Thứ Bảy, 5 Tháng 7, 2025

Chia sẻ Tin Mừng CHÚA NHẬT II, MÙA VỌNG, NĂM A (Minh An – Phước Lý)

 

 Tin mừng: Mt 3, 1-12

 

Nếu như bước vào Chúa Nhật đầu tiên của năm Phụng vụ, Giáo Hội chọn bài Tin Mừng của thánh Matthêu 24, 37- 44  để nhằm nhắn nhủ con cái của mình: “Hãy luôn tỉnh thức và sẵn sàng” để đón nhận ngày Thiên Chúa đến trong vinh quang, thì ở Chúa Nhật thứ hai này, Giáo Hội cũng đọc bài Tin Mừng của thánh sử Matthêu 3, 1- 12 là để cho ta chiêm ngưỡng vị tiền hô Gioan Tẩy giả, người mở lối chỉ đường cho người ta đến với Đấng phải đến là Đức Giêsu, Đấng cứu độ chân thật: “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người” (c.12).

Gioan tiền hô, không những chỉ là một con người sống đơn giản trong hoang địa, nhưng còn là một con người mạnh mẽ trong sứ vụ của mình, qua việc ông tuyên bố những lời sấm và các sứ điệp để an dân:

 

1. Lời sấm và kêu mời sám hối

Có thể nói, Gioan tiền hô là vị ngôn sứ tầm thường nhưng lại “phi thường”. Phi thường, bởi ông là người dám lên án sự bất công trong xã hội Do thái; Ông đã lên án kịch liệt cuộc hôn nhân lọan luân của vua Hê-rô-đê và bà Hê-rô-đi-a. Đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Gioan (x Mt 14, 3- 12).

Khi những người Pharisiêu và Xa-đốc đến với Gioan, ông đã mạnh mẽ tuyên sấm những lời ngăm đe nặng nề: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (c.7). Và “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (c.10). Có lẽ Gioan đã thấy được dạ tâm của những người Pharisiêu và nhóm Xađốc, nên khi họ đến với Gioan để chịu phép rửa, ông nhìn họ như những con thú hoang đang chạy hối hả để trốn thoát những nguy hiểm của thợ săn bắn. Nhưng, dù sao họ là những con người đã thành tâm đến với Gioan để lãnh nhận phép rửa của ông và ông đã kêu mời họ tỏ lòng sám hối chân thành để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa “Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối” (c. 7b).

Lời tuyên bố của Gioan không phải là một sự hù dọa để người ta khiếp sợ, nhưng đó còn là lời mời gọi để người ta ý thức sám hối về những lỗi lầm của mình đã gây ra. Nếu đem ra những lời sấm và chỉ dừng lại ở những lời ngăm đe thì có lẽ Gioan không phải là vị tiền hô phi thường, không phải là người mở đường cho Đấng Cứu Thế xuất hiện. Nhưng lời sấm của Gioan mang theo chỉ dẫn của lòng sám hối. Gioan đã kêu gọi người ta tỏ lòng sám hối thật sự để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” ( c.2).

Như thế, sám hối là một điều kiện cần thiết để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Mà hoa trái của sự sám hối chân thành chính là sự tự do trở về cùng Thiên Chúa, luôn tin tưởng và cậy trông vào Ngài, để Ngài ban ơn cứu độ. Gioan đã khéo dẫn người ta đến với ơn cứu độ này.

 

2. Sứ điệp của lời hứa và lòng khiêm nhường của vị tiền hô

Sau lời sấm và kêu gọi hoán cải, Gioan tiếp tục đem sứ điệp lời hứa đến cho những người đang hiện diện bên ông và tất cả những ai đang hướng về ơn cứu độ của Thiên Chúa: “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” (c.11).

Gioan, vị tiền hô đang trên đà nổi danh, được nhiều người biết đến. Thế nhưng, ông đã khiêm tốn chấp nhận phận “dọn đường” của mình cho Đấng xuất hiện sau ông là Đức Kitô, vị thiên sai của Chúa Cha. Ông hứa sẽ chỉ cho những người đến với ông bằng phép rửa trong nước thấy rõ được Đấng xuất hiện ban cho họ phép rửa trong Thánh Thần.

Phép rửa của Gioan tẩy giả được thực hiện trong nước là để khơi dậy lòng sám hối của dân chúng khi đến với ông. Nhưng, ông hứa chỉ cho họ đến với Đức Kitô là Đấng quyền thế để nhận phép rửa trong Thánh Thần và lửa là chỉ cho họ thấy trong phép rửa đó sẽ đem lại cho họ ơn tha thứ và thánh hóa trở nên con người mới, con người của ơn cứu độ trong Đức Kitô, Người sẽ đến sau vị tiền hô.

Khi giới thiệu Đấng quền thế đến sau, ban phép rửa trong Thánh Thần, Gioan không quên nói cho người ta biết, chính Người là Đấng thẩm phán có quyền xét xử người ta theo lẽ công bình, và có quyền ban cho người ta ơn cứu thoát hay phải đón nhận những hình phạt, xứng với những công việc người ta đã làm: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (c.12).

Khi Chúa Giêsu đến thì buộc lòng người ta phải phân biệt rõ ràng; một là theo Ngài, tiếp nhận Ngài, hai là từ khước Ngài hay chối bỏ Ngài? Theo Ngài thì được rửa sạch trong Thánh Thần, và “rê sạch để Ngài đưa vào kho lẫm”. Còn chối bỏ Ngài thì chắc chắn sẽ bị hất ra ngoài và đốt đi. Thực tế cho thấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện cách nay hơn hai ngàn năm, nhưng kẻ theo Ngài cũng nhiều mà người chối bỏ Ngài cũng không ít. Thậm chí, có kẻ theo Ngài cũng chỉ vì tò mò, hay tìm cách bắt bẻ, sách nhiễu để truất phế Ngài (các Pharisiêu, thông luật, kỳ mục…). Nhưng dù sao thì sự lựa chọn nghịch với Chúa hay thuận với Chúa vẫn là sự lựa chọn quyết định vận mệnh của đời người. Gioan, vị tiền hô chỉ là người “dọn đường” và hướng dẫn con người ta đến với Đấng phải đến để đón nhận ơn cứu độ mà thôi. Còn đến và theo hay không vẫn là sự chọn lựa của người ta.

Ta được mời gọi trở thành những ngôn sứ cho Chúa, nên hãy học hỏi và bắt chước vị tiền hô Gioan, luôn sống khiêm nhường thẳm sâu, trung thành với sứ vụ của mình, luôn hướng về Chúa và để Chúa lớn lên còn mình thì nhỏ lại. Khi cần thiết cũng có thể đưa ra những lời kêu gọi người ta sám hối để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng trước hết và trên hết, người mở đường phải là người biết đường, nghĩa là chính mình phải là người sám hối, canh tân đổi mới để đón nhận ơn cứu độ của Chúa đã rồi mới có thể chỉ cho người khác đến với Chúa.

 

Minh An.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ra vì yêu

Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu (Mt 11,25-30) Dom. Mai Đăng Minh, Thiên Phước Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Thánh Tâm Chúa...

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả: “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...