Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chia sẻ CN XIII TN, dựa theo bài đọc II: 2Cr 8,7.9.13-15

CHÚA NHẬT 13 TN B (Kn 1,13-15;2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43)

(chia sẻ dựa theo bài đọc 2)

 Phó tế Fx. Trần Trung-CT

          Đồng tiền đi liền khúc ruột, nên việc chia sẻ tiền bạc là một việc làm rất khó khăn. Chính vì thế, người xin tiền cũng phải dùng hết khả năng và mánh khóe để thuyết phục cho dễ nghe hầu mới mong người ta mở lòng ra chia sẽ cho. Thánh Phao-lô cũng không ngoại lệ, ngài đã dùng hết khả năng ngoại giao để làm việc quyên góp. Chúng ta thấy trong thư thứ hai của Thánh Phao Lô gửi cho cộng đoàn Cô-rin-tô. Chúng ta khám phá nơi đây một thánh Phao-lô khác thường, ngài nói một cách châm biếm, có khi khó chịu, có khi vừa vuốt ve vừa cứng rắn. Thoạt đầu có một sự kiện lịch sử, một nạn đói đang hoành hành vùng Giu-đê, đặc biệt tại thành Giê-ru-sa-lem.

Chính vì thế mà cộng đoàn Giê-ru-sa-lem cũng không nằm ngoài hoàn cảnh này. Nên thánh Phao-lô làm một cuộc tổ chức những chương trình cứu trợ. Trong hiện tại, thành An-ti-ô-khi-a làm gương. Đây là đoạn sách Công Vụ Tông Đồ kể lại: “ Trong những ngày ấy, có những ngôn sứ từ Giê-ru-sa-lem xuống An-ti-ô-khi-a. Một trong những người ấy tên là A-ga-bô đứng lên và được Thần Khí soi sáng, báo trước là sẽ có nạn đói lớn trong khắp cả thiên hạ; đó là nạn đói xảy ra dưới thời hoàng đế Cơ-lau-đi-ô. Các môn đệ mới quyết định là mỗi người tuỳ theo khả năng, sẽ gửi quà giúp đỡ anh em ở miền Giu-đê. Và họ đã làm việc ấy: gửi đến cho hàng kỳ mục qua tay ông Ba-na-ba và ông Sao-lô ( Cv 11,27-30).

Chúng ta thấy thánh Phao-lô ngay từ ban đầu đã rất quan tâm tới cuộc lạc quyên này. Tuy ngài được giao phó nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại nhưng ngài luôn luôn thể hiện lòng gắn bó với Giáo Hội mẹ ở Giê-ru-sa-lem. Dưới mắt Ngài đó chỉ là lẽ công bình mà thôi, vì nhờ đó mà người ngoại có được Tin Mừng. Cũng không quên thời điểm gọi là “Công Đồng Giê-ru-sa-lem”, ngài đã long trọng tuyên bố tình liên đới với các tông đồ khác. Sau này Ngài kể lại: “ Vậy khi nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi, các ông Gia-cô-bê, Kê-pha và Gio-an, những người được coi là cột trụ, đã bắt tay tôi và ông Ba-na-ba để tỏ dấu hiệp thông: chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì. Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm“. ( Gl 2,9-10)

Trong những năm sau, thánh Phao-lô cố gắng nhận được đóng góp của những cộng đồng xa hơn: “ Nhưng bây giờ tôi còn phải đi Giê-ru-sa-lem để phục vụ dân thánh ở đó, vì miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a đã có nhã ý đóng góp để giúp những người nghèo trong số dân thánh ở Giê-ru-sa-lem. Họ đã có nhã ý làm như vậy, nhưng thực ra họ cũng có bổn phận đối với dân thánh ở đó. Bởi vì các dân ngoại đã được chia sẻ các phúc lộc thiêng liêng của dân thánh ở Giê-ru-sa-lem, thì họ cũng có bổn phận dùng của cải vật chất mà giúp đỡ lại“. (Rm 15, 26-27)

Như thế chúng ta có thể thấy cộng đoàn Cô-rin-tô tỏ ra đặc biệt nhiệt tình và có thể nói rất phấn khởi, sau này thánh Phao-lô lại kêu gọi : “ Ngày thứ nhất trong tuần, mỗi người trong anh em hãy để riêng ra những gì đã may mắn thu góp được, chứ đừng đợi khi tôi đến rồi mới quyên. Khi tới, tôi sẽ cử những người được anh em chấp thuận đi Giê-ru-sa-lem, mang thư và quà anh em đã rộng rãi quyên tặng. Và nếu xét là tôi nên đi, thì họ sẽ cùng đi với tôi. ( 1Cr 16, 3-4)

Nhưng những lời hứa hẹn tốt đẹp không lúc nào cũng đủ. Hình như dân thành Cô-rin-tô có chút khó khăn khi bước qua phải thực hiện. Vì thế mới có hai chương 8 và 9, đặc biệt đoạn được đọc Chúa nhật hôm nay. Không kém hài hước, thánh Phao lô  bắt đầu bằng gợi lên lòng quảng đại của các cộng đồng khác, được biết niềm vui cho đi: “ Thưa anh em, chúng tôi xin báo cho anh em biết ân huệ Thiên Chúa đã ban cho các Hội Thánh ở Ma-kê-đô-ni-a. Trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giàu lòng quảng đại. Họ đã tự nguyện theo sức họ, và tôi xin làm chứng là quá sức họ nữa; họ khẩn khoản nài xin chúng tôi cho họ được phúc tham dự vào việc phục vụ các người trong dân thánh” ( 2Cr 8, 1-4).

Và thánh Phaolô còn thêm : “ Vậy nay anh em hãy hoàn thành công cuộc đó, để như anh em đã hăng hái quyết định thế nào, thì cũng tuỳ khả năng mà hoàn thành như vậy. ( 2Cr 8,11)

Thế nhưng là con người và là cộng đoàn vì thế có một số người núp dưới sự thiếu khả năng. Thánh Phao-lô bác bỏ những lý lẽ đó : “ Vì khi người ta hăng hái dâng cái mình có, thì Thiên Chúa chấp nhận; còn nếu không có thì thôi. ( 2Cr 8,12) . Và tới đây chúng ta gặp bài đọc hôm nay của chúng ta :” Vấn đề không phải là bắt anh em sống eo hẹp để cho người khác bớt nghèo khổ. Điều cần thiết là phải có sự đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng sẽ giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế, sẽ có sự đồng đều“. Đó là điều thánh Phao-lô kêu gọi dân thánh xưa, còn chúng ta bây giờ thì sao?

Anh em hãy có lòng quảng đại chia sẻ với những ai lâm cảnh túng thiếu. Để kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu.

Chúng ta thấy một câu nói như đùa như thật, thật thật giả giả nhưng lại cho chúng ta phải suy nghĩ về hiện tại : “Kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu“. Qua câu nói này, chúng ta lại thấy một lời mời gọi rất thâm sâu là chúng ta hãy chia sẻ cho nhau những gì cần thiết. Chia sẻ không những tinh thần mà còn cả vật chất nữa. Bởi vì, của cải vật chất là của chung không phải của riêng ai. Hơn nữa mỗi chúng ta là anh em với nhau, thì nên chia sẻ cho nhau. Nếu mỗi người trong chúng ta biết chia sẻ cho nhau thì không còn ai phải đói, phải khát nữa. Thế nhưng, chúng ta có của cải mà không biết chia sẻ cho nhau thì anh em mới trở nên đói khát và túng thiếu mà thôi. Có của cải mà biết chia sẻ cho nhau thì không còn anh em túng thiếu nữa. Hơn thế, của cải là Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta cai quản. Cai quản thì không phải để chia sẻ sao? Cho nên người cai quản không phải là cai quản cho riêng mình nhưng là để phân phát cho nhau tùy theo nhu cầu của từng người. Nghĩa là chúng ta phải biết chia sẻ cho anh em khi anh em cần. Vì thế, khi hiểu được việc cai quản thì chúng ta sẽ hành xử đúng với chức vụ mà mình đã lãnh nhận. Thánh Phao-lô nói thêm và thầm an ủi chúng ta : “Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng sẽ giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế, có thể nói nếu chúng ta lâm cảnh túng thiếu thì Chúa sẽ trả công cho chúng ta tức khắc. Khi chúng ta chia sẻ là chúng ta thực thi lòng bác ái của chúng ta. Trong Rm 12,9 : “lòng bác ái không được giả hình giả bộ, nhưng phải chân thành, hay chỗ khác Thánh Phao lô nói : “yêu thương là chu toàn lề luật”. Còn Thánh Gioan cũng nói: “nếu chúng ta nói yêu thương anh em mà thấy anh em lâm cảnh túng thiếu mà không động lòng thương thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở trong người ấy được”.

Như vậy, nếu chúng ta muốn có tình yêu Thiên Chúa ở nơi chúng ta thì không có gì hơn việc chúng ta chia sẻ cho nhau với một trái tim rộng mở và một tấm lòng quảng đại. Nếu mỗi người chúng ta biết chia sẻ cho nhau thì sẽ không còn ai phải đói khổ nữa. Và Thiên Chúa sẽ ân thưởng cho chúng ta trong ngày sau hết, như trong tin Mừng cũng nói: khi chúng ta làm cho anh em dù chỉ một ly nước lã là đã làm cho chính Ta vậy. Dù chỉ một ly nước lã cũng đủ để được lãnh phần thưởng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta rồi. Nếu chúng ta biết chia sẻ cho anh em như thế chúng ta trở thành giàu có như thánh Phao-lô nói : Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” ( 2 Cr8, 9) . Thì chúng ta đáng được lãnh phần thưởng biết mấy.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...