Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN CAN ĐẢM SỐNG THÁNH Ý CHÚA (M.Matthêu Trần Văn Lâm + Mai Thi _CSĐD)

 

 CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

CAN ĐẢM SỐNG THÁNH Ý CHÚA

 

Matthêu Trần Văn Lâm + Mai Thi    

 

          “Can đảm” là một nhân đức luân lý (Gl. số 1808) cao trọng, giúp con người dễ dàng vượt qua mọi gian nan thử thách, kiên trì theo đuổi những điều thiện, gia tăng nghị lực để dám sống vì những khát vọng cao đẹp và luôn mong mỏi thăng tiến về mọi phương diện trong cuộc sống. Người có nhân đức can đảm đáng ca ngợi, được mọi người tôn trọng,… vì họ có đời sống trưởng thành và là người có trách nhiệm. Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận – Đấng sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia là một người đã sống thánh ý Chúa. Cả cuộc đời ngài đã luyện tập được và thực hiện đức tính cần thiết và quan trọng này, đặc biệt qua việc quyết chí lập dòng đan tu và sống lý tưởng chiêm niệm theo sát Tu Luật Thánh Phụ Biển Đức tại quê hương Việt Nam chúng ta.

 

1.Là người dám lãnh trách nhiệm khó khăn

Ý định lập dòng của cha Biển Đức Thuận không phải là chuyện tình cờ hay ngẫu hứng như lời bàn tán của dư luận cho rằng: “Cố Thuận có tính hay thay đổi; đang làm giáo sư, thì xin ra giảng đạo, giảng đạo mấy năm không xuôi, xin về nhà trường, ở lại nhà trường ít lâu lại chán sau quay ra xin đi lập dòng” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 100).

Sự thật không phải thế, ngài đã ấp ủ việc lập dòng từ lâu và cảm nghiệm Thánh Ý Chúa muốn trong cuộc đời mình: “Ý tưởng lập dòng đã hình thành trong trí não ngài, ít là từ khi được bài sai sang Việt Nam, rồi từ đó ngài hằng nuôi ý tưởng trong tâm khảm đợi thời giờ Chúa cho xuất hiện ra” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 103).

Đối với cha Biển Đức Thuận, việc lập dòng không phải để được tiếng khen, để được đời ca tụng sau này nhưng là để làm theo thánh ý Chúa, phụng sự Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Cha Tổ Phụ ý thức những việc mình làm đến từ Thiên Chúa, nên có thể con người không hiểu hay chưa hiểu; tuy nhiên không vì thế mà thối chí, nghe theo sự cản trở của con người. Điều này càng chứng minh cha Tổ Phụ là con người trưởng thành và có trách nhiệm. 

Cha Tổ Phụ biết rằng con đường phía trước sẽ đầy khó khăn thử thách nếu kiên quyết lập dòng. Mặc cho gian lao khổ cực, mặc cho dư luận bàn tán… ngài luôn tín thác vào Chúa, kêu cầu Đức Mẹ và thánh Giuse phù giúp, quyết tâm ra đi thi hành sứ mạng Chúa khơi dậy trong tâm hồn là muốn lập  dòng Phước Sơn với mục đích nên thánh cầu nguyện cho những người chưa nhận biết Chúa, yêu thương họ .

Cưu mang ý tưởng lập dòng hơn chín năm trường, cha Biển Đức Thuận cũng được Chúa nhận lời qua việc Đức Cha chấp nhận cho lập dòng ở núi Phước Sơn. Cánh cửa tươnglai đã mở ra với bao niềm hân hoan, bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, thiếu thốn trăm bề: bạc tiền chẳng có, lúa gạo lại không, mà công việc thì nhiều, nào phá rừng, xẻ rú, đào gốc, đổ nền,… Dù khó khăn thử thách như vậy nhưng vì ngài là người can đảm nên quyết tâm thực hiện cho bằng được: bắt tay vào việc mà không nề gian khổ, cắt đặt công việc, lo toan mọi chuyện và xấn tay làm… Tác giả cuốn Hạnh Tích ghi lại lời kể của ông Giáp Phảm về cha Biển Đức Thuận như sau: “Đất sỏi đá rắn, lại thêm nắng hè, thân cha mình gầy, mặt võ, giơ tay da bọc xương, cuốc lấy cuốc để không quản nồng nực, mặc sức mồ hôi thi nhau chảy theo bộ râu, trông mà thảm hại” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 100).

 

2.Là người dám đương đầu với những nghịch cảnh

Sử liệu ghi lại biết bao nhiêu nghịch cảnh lớn nhỏ xảy ra trong những tháng năm cha Biển Đức Thuận thiết lập cộng đoàn tại Núi Phước. Ở đây chỉ xin đề cập lại một trong những biến cố đó để cho thấy cha Biển Đức Thuận là người dám đương đầu với những nghịch cảnh, ngay cả những lúc được coi như tuyệt vọng nhất.

Khởi đầu việc xây dựng nhà dòng đã vất vả, thiếu thốn trăm bề nay lại càng cực khổ thiếu thốn hơn qua biến cố cháy nhà vào chiều ngày 17-7-1920, mọi sự coi như đã tiêu tan thành mây khói. Sự việc xảy ra là các thầy đốt rú để xua đuổi cọp tránh lại gần nhà, ngờ đâu hướng gió đổi chiều thổi bật sang phía nhà dòng dẫn đến cháy nhà; trong phút chốc trót cả cơ nghiệp nhà dòng tàn lụi trong đám lửa bốc cháy ngùn ngụt không còn cách nào cứu vãn. Cha con ứa hai hàng nước mắt, dù vậy nhưng vẫn hát Magnificat trọng thể tạ ơn Chúa. Cha Tổ Phụ quỳ xuống, giang hai tay, ngửa mặt lên trời, thân thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã ban nay Chúa lại cất, con xin thuận theo ý Chúa” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 157).

Qủa vậy, sau mỗi biến cố đau thương xảy ra , nhân đức can đảm nơi ngài ngày càng mạnh mẽ và xác tín rõ ràng vào tình yêu Chúa.  Lời quả quyết của cha giúp chúng ta nhận thấy rõ điều đó: “Bị rủi ro như thế chỉ là dấu Cha nhân hậu tỏ lòng thương con cái: chúng ta hằng ngợi khen Chúa và cám ơn Người luôn. Tất cả hãy làm sáng danh Chúa” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 158).

 

3.Là người dám hy sinh

Ngay từ khi bắt đầu lập dòng Cha Tổ Phụ đã bắt tay vào làm mọi việc như anh em. Mặc dù là một người tây không quen với những công việc tay chân của người Việt Nam, nhưng ngài không hề ngại gian khổ, can đảm tập làm tất cả mọi công việc. Trong lá thư gởi bà kế mẫu ngài đã viết như sau: “Con đã khởi sự tập làm việc; cuốc đất chặt cây, chặt bổi, là những cây nho nhỏ đủ thứ mọc đầy chung quanh nhà… con làm chưa được cứng cát mạnh mẽ mấy, nhưng lần lần sẽ quen…” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 117-118).

Nhìn thấy ngài làm việc, nhiều người động lòng xót xa: “ngó bộ ông tây, cầm cuốc chưa quen, giơ cuốc thật cao, mà cuốc không đứt rễ cây chi cả, trời nắng tháng năm, nóng hết sức nóng, ngài thì mồ hôi ra, mặt đỏ tía gây, tội nghiệp quá” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 128).

Thời tiết khắc nhiệt, làm việc vất vả, phương tiện thiếu thốn, đã thế lại còn ăn uống kham khổ, người cha gầy còm: cơm ăn với muối trắng, muối mè, cá mắm, trứng, lại cũng ăn khoai sắn, đậu phụng, chuối, mít. Một ông tây mà như thế: không thịt, không cá, không bơ, không sữa,… thật không biết phải nói làm sao… (x. Hạnh tích Cha Benoit, tr. 137).

Cha Tổ Phụ sẵn sàng hy sinh phục vụ mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Từ công việc vất vả ngoài ruộng vườn hay đi lấy củi trên rừng rú đến những công việc hèn hạ nhất như: quyét dọn nhà vệ sinh, đi hành khất,… ngài đều không nề hà. Cha Tổ Phụ quả là một người cha đầy trách nhiệm và luôn hết lòng thương yêu, lo lắng cho đoàn con không những phần xác mà cả phần hồn. Cha còn là tấm gương sáng để đoàn con cái nhớ mãi và bắt chước noi theo. Điều quan trọng nhất ngài luôn tâm niệm trong mọi việc mình làm dù lớn hay bé, dù nặng hay nhẹ hãy dâng tất cả về cho Thiên Chúa và làm vinh danh Người: Các kinh chúng ta đọc, việc chúng ta làm, sự đau khổ chúng ta chịu đều dâng lên trước tòa Chúa quy về mục đích làm sáng danh Chúa, thánh hóa bản thân và cầu nguyện cho dân ngoại được trở lại (x. Hạnh tích Cha Benoit, tr. 147. 207).

Tóm lại, từ vài nét điểm qua đời sống gương mẫu và nhân đức nổi bật của Cha Tổ Phụ, chúng ta dâng lời cám tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta một người cha luôn hết lòng thương yêu con cái và can đảm dấn thân hầu thực thi Thánh Ý Chúa, đồng thời từ đó chúng ta cũng được khích lệ noi gương bắt chước đời sống ngài để học tập và phấn đấu mỗi ngày. Gương sáng của ngài vẫn đang lôi kéo chúng ta những người con theo bướ chân ngài trong ơn gọi và sứ mạng người đan sĩ Xitô Thánh Gia bám sát Tu luật thánh phụ Biển Đức trở nên những đan sĩ thật, đan sĩ thánh giữa lòng Giáo hội và thế giới hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...