Thứ Hai, 5 Tháng Sáu, 2023

CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC – THỨ NĂM TUẦN II MÙA VỌNG

MV-12-TUẦN II-thứ năm

CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC

(Is 41,13-20 / Mt 11,11-15)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Từ đầu tuần đến hôm nay, tôi đã cùng anh chị em suy niệm về việc “TIẾN BƯỚC”. Chúng ta tiếp tục suy niệm các bài đọc Lời Chúa hôm nay với chủ đề này. Hai bài Lời Chúa – sách Ngôn Sứ I-sai-a chương 41 từ câu 13 đến 20 và Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 11 từ câu 11 đến 15 – đưa chúng ta vào một đức tính rất quan trọng để có thể TIẾN BƯỚC, đó là “CAN ĐẢM”: CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC. Nhưng sự can đảm đó phát xuất từ đâu và phải can đảm bước đi như thế nào?

  1. CHÍNH TA CẦM TAY PHẢI NGƯƠI

Trong bài đọc một, trích sách Ngôn Sứ I-sai-a, chúng ta nghe được lời Thiên Chúa phán với dân Ít-ra-en đang sống trong cảnh lưu đầy tại Ba-by-lon: “Chính Ta, Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Đấng cầm lấy tay phải ngươi và phán bảo: Đừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi. Đừng sợ, hỡi Gia-cóp, loài sâu bọ, hỡi Ít-ra-en, kẻ mọn hèn. Chính Ta phù trợ ngươi – sấm ngôn của Đức Chúa – Đấng cứu chuộc ngươi là Đức Thánh của Ít-ra-en”.

Như chúng ta đã nói với nhau, phân đoạn chúng ta nghe hôm nay thuộc “Sách An Ủi Dân Ít-ra-en”. Sách An Ủi là phần thứ hai của sách Ngôn Sứ I-sai-a, từ chương 40 đến 55. Những lời Thiên Chúa nói trên không những mang đến niềm an ủi cho dân Ít-ra-en đang sống trong thảm cảnh lưu đầy, mà còn ban cho họ sức mạnh và sự can đảm để tiến bước trong cuộc sống. Được Thiên Chúa cầm tay phải, nghĩa là được Người dẫn dắt, còn gì mà phải sợ. Và như lời Người nói “chính Ta phù trợ người”, thì còn gì mà phải run sợ trước mọi kẻ thù và nghịch cảnh. Chúng ta đã từng cầu nguyện với các thánh vịnh nói lên sự phù trợ của Thiên Chúa làm cho con người an tâm, vì Người là chỗ dựa vững chắc nhất. “Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa là Đấng tạo thành trời đất”. Chính Thiên Chúa ban cho sự can đảm, sức mạnh. Sự can đảm là một tặng ân của Thiên Chúa ban cho mọi người, dù họ là “loài sâu bọ”, “kẻ hèn mọn”, nghĩa là ơn can đảm ban cho bất cứ ai, dù họ là những người yếu đuối, hèn hạ nhất. Tình yêu của Thiên Chúa bao trùm mọi người, nhất là những ai “nghèo” nhất.

“Can đảm lên, đừng sợ!” cũng chính là lời Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Ước chi mỗi chúng ta nghe được lời nói đó của Chúa, để dù sống trong bất cứ nghịch cảnh nào, chúng ta, khi nhận được ơn can đảm Chúa ban, cũng tiếp tục hành trình cuộc sống, “CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC”. Một gương mặt nêu cao lòng can đảm tiến bước, đó là ông Gio-an Tẩy Giả.

  1. ÔNG GIOAN TẨY GIẢ CHÍNH LÀ ÔNG ÊLIA

Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su đề cập đến ông Gio-an Tẩy Giả với nhận định: “Nếu anh em muốn chấp nhận, thì ông Gio-an chính là Ê-li-a, người phải đến”. Chúng ta biết câu chuyện của ngôn sứ Ê-lia. Ông là một “ngôn sứ lửa”: đời sống của ông chất chứa lửa “nhiệt thành” đối với Thiên Chúa và công cuộc của Người. Chất “lửa” trong chọn lựa đứng về Thiên Chúa, “Đấng hằng sống của Ít-ra-en”, Đấng “ông phục vụ” (x.1V 17,1). “Lửa” trong lời nói sắc bén khi kêu gọi dân chúng phải minh bạch trong chọn lựa: “Các ngươi nhảy khập khễnh hai chân cho đến bao giờ? Nếu Đức Chúa là Thiên Chúa, hãy theo Người; còn nếu là Ba-an, thì cứ theo nó” (1V 18,21). “Lửa” trong lời kết án vua A-kháp đã phạm tội tham lam đến giết chết ông Na-vốt để chiếm đoạt vườn nho của ông này: “Tôi đã bắt được ngài làm điều dữ trái mắt Đức Chúa” (1V 21,20). Và cuối cùng, ngôn sứ Ê-li-a đã được đưa đi trên chiếc xe “đỏ như lửa” (2V 2,11). Hình ảnh của ngôn sứ Ê-li-a đã khắc hoạ lại nơi chính ông Gio-an Tẩy Giả. Nơi vị Tiền Hô của Chúa Giê-su, chúng ta nhận ra sức mạnh, sự can đảm, của ngài. Sự can đảm sống trong sa mạc, trong cảnh nghèo khó, với mong chờ Đấng Mê-si-a. Sự can đảm ngỏ lời thẳng thắn với những người đến nhận nơi ngài sự thanh tẩy trong dòng sông Gio-đan, nhất là với những người thuộc phái Xa-đốc và Pha-ri-siêu: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối… Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa…” (Mt 3,7-10). Và ông Gio-an Tẩy Giả đã can đảm tố cáo việc làm sai trái của vua Hê-rô-đê, dù biết rằng lời mình nói sẽ mang hoạ cho bản thân. Thánh Gio-an Tẩy Gỉa CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC trong sứ vụ của mình, sứ vụ “tiền hô”, “chuẩn bị” cho Chúa Giê-su đến. Ngài xứng đáng với lời khen ngợi của Chúa Giê-su: “Tôi nói thật với các anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả”. Một trong những điều làm cho thánh Gio-an Tẩy Giả cao trọng, đó là sức mạnh, lòng can đảm của ngài. Ngài CAN ĐẢM BƯỚC ĐI. Không có gì làm cho ngài chùn bước. Và đó là hình ảnh của một con người “đương đầu với sức mạnh”, mà Chúa Giê-su nêu lên.

Phần chúng ta, điều diễn ra nơi ngôn sứ Ê-li-a và thành Gio-an Tẩy Giả, cần được tái hiện nơi mỗi chúng ta. Chúng ta cần có lòng can đảm để đương đầu với sức mạnh.

  1. NƯỚC TRỜI PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỨC MẠNH

Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su quả quyết: “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Sức mạnh mà Chúa nói đến nơi đây chắc không phải là sức mạnh của cơ bắp, cũng không nhất thiết phải là sức mạnh của những “bậc khôn ngoan thông thái”, nhưng là sức mạnh dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Đây là sức mạnh tình yêu. Tình yêu là sức mạnh dẫn đến sự can đảm, sẵn sàng “chiến đấu” và chiến đấu đến cùng. Sức mạnh ở đây cũng chính là sức mạnh “từ trên cao”, nghĩa là tặng ân của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giê-su gửi xuống từ Chúa Cha cho các môn đệ của Chúa, cho những ai tin vào Người, cho chúng ta với tư cách là Ki-tô hữu.

Chúng ta cần sức mạnh của Thiên Chúa để sống và bước đi. Một thứ sức mạnh như chính nhựa sống chuyển động trong thân cây để vừa nuôi sống cành lá vừa giúp trổ sinh hoa trái. Chúa Giê-su đã dùng hình ảnh cây nho với nhựa sống chan hoà để giúp cây phát triển và sinh nhiều trái (xem Tin Mừng theo thánh Gio-an chương 15).

Trong đời sống, chúng ta rất cần nghị lực để TIẾN BƯỚC. Nghị lực cũng chính là “nội lực” ở trong chúng ta: nghị lực đó, nội lực đó, chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa, để chúng trở thành của chúng ta. Đây là một tặng ân đã được chuyển hoá để trở thành sở hữu của chúng ta. Như vậy, khi CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC, chúng ta thực hiện “chuyển động kép”: chuyển động từ Thiên Chúa đến chúng ta khi Người ban cho chúng ta “quyền năng”, “sức mạnh” và chúng ta đón nhận; và đồng thời cũng là chuyển động từ chúng ta đến ngoại vật xuyên qua hành động của chúng ta.

Khi Chúa Giê-su nói đến: “ai mạnh sức thì chiếm được”, chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể chiếm được Nước Trời, với sức mạnh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Đồng thời, tình yêu của chúng ta đối với Nước Trời là sức mạnh để đạt tới đó. Nhưng để đạt được Nước Trời, cần phải kinh qua nhiều khổ đau, thử thách, nghịch cảnh, như hai tông đồ của Chúa là ông Phao-lô và ông Bác-na-ba đã khuyên nhủ những người mới tin theo Chúa Ki-tô trong các giáo đoàn mới được thành lập: “Chúng ta phải chịu đựng nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14,22). Phải CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC mới có thể vào được Nước Trời.

Lời Chúa hôm nay mang lại cho mỗi chúng ta sự khuyến khích rất lớn: Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh, để chúng ta tiến bước trong cuộc sống và hướng đến Nước Trời. Chúng ta đón nhận ơn can đảm như là dấu chứng của thứ thần khí mà chúng ta đón nhận từ nơi Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã quả quyết với môn đệ Ti-mô-thê: “Thiên Chúa chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ” (1Tm 1,7). Vậy, với ơn Chúa ban, chúng ta hãy CAN ĐẢM TIẾN BƯỚC, “mắt hướng về Chúa Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,2).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba, Tuần IX TN, Mc 12,13-17: Vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Xê-da

THỨ BA TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,13-17 Vấn Đề Nộp Thuế Cho Hoàng Đế Xê-da Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay,...

Thứ Hai, Tuần IX TN, Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân

THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,1-12 Dụ Ngôn Những Người Làm Vườn Nho Sát Nhân Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể rằng,...

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33: Thái độ phụng sự Chúa

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33 Thái độ phụng sự Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Người ta thường nói: “Yêu nên tốt ghét nên...

Thứ Bảy, Tuần VIII TN, Mc 11,27-33: Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi

THỨ BẢY TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,27-33 Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tôi...

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26: Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26 Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay gợi lên cho...

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52: Xin cho con thấy được

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52 Xin cho con thấy được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Để có thể hiểu sâu sắc bài Tin mừng...

Thứ Sáu, Tuần VIII TN, Mc 11,11-26: Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả

THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,11-26 Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Đời sống đức tin đôi khi...

Thứ Năm, Tuần VIII TN, Mác-cô 10,46-52: Người mù Ba-ti-mê

THỨ NĂM TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,46-52 Người mù Ba-ti-mê  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa...

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31: Theo Chúa, con được gì?

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31 Theo Chúa, con được gì? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay ghi lại lời...

Thứ Ba, Tuần VIII TN, Mc 10,28-31: Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!!

THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,28-31 Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!! Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Kính thưa ông bà và...

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27: Đức Maria – Mẹ Hội Thánh

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27 Đức Maria – Mẹ Hội Thánh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một nhà văn kể lại...

Thứ Bảy, Tuần VII PS, Ga 21,20-25: Người môn đệ Đức Giêsu thương mến

THỨ BẢY TUẦN VII MÙA PHỤC SINH Gio-an 21,20-25 Người Môn Đệ Đức Giêsu Thương Mến Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Lời kết luận của...