Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

Cầu nguyện để gắn kết với Chúa và bớt đi những tội lỗi – (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A – 24.09.2023) – Mai Thi

 

CẦU NGUYỆN ĐỂ GẮN KẾT VỚI CHÚA và BỚT ĐI NHỮNG LỖI TỘI

(Bài suy niệm CN tuần XXV TN A – 24.09.2023)

Sáng thứ Hai, ngày 18/9/2023 vừa qua, trong buổi tiếp kiến tại Vatican, Đức Phanxicô đã khuyến khích các tu sĩ Dòng Rogationnistes du Cœur de Jésus – (Các Tu Huynh Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu) và các tu sĩ Dòng Filles du Divin zèle – (Các Nữ tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa), với những lời như sau: “Không có cầu nguyện, chúng ta không thể đứng vững và không biết phải đi đâu” (x. https://phatdiem.org/thoi-su-giao-hoi/duc-phanxico-khong-cau-nguyen-chung-ta-khong-the-dung-vung-va-khong-biet-di-dau.html).

Lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trên đây luôn có tính hiện sinh, rất quan trọng không chỉ đối với những người sống đời thánh hiến nhưng cũng rất cần thiết đối với mọi người Kitô hữu khi chúng ta đang sống ơn gọi của riêng mình giữa lòng Giáo Hội và xã hội hôm nay. Tư tưởng giáo huấn của vị cha chung cũng thật gần gũi và phù hợp với sứ điệp Lời Chúa tuần thứ XXV TN năm A hôm nay.

Chúng ta sẽ quan tâm đến 3 câu Kinh Thánh sau đây, được rút ra từ 3 bài đọc trong Thánh Lễ CN tuần XXV TN A.

  1. “Phải chăng bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?”

Câu Kinh Thánh Thứ nhất này rút từ bài Tin mừng (Mt 20,1-16a): Lời của ông chủ nói với những người thợ trong dụ ngôn cũng là lời Thiên Chúa đang nói với chúng ta lúc này; rằng: “Phải chăng bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?”.

Mỗi ngày chúng ta vẫn thường xuyên cầu nguyện với lời Thánh Vịnh: Thiên Chúa là “Đấng nhân hậu và từ bi, đầy kiên nhẫn và lòng thương xót, Chúa tốt lành với tất cả mọi người và yêu thương mọi kỳ công Người tác tạo” (x. Tv 144,8-9).

Đúng vậy, chúng ta được hạnh phúc vì đón nhận bao nhiêu ơn của Chúa, bao nhiêu sự giúp đỡ của anh chị em mình, vậy mà dường như chúng ta lại chưa bằng lòng, còn bực tức với Thiên Chúa, hay ganh tị và nổi giận với anh chị em của mình. Thực tế cuộc sống của cá nhân hay của cộng đoàn hoặc cả xã hội loài người đều thấy điều này xả ra thường xuyên. Chúng ta thường hay lỗi phạm về điều này. Nguyên nhân chính theo Đức Thánh Cha Phanxicô là vì chúng ta chưa hay thiếu cầu nguyện hoặc có cầu nguyện mà chúng ta chưa ngoan ngoãn và khiêm nhường, trước Thiên Chúa” đủ. Vì thế “chúng ta thường chưa nhận được một sự hiểu biết cụ thể về ý nghĩa cuộc sống của mình”, chưa biết thân phận của mình thế nào, chưa biết hành xử thế nào cho phù hợp, chưa yêu mến Chúa và gắn kết đời mình với Chúa, vẫn còn so bì, ganh tị hoặc tức bực, mất bình an cách nào đó.

  1. “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi”.

Câu Kinh Thánh thứ 2 rút ra từ bài đọc I (Is 55,6-9): Thiên Chúa không xử sự theo kiểu loài người. Lời của ngôn sứ Isaia một lần nữa được Chúa Giêsu lặp lại trong bài Tin mừng: dù chúng ta thuộc nhóm thợ vào làm vườn nho cho Chúa giờ nào, Ngài bạn cũng sẵn sàng cho chúng ta nhận được một quan tiền, như là “phần của Chúa bạn” là hạnh phúc Nước Trời. Trái lại, tư tưởng của chúng ta thì hạn hẹp, ích kỷ, qui ngã…: chỉ muốn Chúa làm theo ý mình. Còn Thiên Chúa thì khác: “Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, đầy kiên nhẫn và lòng thương xót, Chúa tốt lành với tất cả mọi người và yêu thương mọi kỳ công Người tác tạo” (x. Tv 144,8-9).

Vậy thì tư tưởng của Chúa cụ thể như thế nào? Ai là khuôn mẫu để chúng ta noi theo? Câu trả lời có trong bài đọc II.

  1. “Ðối với tôi, sống là Ðức Kitô”.

Câu Kinh Thánh thứ 3 rút ra từ bài đọc II (Pl 1,20c-24.27a): Chúa Giêsu là hiện thân của Chúa Cha và chúng ta có nghĩa vụ học tập cũng như noi gương bắt chước gương lành cũng như giáo huấn của Người để thay đổi tư tưởng, thay đổi chọn lựa, thay đổi cách sống nhờ đó chúng ta chỉ còn biết kết hợp và lấy Chúa làm lẽ sống của đời mình. Thánh Phaolô trong bài đọc II dạy chúng ta và cũng cho chúng ta biết kinh nghiệm sống nội tâm của mình, tới mức: “Ðối với tôi, sống là Ðức Kitô”, không còn gì khác, không có gì khác thay thế sự gắn kết sống còn của thánh nhân như Chúa Giêsu Kitô được.Tiếp tục khuôn mẫu mà thánh Phaolô theo đuổi, chúng ta lại có thêm một chứng nhân sống nữa để học tập và noi theo.

Với những phân tích và suy niệm đơn sơ trên đây, lời của Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên chúng ta nên duy trì một cuộc đối thoại kéo dài với Chúa mỗi ngày và cầu khẩn với Chúa trước mỗi thời điểm quan trọng, cho dù đó là một cuộc gặp gỡ hay một quyết định phải đưa ra, là điều đáng chúng ta quan tâm. Tuy nhiên ngay cả khi không phải là biến cố quan trọng, gặp khó khăn thử thách hay sóng gió trong cuộc đời thì ngay cả những gì đang diễn ra trong ngày sống bình thường của mình, việc cầu nguyện cũng rất hữu ích, giúp chúng ta biết được thánh ý Chúa, giúp bớt đi những ghen tị, giận hờn vô cớ, vô ơn, bất an hoặc bất phục trong cuộc sống và nhất là dễ học hỏi và liên kết đời mình với Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn.

Cuối bài huấn dụ dành cho các tu sĩ Dòng Các Tu Huynh Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu và các tu sĩ Dòng Nữ tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa trong buổi tiếp kiến ​​sáng thứ Hai 18/9/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ cũng như khuyến khích mỗi chúng ta dù chúng ta sống ơn gọi hay thi hành sứ mạng riêng của mình thì cũng hãy trở thành những chuyên gia về nghệ thuật cầu nguyện và bác ái; bằng cách: “chắp tay trước Thiên Chúa và dang rộng tay hướng về anh chị em của mình”. 

Ước gì việc cầu nguyện trung tín và sốt sắng của mình mỗi ngày là cách để chúng ta dần học với Chúa Giêsu nhiều hơn, thêm yêu mến, gắn bó với Chúa; đồng thời nhờ và qua cầu nguyện ân sủng Chúa mà chúng ta nhận được sẽ khiến chúng ta bớt đi nhiều lỗi tội trong cuộc sống, cả trên phương diện cá nhân cũng như tập thể của chúng ta. Amen.

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...