cửa chuồng chiên, thậm chí vừa là con chiên.

Trong Cựu Ước, dân Do Thái thường dành tước hiêu “mục tử” cho Thiên Chúa. Người chính là mục tử, đã dẫn dắt họ qua sa mạc, qua biển Đỏ để tiến vào miền đất hứa. Người đã chăm sóc, dưỡng nuôi họ bằng manna, bằng chim cút, bằng suối nước vọt lên từ tảng đá. Như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, thì Thiên Chúa cũng và đã luôn ở giữa dân Người để chia sẻ những buồn vui gian khổ với họ.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã tự sánh ví mình như người mục tử nhân lành. Khác với những kẻ chăn thuê và giữ mướn, những kẻ trộm cướp và lợi dụng, người mục tử đích thực chỉ biết phục vụ đoàn chiên và giải thoát đoàn chiên khỏi mọi sự dữ.

Dưới đây chúng ta cùng chiêm ngắm lần lượt hình ảnh của một Đức Giêsu đầy yêu thương gần gũi qua chân dung người mục tử:

 

* Là cửa chuồng chiên.

Khi ví mình là cửa ra vào chuồng chiên, Chúa Giêsu không còn cách nào rõ hơn để xác quyết độc quyền của Người trong việc thông ban ơn cứu rỗi. Người khẳng định rằng người ta không thể tranh chấp với Người được, vì Người là cửa cứu rỗi duy nhất mà tất cả phải chấp nhận đi qua, và không ai có đặc ân được miễn, ngay cả những kẻ xem ra được trao phó một chức quyền thiêng liêng trong cộng đoàn tín hữu.

Khi xưng mình là cửa duy nhất, Chúa Giêsu đã dẹp tan mọi lối biện luận cào bằng tôn giáo và tìm sự giải thoát khác ngoài Người. Tuy nhiên, không phải là tất cả mọi người không mang danh hiệu Kitô hữu cách chính thức đều bị ở ngoài chuồng chiên cả đâu, nhưng Chúa Giêsu muốn nói rằng ngay cả người ngoại giáo nào có thiện chí, người vô thần nào cố gắng sống ngay thẳng theo lương tâm, đều đã chỉ nhờ một mình Chúa Kitô mà được như vậy, nghĩa là khi không biết mà vẫn sống lương tâm ngay thẳng thì mặc nhiên ở trong Đức Kitô là Sự Thật.

Với lời khẳng định: Ta là cửa chuồng chiên, ai qua Ta mà vào thì được cứu rỗi, người ấy sẽ tìm thấy của nuôi thân, Chúa Giêsu muốn nói lên rằng: Nơi Người, chúng ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa và anh em. Nơi Người, chúng ta được cứu rỗi và tìm thấy niềm hạnh phúc Nước Trời.

Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào Thiên Quốc, nơi chiên nghỉ ngơi đời đời.

Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Muốn đi vào đoàn chiên và phục vụ đoàn chiên thì người ta sẽ đi qua cửa chính mà vào, tất cả mọi lối đi vào khác đều là lối đi của quân trộm cướp. Qua hình ảnh này, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, chỉ có một cung cách phục vụ duy nhất đó là phục vụ như Người đã phục vụ, nghĩa là sẵn sàng hiến thân cho và vì tha nhân mà thôi. Ai sống và phục vụ như Chúa Giêsu thì kẻ ấy thuộc về Người, còn ai sống ngược lại cung cách phục vụ của Người thì kẻ ấy chỉ là quân trộm cướp mà thôi.

 

* Biết từng con chiên

Người mục tử biết từng con chiên và gọi tên từng con chiên… Thật vậy, người mục tử thường phải hiện diện với bầy chiên của mình suốt khoảng thời gian ngày lẫn đêm. Người mục tử ấy phải biết rõ chiên mình: con nào đau, con nào mạnh, con nào còn, con nào bỏ bầy đi lạc.

Ngày xưa, Thiên Chúa nói với dân riêng của Người qua môi miệng tiên tri Isaia: “Đừng sợ, Ta đã gọi ngươi bằng tên riêng của ngươi”. Cũng thế, như người mục tử, Chúa Giêsu cũng biết rõ mỗi người chúng ta một cách vừa thân mật lại vừa sâu xa. Người biết ai trong chúng ta đang yếu kém về đức tin, ai trong chúng ta thường ngã lòng, ai trong chúng ta hay bỏ bầy để đi hoang. Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Trái lại, Người luôn ở cạnh chúng ta để nâng đỡ, phù trợ. Và nếu như chúng ta có lầm đường lạc lối, thì chính Người sẽ tìm kiếm chúng ta, vì Người ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Chúa Giêsu đưa ra khuôn mẫu mục tử nhân lành là chính Chúa. Cả cuộc đời không tìm an nhàn cho bản thân. Người dong duổi gió bụi để tìm từng con chiên lạc đưa về ràn. Vì sự sống của đàn chiên, Người sẵn sàng đối phó với sự dữ để bảo vệ đàn chiên. Người đã chấp nhận cái chết để đàn chiên được sống.

Đó cũng là mẫu gương cho mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều là mục tử của Chúa khi chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ anh em mình. Mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm trước sự an nguy của đồng loại. Mỗi người chúng ta đều có bổn phận đẩy lùi sự dữ đang hoành hành trong môi trường sống của chúng ta. Không ai được phép bàng quan trước sự dữ đang bủa vây gia đình, xóm làng của mình. Không ai được phép vô trách nhiệm trước bữa no bữa đói của cha mẹ, con cái hay hàng xóm láng giềng. Nếu mỗi người chúng ta đều biết sống có trách nhiệm với anh em thì dòng đời này sẽ bớt đi những trái ngang, sẽ vơi đi những giọt nước mắt buồn đau, tủi hờn. Nếu mỗi người chúng ta đều biết đưa vai gánh đỡ gánh nặng cho anh em, và biết dùng đôi vai làm điểm tựa nâng đỡ anh em, thì cuộc đời này sẽ là một thiên đàng mà con người đang hưởng nếm những giây phút ngọt ngào nhất của tình người, của hạnh phúc yêu thương.

 

* Đi trước đoàn chiên

Một trong những việc mục tử thường phải làm, đó là đi trước để tìm đường nẻo bảo đảm và an toàn cho đoàn chiên yên hàn theo sau.

Mục tử cần nhìn xa trông rộng xem có thú dữ, trộm cắp gần kề hay không? Và nhất là phải để ý đến con đường ở trước mặt, vì có những con đường sẽ dẫn tới vực thẳm nguy hiểm hay rừng rậm vướng chân, có những con đường sẽ dẫn tới ngõ cụt không lối ra. Chủ chăn cần phải nghiên cứu kỹ xem con đường mình sẽ đưa đoàn chiên đi qua đó có khúc quanh nào nguy hiểm, có hốc đá nào cheo leo, có cỏ dại nào cần nhổ.

Cũng thế, trong đời sống riêng tư, biết bao nhiêu biến cố đã xảy đến trong cuộc đời và bàn tay Chúa đã dẫn dắt chúng ta vượt qua một cách bình an mà ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa hay biết. Đã bao nhiêu lần chúng ta thất bại trắng tay mà rồi tới ngày hôm nay vẫn chưa phải chết đói. Biết bao nhiêu lần chúng ta gặp phải những cảnh lo âu, nhưng rồi lại được tai qua nạn khỏi. Chúng ta có biết rằng đó là bàn tay nhân từ của Chúa đã chăm sóc chúng ta.

 

* Cho chiên được sống và sống dồi dào.

Hiểu biết về con chiên mà thôi chưa đủ, người mục tử ấy còn phải dám hiến thân cho bầy chiên của mình, thậm chí dám hy sinh cả mạng sống của mình nữa, trong những trường hợp hiểm nguy. Chính trong bối cảnh này mà chúng ta có thể hiểu rõ hơn lời xác quyết của Chúa, khi Người nói: Ta là mục tử nhân lành. Thực vậy, Người muốn cho chúng ta hay: mối tương giao và sự hiến thân của Người cho chúng ta cũng giống như mối tương giao và sự hiến thân của mục tử cho đàn chiên của mình.

Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào.

Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.

Nếu Người đã nói: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”, là Người muốn chúng ta được sống tràn trề bên dòng suối Lời Chúa và sung mãn với lương thực Thánh Thể của Người.

 

Lạy Chúa Giêsu, khi mừng lễ Chúa Chiên Lành, chúng con cũng dành cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ, xin Chúa ban cho chúng con có nhiều tâm hồn quảng đại, biết dấn thân vô điều kiện, và phục vụ vô vị lợi cho đàn chiên Chúa. Amen.

 

 

Bài giảng 2:  Ga 10,11-18

 

“TÔI  BIẾT CÁC CHIÊN CỦA TÔI VÀ CÁC CHIÊN CỦA TÔI BIẾT TÔI”

 

Bài Tin Mừng trong Chúa Nhật IV Phục Sinh là một hình ảnh thật thân thương về người mục tử và đàn chiên. Chúa Giêsu tự ví mình như người mục tử chăm sóc đàn chiên là mọi Kitô hữu tin vào Người. Một điều rất khác trong cách nói đầy ý nghĩa biểu tượng là Chúa Giêsu vừa ví mình như là mục tử, vừa là cửa chuồng chiên, thậm chí vừa là con chiên.

Trong Cựu Ước, dân Do Thái thường dành tước hiêu “mục tử” cho Thiên Chúa. Người chính là mục tử, đã dẫn dắt họ qua sa mạc, qua biển Đỏ để tiến vào miền đất hứa. Người đã chăm sóc, dưỡng nuôi họ bằng manna, bằng chim cút, bằng suối nước vọt lên từ tảng đá. Như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, thì Thiên Chúa cũng và đã luôn ở giữa dân Người để chia sẻ những buồn vui gian khổ với họ.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã tự sánh ví mình như người mục tử nhân lành. Khác với những kẻ chăn thuê và giữ mướn, những kẻ trộm cướp và lợi dụng, người mục tử đích thực chỉ biết phục vụ đoàn chiên và giải thoát đoàn chiên khỏi mọi sự dữ.

Chúa Giêsu dùng hình ảnh mục tử với đoàn chiên để diễn tả mối tương giao của Người với tín hữu.  Người mục tử đi đi trước để chiên bước theo sao, và người mục tử biết từng con chiên một để săn sóc chiên được sống khoẻ mạnh.

 

* Mục tử nhân lành đi trước đoàn chiên.

Không phải như những người khác đi sau và lùa chiên đi trước, người mục tử ở đây đi trước và chiên bước theo sau. Mục tử cần nhìn xa trông rộng xem có thú dữ, trộm cắp gần kề hay không, Và nhất là phải để ý đến con đường ở trước mặt, vì có những con đường sẽ dẫn tới vực thẳm nguy hiểm hay rừng rậm vướng chân, có những con đường sẽ dẫn tới ngõ cụt không lối ra. Chủ chăn cần phải nghiên cứu kỹ xem con đường mình sẽ đưa đoàn chiên đi qua đó có khúc quanh nào nguy hiểm, có hốc đá nào cheo leo, có cỏ dại nào cần nhổ.

Nghĩa là không như kẻ chăn thuê ép buộc và xua chiên đi, và không biết những nguy cơ phía trước có thể làm hại chiên, không dẫn đường cho chiên, và khi có kẻ thù thì bỏ chiên mà chạy. Vị mục tử đích thực thì đi trước dẫn đường cho chiên theo, xua đi những cạm bẫy, chống lại những kẻ thù. Người mục tử không ép buộc chiên, nhưng chiên nghe tiếng người mục tử, hăm hở đi theo và tỏ lòng yêu mến quyến luyến với người mục tử, để rồi cuối cùng sẽ đến được nơi đồng cỏ xanh và nơi dòng suối mát.

Như vậy, mục tử thật luôn thì hết mình vì đàn chiên. Kẻ chăn thuê chỉ lo vun vén cho bản thân. Mục tử thật không nói mà không làm, nhưng đi bước trước để chiên noi theo, hy sinh cho đàn chiên. Kẻ chăn thuê chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử thật luôn tìm kiếm nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên no đầy. Kẻ chăn thuê chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Họ sống hưởng thụ, lười biếng và thiếu trách nhiệm đến sự sống còn của đàn chiên.

Chúa Giêsu đưa ra khuôn mẫu mục tử nhân lành là chính Chúa. Cả cuộc đời không tìm an nhàn cho bản thân. Người rong ruổi gió bụi để tìm từng con chiên lạc đưa về ràn. Vì sự sống của đàn chiên, Người sẵn sàng đối phó với sự dữ để bảo vệ đàn chiên. Người đã chấp nhận cái chết để đàn chiên được sống, bởi như Người từng nói: “Ta đến để chúng được sống và được sống một cách dồi dào”. Thực hiện mục đích ấy, Người đã phải trả bằng một giá rất đắt, bằng chính mạng sống của mình.

Qua hình ảnh này, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, chỉ có một cung cách phục vụ duy nhất đó là phục vụ như Người đã phục vụ, nghĩa là sẵn sàng hiến thân cho và vì tha nhân mà thôi. Ai sống và phục vụ như Chúa Giêsu thì kẻ ấy thuộc về Người, còn ai sống ngược lại cung cách phục vụ của Người thì kẻ ấy chỉ là quân trộm cướp mà thôi.

 

* Mục tử nhân lành biết từng con chiên.

“Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”.

Chúa Giêsu luôn yêu thương đàn chiên, và yêu từng con chiên một. Chính Người yêu thương chăm sóc đàn chiên nên các con chiên mới được ăn trên đồng cỏ xanh, uống bên dòng suối mát. Chính Người lưu tâm bảo vệ đàn chiên, nên các con chiên mới an toàn khỏi kẻ băt trộm, khỏi nanh sói dữ.

Hình ảnh Chúa Giêsu nơi người mục tử là biết từng con chiên và gọi tên từng con chiên… Nghĩa là vì yêu thương và trách nhiệm, chứ không phải bàng quang mặc kệ nó. Thật vậy, người mục tử thường phải hiện diện với bầy chiên của mình suốt khoảng thời gian ngày lẫn đêm. Người mục tử ấy phải biết rõ chiên mình: con nào đau, con nào mạnh, con nào còn, con nào bỏ bầy đi lạc.

“Biết chiên”. Ở đây không chỉ hiểu là nhận biết, mà còn là một sự liên kết thân thiết với nhau, yêu mến nhau như ngang hàng chứ không phải chủ tớ.

Biết từng con chiên không phải là chỉ lưu tâm đến những con béo mập đem lại lợi ích cho mình, mà là thấu hiểu tình trạng của từng con chiên để chăm sóc kịp thời, lo đi tìm kiếm chiên lạc khi thấy thiều vắng trong đàn mà đưa nó về.

Không thiếu những kẻ không có tình yêu đối với chiên nhưng lại muốn hưởng những quyền lợi của người mục tử. Chúng tìm đủ mọi cách để chiên đi theo mình, nhưng chiên “không chịu theo người lạ, mà chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”, không cảm nhận được tình thương của kẻ lạ. Vì mục tử giả hay kẻ chăn thuê chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, đến cái lợi của mình, không nghĩ gì đến chiên, nên “khi thấy sói đến, họ bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (Ga 10,12). Người mục tử đích thực thì yêu thương chiên, sống vì chiên, và sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11) “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (10,10).

Như vậy: Nhiều khi chúng ta tưởng mình yêu Chúa nhưng chính Chúa mới là người yêu chúng ta trước, yêu vô điều kiện, và yêu không bến bờ.

Người biết rõ chúng ta cần những gì cho linh hồn và thể xác, nên đừng băn khoăn xao xuyến. Hãy chỉ lắng nghe duy nhất tiếng gọi yêu thương của Người. Đừng nghe theo một tiếng gọi nào khác.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa Nhật IV Phục Sinh khi mừng lễ Chúa chiên lành, chúng con cũng dành cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ, xin Chúa ban cho chúng con có nhiều tâm hồn quảng đại, biết dấn thân vô điều kiện, và phục vụ vô vị lợi cho đàn chiên Chúa. Amen.

 

 

Bài giảng 3:  Ga 10,27-30

 

“CHỦ BIẾT CHIÊN – CHIÊN BIẾT CHỦ”

 

Bài suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật “Chúa Chiên Lành” năm C này, chúng ta cùng tập chú tìm hiểu về ý nghĩa “Mục tử nhân lành BIẾT từng con chiên”.

Biết chiên nghĩa là gì? Đức thánh cha Phan-xi-cô trong thánh lễ làm phép dầu Thứ Năm Tuần Thánh tại Đền thờ thánh Phêrô (28.3.2013) từng nói với các linh mục: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”. Đức Thánh Cha đã gợi lên một hình ảnh thật ấn tượng: mục tử phải có mùi của chiên. Người chăn chiên sống gần gũi, gắn bó với đàn chiên, lo lắng chăm sóc, bảo vệ đàn chiên của mình đến nỗi mùi của chiên đã ngấm vào không những áo quần mà cả da thịt mục tử. Để có mùi chiên, mục tử phải hiện diện giữa đàn chiên để chăm sóc và bảo vệ chiên để chiên “được sống và sống dồi dào”; để có mùi chiên, mục tử đồng hành và phục vụ đến mức độ sống chết vì đàn chiên.

Tắt một lời, Biết chiên là cùng đồng hành, cảm thông và chung sống với hoàn cảnh thực tế của chiên, đến nỗi ngấm cả mùi chiên vào chính mình. Chứ không phải xa lạ, tự cho mình một đẳng cấp khác chiên, thay vì phục vụ và hiến mình vì chiên thì lại bắt chiên phải phục vụ mình…

 

* Chủ biết chiên.

“Chiên của tôi thì nghe tiếng Tôi, TÔI BIẾT CHÚNG và chúng theo Tôi”.

Chúa Giêsu luôn yêu thương đàn chiên, và yêu từng con chiên một. Chính Người yêu thương chăm sóc đàn chiên nên các con chiên mới được ăn trên đồng cỏ xanh, uống bên dòng suối mát. Chính Người lưu tâm bảo vệ đàn chiên, nên các con chiên mới an toàn khỏi kẻ băt trộm, khỏi nanh sói dữ.

Hình ảnh Chúa Giêsu nơi người mục tử là biết từng con chiên và gọi tên từng con chiên… Nghĩa là vì yêu thương và trách nhiệm, chứ không phải bàng quang mặc kệ nó. Thật vậy, người mục tử thường phải hiện diện với bầy chiên của mình suốt khoảng thời gian ngày lẫn đêm. Người mục tử ấy phải biết rõ chiên mình: con nào đau, con nào mạnh, con nào còn, con nào bỏ bầy đi lạc.

“Biết chiên”. Ở đây không chỉ hiểu là nhận biết, mà còn là một sự liên kết thân thiết với nhau, yêu mến nhau như ngang hàng chứ không phải chủ tớ.

Biết từng con chiên không phải là chỉ lưu tâm đến những con béo mập đem lại lợi ích cho mình, mà là thấu hiểu tình trạng của từng con chiên để chăm sóc kịp thời, lo đi tìm kiếm chiên lạc khi thấy thiều vắng trong đàn mà đưa nó về.

Không thiếu những kẻ không có tình yêu đối với chiên nhưng lại muốn hưởng những quyền lợi của người mục tử. Chúng tìm đủ mọi cách để chiên đi theo mình, nhưng chiên “không chịu theo người lạ, mà chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”, không cảm nhận được tình thương của kẻ lạ. Vì mục tử giả hay kẻ chăn thuê chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, đến cái lợi của mình, không nghĩ gì đến chiên, nên “khi thấy sói đến, họ bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (Ga 10,12). Người mục tử đích thực thì yêu thương chiên, sống vì chiên, và sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10,11) “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (10,10).

Tuy nhiên, trong tương quan giữa mục tử và chiên, cũng cần có sự lắng nghe và đi theo mục tử của chính đoàn chiên. Muốn chủ biết chiên thì chiên cũng phải biết chủ. “Bởi chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa”, nếu không, thì chính chiên tự tách mình ra khỏi chủ và không thuộc đoàn chiên của chủ.

 

* Chiên biết chủ.

Khi Chúa Giêsu nói: “Chiên của tôi thì NGHE TIẾNG TÔI; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Nghĩa là không biết lắng nghe tiếng Chúa thì không phải là chiên của Chúa, mà không phải chiên của Chúa thì không thể biết Chúa vì không được Chúa Giêsu mặc khải qua Lời Chúa, qua Lời Rao Giảng và qua Giáo Hội của Người.

Biết ở đây không chỉ hiểu là nhận biết, mà còn là một sự liên kết thân thiết với nhau. Biết Đức Giêsu là ai là điều cốt yếu đối với chúng ta, vì điều mà Người ban tặng cho chúng ta là vô giá: đó là được thông phần sự sống của Thiên Chúa. Nhưng nếu Đức Giêsu không đến từ Thiên Chúa và không là Thiên Chúa thì lời hứa đó chẳng có giá trị gì. Chính vì vậy mà phải khám phá ra cho được Đức Giêsu là ai, vì nhờ đó mà chúng ta tìm thấy ơn cứu độ.

Những người Do-thái tưởng mình biết Thánh Kinh, nhưng Thánh Kinh lại có trăm ngàn chỗ vượt quá trí hiểu nhân loại nếu họ không biết lắng nghe. Thật ra, chỉ vì người Do-thái chỉ tìm những đoạn Thánh Kinh có lợi cho họ, họ tìm những gì mang tính siêu việt và vẽ ra một Đấng Cứu Thế phải thoả mãn tham vọng của họ, nên họ cố tình bỏ qua những lời Thánh Kinh tiên báo về nơi sinh hạ, cũng như những gì các ngôn sứ viết về người tôi tớ đau khổ của Gia-vê.

Thời nào cũng thế, con người vẫn muốn đi tìm một Thiên Chúa theo ý mình, nên họ khó lòng chấp nhận một Đức Giêsu vác khổ giá đồng hành với họ.

Ngày nay không thiếu những “con chiên” thay vì nghe chủ chăn thì lại nghe theo người lạ, thay vì nghe theo Giáo Hội của Chúa lại nghe những thứ “được coi là mặc khải” này nọ từ bên ngoài.

Tóm lại, sứ điệp Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta tin vào Chúa Giêsu là chủ chiên nhân lành, ngoan ngoãn nghe theo tiếng Người trong Thánh Kinh và trong Giáo Hội mà dấn bước theo Người. Hãy đến với Chúa Giêsu để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.

 

Lạy Chúa Giêsu, như Chúa đã nói: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”, xin cho chúng con được sống tràn trề bên dòng suối Lời Chúa và sung mãn với lương thực Thánh Thể của Người. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...