Thứ năm, 12 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

 

 

Cách chuẩn bị cho Chúa đến

(Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6)

M. Bosco, Phước Sơn

     Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng. Nhưng chuẩn bị bằng cách nào? Thánh Gioan Tiền Hô đã dùng lời ngôn sứ Isaia làm lời mời gọi mọi người hãy “dọn đường, sửa lối” tâm hồn mình. Thêm vào đó, thánh Phaolô, trong thư Philipphê, còn muốn mọi Kitô hữu hãy “trang bị” cho ngôi nhà tâm hồn mình một số nhân đức cần thiết.

     Các hành động cần làm để “dọn đường, sửa lối” tâm hồn được thánh Gioan Tiền Hô kể ra như sau:

     “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy.” Chính thung lũng là chướng ngại ngăn cách giữa người với người và giữa người với Thiên Chúa. Sự ngăn cách ấy là một vấn nạn lớn khiến Giáo Hội, đặc biệt qua đức giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi: “Hãy xây cầu chứ đừng xây tường.” Kiểu nói “xây cầu” của đức Phanxicô tương đương với kiểu nói “lấp những hố sâu ngăn cách.” Người với người đào hố sâu bằng sự chia rẽ, thù ghét, vô tâm, lạnh lùng, phân biệt đối xử… Họ không muốn hiệp thông với tha nhân, không muốn giao tiếp gặp gỡ, không muốn liên lụy khi thấy tha nhân chỉ là một gánh nặng cho mình. Những hố sâu ngăn cách giữa người với người ấy cũng trở thành hố sâu ngăn cách với Thiên Chúa, và đó cũng là tội đến Chúa. Vì thế, lời kêu gọi lấp đầy “thung lũng” của Gioan ngày xưa, cũng như lời kêu gọi “xây cầu” của giáo hoàng Phanxicô ngày nay đang vang vọng bên tai mỗi người. 

     “Mọi núi đồi, phải bạt cho thấp” thường được hiểu là tính tự phụ, kiêu ngạo, khoe khoang cần được sửa đổi. Kiêu ngạo là nâng mình lên cao hơn mình là. Tội kiêu ngạo được kể là tội đầu tiên trong bảy mối tội đầu và là nguyên nhân gây ra biết bao tội lỗi làm tổn hại cho mình và cho người khác. Cần “bạt” cho thấp xuống tính tự phụ, kiêu ngạo, khoe khoang bằng cách tập nhân đức khiêm nhường, loại bỏ tính háo danh. Các bài Tin Mừng mùa Vọng kể hai mẫu gương nổi bật về đức khiêm nhường đó là Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả. Đức Maria có được đức khiêm nhường thẳm sâu nên mới nói được lời xin vâng tuyệt vời: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thánh Gioan cũng rất đỗi khiêm nhường nhìn nhận mình chỉ là người dọn đường cho Chúa đến. Khi Chúa đến rồi, nghĩa là ngài đã hoàn thành sứ vụ, thì ngài âm thầm rút lui. Bởi vậy ngài nói được một cách rất thật là: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

     “Khúc quanh co, phải uốn cho ngay.” Trong cơ thể con người, ruột là bộ phận có hình thù quanh co nhất. Có lẽ vì vậy mà khi ví sự quanh co của con người, người ta dùng cụm từ “lòng quanh co.” Và như vậy “lòng quanh co” được hiểu theo nghĩa bóng. “Lòng quanh co” thì lưỡi sẽ nói những lời lắt léo và đôi tay sẽ làm những hành động lọc lừa. Vì chính lòng là nơi xuất phát ra hành động. Người ta có thể quanh co từ trong tư tưởng, trong lời nói và trong việc làm. Thế nên, uốn cho ngay khúc quanh co là tránh những tư tưởng, lời nói và việc làm có ý gian dối, lừa đảo. Gian dối, lừa đảo là vết đen của xã hội ngày nay mà mọi thành phần cần đồng tâm, quyết chí “uốn cho ngay.” Đồng thời, thay vào đó là can đảm sống chân thật từ ý muốn cho đến hành động, dù biết rằng nhiều khi “thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt; lắt léo, lươn lẹo lại leo lên.” Ai muốn mong chờ Đức Giêsu là Đấng chân thật thì không thể sống trong dối trá quanh co.

     “Đường lồi lõm, phải san cho phẳng.” Kiểu nói “đường lồi lõm” được thánh Gioan kể sau “thung lũng”, “núi đồi” và “đường quanh co”. Điều này xem ra như “lồi lõm” chỉ là vấn đề nhỏ hơn, hay tội lỗi nhẹ hơn nên ít quan trọng. Không phải thế, lòng sám hối sửa đổi đời sống không cho phép bỏ qua những tội nhỏ mọn. Bởi lẽ “rắn độc thì nhỏ cũng độc” và một sợi dây nhỏ cột vào chân con chim, chim cũng không bay lên được. Con đường nên thánh không bao giờ đã hoàn thành. Nó là một tình trạng phát triển và sửa sai. Không ai có thể nói mình đã hoàn thiện rồi không cần phải sám hối ăn năn. Các thánh còn “phạm tội một ngày bảy lần” mà!

     Để sống ý nghĩa mùa Vọng, Giáo Hội kêu gọi sám hối chuẩn bị đón Chúa đến. Thánh Gioan Tiền Hô kêu gọi sám hối bằng cách “dọn đường, sửa lối”. Tuy nhiên, để đón một vị khách quý đến nhà mình, người ta không chỉ dọn dẹp nhà cho sạch, mà còn trang hoàng nhà cửa sao cho đẹp nữa. Tương tự như thế, để đón Chúa đến, mọi Kitô hữu không chỉ sám hối, mà còn cần trang bị cho ngôi nhà tâm hồn mình những nhân đức cần thiết nữa. Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai trích từ thư gởi cho giáo đoàn Philipphê và cũng cho chúng ta, muốn trang bị cho chúng ta những đức tính cần thiết nên ngài cầu nguyện: “Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào … tôi cũng xin cho anh em được tinh tuyền và không gì đáng trách.” Có được lòng mến và lòng tinh tuyền là có được những nhân đức đáng quý cho việc chuẩn bị đón Chúa đến. Tuy nhiên, lời cầu xin của Phaolô cho chúng ta và ước muốn của chúng ta về điều Phaolô cầu xin ấy mà thôi thì không đủ, chúng ta cần thực hiện điều mình muốn nữa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (Lc 3, 10-18) Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế                     ...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...