Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHIA SẺ TIN MỪNG CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHIA SẺ TIN MỪNG CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A

Lời Chúa: Is. 45, 1.4-6; 1Tx. 1,1-5b; Mt. 22, 15-21

 Bảo Tịnh Nguyễn Du Tịnh, Cộng đoàn Châu Thủy

          Khi nhìn lại những trang Tin Mừng ta thấy có nhiều đoạn tường thuật về những cuộc tranh luận giữa nhóm Kinh Sư, người Pharisêu với Chúa Giêsu. Và hôm nay chúng ta lại bắt gặp thêm một cuộc tranh luận nữa, nói đúng hơn là cái bẫy mà những người Pharisêu dọn sẵn cho Chúa Giêsu với câu hỏi: “có được nộp thuế cho Xêda không?”. Với câu hỏi “khó” này nhóm người Pharisêu đang mỉm cười và tự hào về cái bẫy mình dọn sẵn, và việc họ đang chờ là Chúa Giêsu giẫm lên nữa thôi. Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất mà nhóm người Pharisêu tạo ra gây khó dễ cho Chúa Giêsu. Cũng không ít lần Chúa Giêsu cũng từng bắt gặp những câu hỏi tương tự như thế: “Có được rẫy vợ vì bất cứ lý do nào không?” (Mt 19,3). Hay “Có được phép chữa bệnh trong ngày Sabát không?” (Lc 6,7). Được phép nghĩa là gì nếu đó không phải là đi ngược lại với luật Môsê nếu làm.

            Chắc hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện người đàn bà phạm tội ngoại tình (x. Ga 8,2-11). Trong trường hợp này những người Pharisêu nghĩ thầm Chúa Giêsu sẽ rơi vào tình trạng khó xử vì nếu Ngài bảo ném đá người phụ nữ tội lỗi đó theo luật Môsê thì chẳng khác gì Ngài đã đánh mất lòng thương xót, đi ngược lại với giới răn yêu thương mà Ngài đã từng giảng dạy. Ngược lại, nếu Ngài bảo không được ném đá thì chẳng khác chi Ngài đang dung túng cho những người phạm tội, đang đi ngược lại và chống đối luật Môsê, đi ngược lại với truyền thống cha ông, đó là điều không thể và không được phép làm. Thế nhưng Chúa Giêsu đã không hành xử theo như những kế hoạch họ toan tính.

            “Có được nộp thuế cho Xêda không?”. Sẽ như thế nào nếu bảo có hoặc không? Thế nhưng Chúa Giêsu đã không trả lời có hoặc không dù câu hỏi là có, không. Bởi vì nếu Chúa Giêsu nói có thì chẳng khác chi Ngài đang đụng tới lòng ái quốc của dân cũng như của người Pharisêu vì họ không muốn và không chấp nhận sự thống trị nhơ nhớp của ngoại bang trên đất nước của họ. Ngược lại nếu Ngài bảo là không nộp thuế thì Ngài sẽ gặp khó khăn với Rôma, là Ngài đang chống lại đế quốc, kêu gọi dân nổi dậy.

              Vậy thì nộp hay không nộp? dĩ nhiên Chúa Giêsu đã xử lý khôn ngoan khi không trực tiếp trả lời câu hỏi mà họ đã nêu ra. Chính xác hơn là Ngài không rơi vào cái bẫy của nhóm người Pharisêu. Ngược lại, Ngài lại giăng một cái bẫy khác dành riêng cho họ: “đưa cho tôi một đồng bạc để tôi xem”. Chúa Giêsu đã không mang trong mình thứ đồng tiền này để rồi phải nộp cho Rôma, nhưng kẻ thù của Ngài lại mang và họ có nhiệm vụ phải nộp. Những gì của Xêda thì trả về cho Xêda và những gì của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. Và cũng chính câu trả lời này đã làm cho những người Pharisêu phải cứng họng và không ai dám bắt bẻ Người được nữa.

            “Của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”. Ở đây Chúa Giêsu muốn phân biệt hai phạm vi thế quyền và thần quyền. Thế quyền và thần quyền tuy chúng tách biệt nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Chúa muốn họ cũng vâng phục thế quyền để duy trì trật tự và lợi ích công cộng. Vả lại, thế quyền cũng được bắt nguồn bởi Thiên Chúa như lời Thánh Kinh dạy là mọi quyền bính trên trời dưới đất đều bởi Thiên Chúa (Omnis potestas a Deo). Trong bài đọc I, trích sách ngôn sứ Isaia, Chúa đã dùng vua Ba Tư ngoại giáo là Kyrô, người được xức dầu, để thống trị đế quốc Babylon, đem dân tộc Chúa chọn trở về khỏi ách lưu đầy (x. Is 45,1). Công đồng Vaticanô II nói về những liên hệ giữa thế quyền và thần quyền như sau: “Tuỳ theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn” (Gaudium et Spes, 76). Dựa vào lời Chúa dạy thì Thiên Chúa và Xêda, hay nói cách khác, thần quyền và thế quyền, đều có những đòi hỏi nơi người công dân. Bằng cách bảo nộp thuế cho Xêda, Chúa muốn bảo toàn quyền hợp pháp của Xêda để duy trì trật tự và ích lợi chung cho xã hội loài người. Với việc phải trả về cho Thiên Chúa là để họ ý thức được con người của họ được dựng nên bởi Thiên Chúa. Hai vấn đề này không phải chúng song song với nhau, đồng thời cũng không đối kháng nhau, nhưng quyền Thiên Chúa ở trên quyền con người. Thiên Chúa chính là Đấng đòi buộc mỗi chúng ta phải thờ lạy và tuân phục. Quyền của con người hay của Xêda đi chăng nữa cũng nhờ Thiên Chúa mà có, vì “mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa” (Ga 19,11) nhưng được Thiên Chúa trao ban cho con người để họ thay Người thi hành mà phục vụ trần thế.

          Có lần trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng đã làm gương trong việc nộp thuế Ðền Thờ để người khác khỏi vấp phạm, mặc dù cắt nghĩa theo luật đền thờ thì Ngài được miễn. Chúa bảo ông Phêrô: “Con hãy ra biển thả câu, con cá nào bắt được trước tiên thì hãy mở miệng nó ra, lấy một đồng bạc về mà nộp xuất thuế của Thầy và của con” (Mt 17,27). Và cũng vì tuân giữ luật dân sự mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã làm cuộc hành trình về Bêlem để khai tên theo lệnh hoàng đế Augustô (x. Lc2,1-7).

          Vả lại với câu trả lời “Của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”, Chúa Giêsu cũng không chống lại chuyện nộp thuế cho Xêda, nhưng Ngài quan tâm tới sự công bằng và điều quan trọng hơn đó chính là hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Đó chính là bổn phận của mỗi cá nhân chúng ta. Đồng tiền mang hình ảnh của Xêda thì chúng ta hãy trả về cho Xêda, còn chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa thì chúng ta hãy dâng, hãy trả chính bản thân mình cho Thiên Chúa. Tên của Chúa Giêsu đã được khắc ghi trong tim mỗi người chúng ta, chúng ta đã được máu của Ngài cứu chuộc thì chúng ta cũng  không được quên bản thân mình đã được Chúa chọn và phải dành riêng cho Ngài. Và còn biết bao điều trong cuộc sống thuộc về Chúa Giêsu nữa thế mà chúng ta vẫn cứ giữ riêng cho mình, chúng ta vẫn cứ “đơn sơ” tưởng nó là của mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...