Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÂN DUNG THÁNH CẢ GIUSE (Hiếu Liêm)

Lễ Thánh Giuse 19/3/2014

/

Chân Dung Thánh Cả Giuse

(Rm 4,13.16.18-22; Mt 1,16-24)

* Nhập lễ 

Hôm nay toàn thể Giáo hội hân hoan tôn vinh Thánh Giuse, một vị thánh thầm lặng nhất trong các vị thánh thầm lặng. Thánh cả Giuse không để lại một lời hay một câu nói nào. Thế nhưng đã có biết bao tác phẩm thần học, tu đức, thi ca, thánh ca, hội họa cùng hợp tấu vang lên muôn cung điệu ca tụng tôn vinh thánh cả Giuse. Là đan sĩ chiêm niệm, chúng ta hãy noi theo những nhân đức thánh thiện của Ngàị. Nhất là chìm sâu vào trong đời sống cầu nguyện chiêm niệm, tuy âm thầm, nhưng rất hào hùng của thánh cả Giuse.

* Bài giảng

Hôm nay cả Giáo hội và cả triều thần thánh chúnc tụng tụng tôn vinh thánh cả Giuse. Từ đầu tháng ba đến nay chúng ta đã kính dâng thánh Giuse những bài thánh ca thật sốt săng, với những dòng nhạc trầm bổng du dương, những ca từ mượt mà, thánh thiện tràn đầy ý thơ bay vút tận trời cao. Chẳng hạn như bài hát sau đây:

«Trên cõi thiên đàng rực rỡ,

tưng bừng chói muôn hào quang,

muôn cơ bình thiên thần,

vui cùng muôn muôn thánh,

chúc mừng thánh Giuse hiển vinh… »…

Thánh Giuse được toàn thể Hội thánh tôn vinh bằng nhiều vinh dự và tước hiệu khác nhau. Bởi vì thánh nhân là người sống lời Chúa và thi hành trọn vẹn ý Chúa. Vì thế, thánh nhân có một địa vị quan trọng trong mầu nhiệm Chúa Kitô và hội thánh. Đồng thời cũng được Giáo hội và các tín hữu yêu mến và tôn kính bằng nhiều phẩm vị khác nhau. Cũng trong tâm tình kính mến thánh cả Giuse, xin gợi ý hai điều về cách tôn sùng hình tượng thánh cả Giuse trong lòng Giáo hội.

1. Điều thứ nhất liên quan đến nghệ thuật tạc vẽ chân dung thánh cả Giuse

Qua các tượng ảnh nhiều khi người ta đã tạo ra cho thánh Giuse một thân thế và địa vị rất mờ nhạt, hơn là tôn vinh Ngài. Tại sao vậy? Tại vì trong quá khứ, chân dung của thánh Giuse được tạc vẽ giống như là một ông già cao tuổi, như một lão gia gần đất xa trời, hay như một lão đại không còn sức sống của tuổi thanh xuân dâng tràn mãnh liệt.

So sánh hai bức tượng thánh Giuse và Mẹ Maria trên cung thánh này, chúng ta thấy rõ điều đó. Bên trái là tượng Đức Mẹ, một thiếu nữ trẻ đẹp, duyên dáng mỹ miều, tràn đầy sức sống của tuổi xuân tươi thắm. Đức Mẹ giống như là một cô gái hãy còn xuân, hơn là một người mẹ đã có chồng con.

Còn bên phải, thánh Giuse là một ông già hết gân, với chòm râu bạc phơ, trắng xóa, cộng thêm khuân mặt khắc khổ, đăm chiêu, đượm vẻ u buồn. Quả thật, người ta đã tạc vẽ hình tượng thánh Giuse giống như là cha của Đức Mẹ, chứ không phải là chồng; và là ông nội của Chúa Giêsu hơn là một người cha trai tráng trẻ trung.

Có thể chúng ta cho rằng, diễn tả thánh Giuse là ông già nhân hậu dễ mến như vậy, sẽ bảo đảm cho đức khiết tịnh đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Nhưng như thế là chúng ta đã kinh thường thánh Giuse, hơn là tôn vinh Ngài. Nhất là chúng ta đã cướp mất tuổi xuân tráng kiện của Ngài. Người ta nghi ngại tuổi thanh niên của thánh Giuse có thể là mối nguy hại cho đức khiết trinh của Mẹ Maria. Nhưng trình bày chân dung của thánh Giuse như vậy, vô tình chúng ta đã hạ thấp phẩm vị của thánh nhân, đồng thời cũng không tôn kính Mẹ Maria và Chúa Giêsu cho đúng mức. Bởi vì nếu như vậy là thánh Giuse trở thành người bảo vệ và là vị giám hộ hơn là bạn đời của Mẹ Maria. Đồng thời cùng làm mất giá trị cuộc hôn nhân tươi trẻ và tình yêu hài hòa cầm sắt của Mẹ và thánh Giuse. Qua đó cũng từ chối không cho Chúa Giêsu có một người cha thật, một người cha trẻ trung, tráng kiện như thánh Giuse là.

Hơn nữa, đây không phải là tâm trạng của Thánh Giuse khi gặp Đức Trinh Nữ Maria. Khi gặp Maria, Giuse là một chàng thanh niên tráng kiện, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân. Tuổi thanh niên của Giuse là cả một mùa xuân ngập tràn hy vọng không bao giờ cạn nguồn sức sống. Giuse đã đến với Trinh Nữ Maria với một tâm hồn trẻ trung, và tuổi xuân tráng dũng như thế. Tuổi thanh xuân ấy, về sau này Thánh Cả không bao giờ đánh mất. Bởi vì sự trẻ trung và tuổi thanh xuân của thánh Giuse được chính tuổi xuân của Thiên Chúa hứng khởi. Vì thế, nếu như ta không được phép tưởng tượng hay tạc vẽ ra Đức Mẹ dưới những đường nét già nua, cằn cỗi, nếu như lúc nào ta cũng thấy Mẹ thanh xuân tươi trẻ, đầy tràn sức sống, thì ta cũng phải nghĩ và tạc vẽ về chân dung thánh cả Giuse như vậy. Đó mới là sự tôn vinh đích thực.

2. Điều thứ hai cần suy nghĩ là về bông huệ trắng, hay cây gậy nở hoa trong tay thánh cả Giuse như là biểu tượng của người công chính thánh thiện

Chiêm ngắm bức tượng trong nhà nguyện này, chúng ta cũng thấy một bông huệ trắng trong tay thánh Giuse.

Không những thế, nhạc sĩ Minh Tâm đã sáng tác một bài rất hùng tráng để ca ngợi thánh Giuse như là bông huệ thần tiên:

«Kính chào thánh cả Giuse, bông hoa huyền diệu con nghe í a dịu dàng. Ngài là bông huệ thần tiên, hương nồng khiết tịnh tỏa niềm trần gian». (Kính chào thánh cả Giuse, Minh Tâm).

Vẫn biết rằng, biểu tượng bông huệ trắng có liên quan đến một truyền thống ngụy thư muốn đề cao thánh Giuse là người duy nhất được Chúa chọn làm phu quân của Trinh Nữ Maria.

Thế nhưng thử hỏi, bông huệ trắng ấy có xứng đáng và phù hợp với thánh Giuse là một đấng bậc nam nhi quân tử hay không? Quả thật, bông huệ trắng ấy chỉ phù hợp cho một thiếu nữ hơn là một đấng trượng phu như thánh Giuse. Như vậy với bông huệ trắng trên tay, vô tình đã che khuất nhân cách tu mi nam tử của thánh Giuse. Vì thế, theo thiển ý, Thánh Cả phải làm một việc khác thích hợp hơn là cầm một bông hoa.

Cần phải tạc vẽ thánh Giuse là một đấng nam nhân quân tử tràn đầy ước mơ và hy vọng và sức sống dâng tràn. Như vậy mới tôn vinh vai trò quan trọng, cũng như đức tin và đức hạnh của Thánh Cả trong vai trò làm chồng, làm Cha của một đấng trượng phụ quân tử như Thánh nhân. Vì thế, không thể thiết kế thân thế và địa vị cao trọng của Thánh Giuse như là một cây cảnh để trang hoàng bên cạnh cuộc đời của Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Nếu Thiên Chúa đã chọn thánh cả Giuse, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ ban ơn, hay phú bẩm cho thánh Giuse một tình yêu trinh khiết và một tình cảm tế nhị để có thể hiểu được tâm hồn tế nhị của Mẹ Maria, và thẩm giá được hương vị thanh khiết của tâm hồn Mẹ, để hòa hợp với tâm hồn trinh nguyên của Mẹ.

Quả vậy, tình yêu giữa thánh cả Giuse và Mẹ Maria là mối tình mật thiết giữa hai tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Đó là một cuộc hôn phối thiêng liêng thanh khiết không thể diễn tả được. Tình yêu mật thiết giữa thánh Giuse và Mẹ Maria vừa tương trợ hài hòa, vừa phú quý cao sang, vừa trong sáng trinh nguyên, vừa sâu nặng tinh ròng. Vì cả hai tâm hồn đã tiếp nhận nhau trong một tình yêu đằm thắm trinh trong. Thánh Giuse đã có một tâm hồn rung lên cùng một hợp ấm với Mẹ Maria qua đức tuân phục và thi hành thánh ý Chúa.

Tình yêu mật thiết giữa Giuse và Mẹ Maria không phải chỉ để chia vui sẻ buồn, hay san sẻ công việc trong cuộc sống hằng ngày, nhưng trước hết là đem cuộc sống và ân sủng làm tài sản chung. Chính ân sủng siêu việt đã sản sinh ra hai tâm hồn trinh khiết và thánh đức vẹn tuyền. Chính ân sủng siêu nhiên đó là sự nâng đỡ vĩ đại cho thánh cả Giuse và Mẹ Maria được bền vững trung kiên trong tình yêu trinh khiết và trong việc chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng có được một tình yêu trinh khiết, vẹn toàn với Chúa như thánh cả Giuse.  Amen.

Lm. Vinhsơn Liêm – Nguyễn Hồng Thanh, O.Cist.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...

Bình an đích thực – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Tân Niên

BÌNH AN ĐÍCH THỰC Suy niệm Lời Chúa: Isaia 11,1-9; Côlôxê 3,12-17; Ga 14,23-27 ; Thánh Lễ Tân Niên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất...

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 - Thánh lễ Giao Thừa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ hôm nay chúng ta...