Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chân Dung Con Người Thánh Giuse (Pt. M. Gioan Tân)

Chân Dung Con Người Thánh Giuse

2 Sm 7:4-5a.12-14a.16; Rm 4:13.16-18.22; Mt 1:16.18-21.24a

(Pt. M. Gioan Tân)

Thánh Giu-se được Giáo hội tôn kính cách đặc biệt, và được khẩn cầu dưới các tước hiệu trang trọng như Dưỡng phụ của Chúa Giê-su, hay bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria, thánh Cả…Thêm vào đó, năm 1870 Đức Thánh Cha Piô IX đã tôn phong ngài làm bổn mạng của Giáo hội. Nhưng ngoài các tước hiệu chức vụ đó ra, thánh Giu-se có gì đặc sắc, có gì nổi bật đáng cho chúng ta chiêm ngưỡng? Quan trọng hơn, ngài có gì để giúp Ki-tô hữu chúng ta sống Tin mừng cách triệt để hơn, ngoài việc cầu bầu trước mặt Chúa như đấng có thần thế để lãnh nhận được các ân huệ và phúc lành?

Tin mừng cung cấp cho chúng ta rất ít thông tin về thánh Giu-se. Tuy nhiên qua một vài đoạn văn ngắn ngủi và hiếm hoi của thánh Mát-thêu về thánh Giu-se, chúng ta thấy hiện lên ngài là một con người điềm tĩnh và là một con người im lặng để lắng nghe tiếng Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Ngài. Đó là hai trong vô số điều nổi bật nơi Thánh Cả Giu-se đáng để chúng ta chiêm ngưỡng và có thể học nơi ngài để giúp chúng ta sống Tin mừng cách triệt để hơn.

Giu-se một con người điềm tĩnh

Tin mừng Mát-thêu cho chúng ta biết Giu-se là một chàng trai miền quê Nazareth, đã đính hôn với Maria, nhưng trước khi hai người về chung sống, thì Maria đã có thai. Xét về mặt luật pháp, đây là điều có thể xảy ra và được luật pháp nhìn nhận. Vì theo “phong tục hôn nhân của dân Ít-ra-en thì đính hôn đã là thành vợ chồng trước mặt pháp luật, nhưng việc rước dâu thường cách xa lễ đính hôn, có khi cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước khi rước dâu, nhưng giả như có con với nhau trong giai đoạn này thì đứa con vẫn là con hợp pháp” (Kinh thánh ấn bản 2011, phần chú giải truyền tin cho ông Giu-se). Thế nhưng vấn để nằm ở chỗ Giu-se biết rõ mình không phải là tác giả của bào thai đó. Vậy ai là tác giả của nó? Phải chăng Maria đã ngoại tình? Giu-se không tin điều đó. Nhưng Maria có thai lại là sự thật hiển nhiên. Làm sao có thể giải thích được sự thật này nếu không chấp nhận là Maria đã sinh hoạt vợ chồng với một người đàn ông? Đó quả là một cú sốc quá lớn đối với Giu-se. Hẳn Giu-se đã rất hoang mang và đau khổ.

Hơn nữa, Mát-thêu còn cho ta biết Giu-se là người công chính. Mà người công chính trong Cựu ước có nghĩa là người tuân giữ luật Mô-sê một cách nghiêm ngặt. Nếu vậy, Giu-se phải tố cáo Maria. Điều đó có nghĩa đưa Maria đến chỗ chết. Nhưng Giu-se lại không nhẫn tâm làm thế. Trong trạng thái tiến thoái lưỡng nan đó, Giu-se đã rất bình tĩnh và sáng suốt. Ông đã không trút bỏ gánh nặng của nỗi khổ cá nhân bằng cách thuật lại cho người khác nghe, nhưng đã chọn một giải pháp vô cùng sáng suốt là quyết định bỏ Maria cách kín đáo (x. Mt 1:19). Dù sao ông cũng đã chu toàn đòi hỏi của lề luật mà không làm hại Maria và thai nhi. Chính lúc đó, Thiên Chúa đã can thiệp và cho Giu-se biết tác giả của bào thai mà Maria đang cưu mang: “Sứ thần Chúa đến báo mộng cho ông rằng: ‘Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần’” (Mt 1: 20). Không dừng lại ở đó, Thiên Chúa, qua sứ thần còn trao cho ông vai trò làm cha của đứa trẻ đến từ Thiên Chúa mà chỉ có mình Thiên Chúa mới có đủ tư cách đó, là đặt tên cho con trẻ: “Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (Mt 1:21). Chính lúc này đây lại một lần nữa đòi hỏi Giu-se phải quyết định: chọn theo sự công chính của lề luật hay kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Thật may mắn là ông đã quyết định: “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ ông về nhà…” (Mt 1: 24). Qua đó chúng ta thấy thánh Giu-se là một con người rất điềm tĩnh trước những tình huống vô cùng khó khăn. Chính sự điềm tĩnh cẩn trọng của Giu-se đã giúp ông không đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan, nhờ đó mà nó giúp ông bảo vệ được uy tín của Đức Maria Đồng Trinh.

Giu-se, con người của im lặng và lắng nghe.

Mặc dầu chỉ có một ít đoạn văn ngắn ngủi về thánh Giu-se, nhưng thánh sử Mát-thêu cũng đã phác họa cho chúng ta chân dung một Giu-se hoàn toàn im lặng và lắng nghe. Ngài im lặng cả trong những trường hợp xem ra phải lên tiếng như trong trường hợp gặp lại Chúa Giê-su trong đền thờ (x. Lc 2:41-50). Sự im lặng của Giu-se đã đạt đến mức hoàn hảo, đến nỗi ngay cả những lo âu khắc khoải về trường hợp của Maria cũng không làm cho ngài mất đi sự im lặng. Hình ảnh của giấc ngủ trong đêm có thể nói lên điều đó. Còn gì im lặng tuyệt đối hơn một giấc ngủ sâu trong đêm! Nhờ đạt được sự im lặng hoàn hảo, ngay cả trong những nghịch cảnh, mà Giu-se có thể nghe được tiếng Chúa nói cho biết người con Maria cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1: 20). Cùng lúc đó, nghe được lời mời gọi của Thiên Chúa đón nhận vai trò làm cha của đứa trẻ đến từ Thiên Chúa, mà thông thường chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đảm nhận một vai trò như thế (x. Jean Galot, Thần học thánh Giu-se, p.33), đó là đặt tên cho con trẻ. Cũng trong sự im lặng tuyệt đối đó mà Giu-se nghe được những lời chỉ dạy của Thiên Chúa phải làm gì để bảo vệ Hài Nhi và mẹ Ngài khỏi bạo chúa Hê-rô-đê (x. Mt 2:13-15).

Như thế, chúng ta thấy Giu-se đã im lặng tuyệt đối không phải là tại không có gì để nói, nhưng ông đã chọn im lặng để lắng nghe tiếng Chúa nói với mình. Với tâm hồn im lặng để lắng nghe đó, thánh Giu-se đã thi hành thánh ý Thiên Chúa một cách tức khắc, không do dự tính toán. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua hai kiểu nói của thánh Mát-thêu: “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy” (Mt 1: 24a). Và nơi khác: “Ông Giu-se liền chỗi dậy, đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập” (Mt 2:14).

Trong ngày lễ mừng kính thánh Giu-se, chúng ta hãy noi gương bắt chước gương nhân đức khôn ngoan điềm tĩnh của thánh Giu-se. Trước mọi cảnh huống của cuộc đời, chúng ta phải biết bình tĩnh suy xét trước sau, hơn thiệt cho mình và cho người trước khi hành động. Hơn nữa chúng ta cũng phải cẩn trọng trước mọi phán đoán của mình, đừng vội đưa ra bất cứ phán quyết hay hành động nào có thể có hại cho người khác khi chưa biết rõ tường tận mọi chi tiết của hiện tượng mà mình đang thấy. Vì điều ta thấy rõ ràng đó chưa chắc phản ánh đúng bản chất của chúng.

Chúng ta cũng hãy noi gương bắt chước thánh Giu-se kiến tạo cho mình một sự thinh lặng nội tâm để chúng ta có thể lắng nghe được tiếng Chúa nói với chúng ta, vì Chúa đến với chúng ta không trong hiện tượng sấm chớp hay động đất, nhưng trong tiếng gió hiu hiu (x.1V 19:11-14). Qua sự im lặng của mình trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, Thánh Giu-se cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể đón nhận Chúa Ki-tô và mầu nhiệm của Ngài bằng sự thing lặng. Chính trong sự im lặng này đã cho phép thánh Giu-se cũng như Đức Maria “lưu giữ trong trái tim” và “suy niệm” mầu nhiệm mà ngài chứng kiến (x. Lc 2: 19.51). Đây là điều khả thi đối với mỗi một người Ki-tô hữu, Thánh Giu-se đã cho chúng ta thấy là không cần thiết phải nhốt mình trong một đan viện để giữ im lặng. Nhưng chúng ta có thể đạt được sự thinh lặng nội tâm ngay trong hoàn cảnh sống của mình và chúng ta phải cố gắng kiến tạo và đạt cho được một sự thinh lặng nội tâm.

Tóm lại, trong ngày mừng lễ kính Thánh Cả Giu-se, chúng ta hãy bắt chước người nhân đức cẩn trọng và sự thinh lặng để lắng nghe lời của Thiên Chúa của ngài. Xin Thánh Cả Giu-se cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta có được những đức tính đó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...