Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

CHIA SẺ TIN MỪNG CHÚA NHẬT II, PHỤC SINH, NĂM A (Minh An – Phước Lý)

 

CHIA SẺ TIN MỪNG CHÚA NHẬT II, PHỤC SINH, NĂM A

(Ga 20, 19- 31)

 

 (Minh An – Phước Lý)

 

Chúng ta đang ở trong bối cảnh của niềm vui Phục Sinh. Đây đã là ngày thứ tám, chúng ta được phép kéo dài niềm hân hoan, mừng Con Chúa sống lại hiển vinh. Dĩ nhiên, không phải niềm vui mừng Chúa Phục Sinh chỉ đóng khung trong tám ngày sau khi Chúa sống lại, nhưng mỗi lần chúng ta tham dự Thánh Lễ là chúng ta đang cùng nhau đón nhận niềm vui của Chúa Phục Sinh.

Trong tâm tình của niềm vui trong ngày thứ tám mừng Chúa Phục Sinh, thánh sử Gioan tiếp tục cho chúng ta thấy những niềm vui của Đấng Phục Sinh ban cho các môn đệ cũng là cho mỗi kitô hữu chúng ta. Đó là những niềm vui nào?

– Niềm vui được Chúa Phục sinh ban bình an.

Lời đầu tiên sau khi Chúa Phục Sinh, hiện ra trao ban cho các môn đệ chính là sự bình an: “Bình an cho anh em” (Ga 20, 19b).

Quả thế, trong lúc các môn đệ đang lo âu, phiền muộn, sợ hãi, giam chặt mình trong phòng kín“vì sợ người Do-thái” thì được Chúa Phục Sinh hiện ra trao ban “bình an”. Như thế, còn gì vui sướng hơn, hạnh phúc hơn khi tâm trạng đang lo âu, sợ hãi lại được động viên bằng cách trao ban bình an.

Bình an của Đấng Phục Sinh trao tặng cho các môn đệ không những chỉ là thứ an toàn về thể xác, nhưng còn đi xa hơn là đạt được thứ bình an trong sâu thẳm của tâm hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cánh chung, nghĩa là họ sẽ đạt được sự sống của thân xác cũng như linh hồn trong sự viên mãn, không còn phải băn khoăn, không còn phải lo lắng, sợ hãi như lúc này, vì ở đó có Chúa là niềm vui, là bình an của họ. Đúng là niềm vui trong bình an.

– Niềm vui được thấy Chúa.

Có thể nói, các môn đệ của Chúa Giêsu như đang “thất thần”, đầy lo lắng và hoài nghi, vì người này báo: “Thầy đã sống lại”, người kia mách: “Chúa đã Phục Sinh”. Trong lúc đang thất thần và đầy suy tính lại được Chúa hiện ra cho thấy rõ ràng thì làm sao các môn đệ không vui mừng được. Thánh Gioan đã nói rõ: “Các môn đệ vui mừng, vì được thấy Chúa” (Ga 20, 20).

Quả vậy, niềm vui được thấy Chúa là niềm vui của sự xác thực, không cần phải nghe ngóng, không cần phải ai mách cho hay nữa, vì đã thấy Chúa trực tiếp. Chính Tôma, biệt danh là vị Tông đồ cứng tin cũng phải thốt lên: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con!” và được Đấng Phục Sinh đáp lại: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin” (Ga 20, 29).

Được thấy Chúa trong cuộc đời, đó là niềm vui, là hạnh phúc tuyệt đỉnh của mỗi tâm hồn. Các môn đệ đã được thấy Chúa, họ rất vui mừng và đã gắn bó với Chúa của mình suốt cuộc đời. Và cái chết của các môn đệ, minh chứng cho sự trung thành đó. Còn chúng ta thì sao?

– Niềm vui được Chúa Phục Sinh ban Thánh Thần.

Sau khi Phục Sinh, Đức Kitô đã hiện ra và trao cho các môn đệ Thánh Thần tình yêu, để nâng đỡ và giúp họ mạnh mẽ trong niềm tin: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” ( Ga 20, 22).

Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Con. Như thế, khi ban Thánh Thần cho các môn đệ là Chúa Giêsu đã chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa cho họ. Và Chúa Thánh Thần, với bảy ơn của Người, đã biến đổi các Tông Ðồ từ những người nhút nhát co cụm trong phòng kín, trở nên can đảm; từ những con người thuyền chài ít học, thành những nhà thuyết giảng hùng hồn (x.Cv 2,14- 41). Các ông đã can đảm, sẵn sàng chịu mọi thử thách gian lao, đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người, không phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà… nhưng tất cả đều được đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa, nhờ chính các Tông đồ đem đến (x. Cl 3, 11).

Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động mạnh mẽ trong Hội Thánh. Đó là niềm vui đích thực của Đấng Phục sinh trao ban.

– Niềm vui được làm sứ giả cho Chúa Phục Sinh

Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp tục trao cho các môn đệ niềm vui làm sứ giả cho Người, tức là sai họ đi loan giảng Tin Mừng: “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Một sự chuyển tiếp để nối dài sứ vụ của Chúa Giêsu ở trần gian, các môn đệ được phúc đón nhận sứ vụ này để đem ơn cứu độ đến cho nhân loại. Đó không chỉ là niềm vui dành riêng cho các môn đệ, nhưng còn là niềm vui chung cho toàn dân thiên hạ, vì chính các môn đệ tiếp tục làm sứ giả mang ơn cứu độ của Chúa đến cho nhân loại, qua con đường loan báo Tin Mừng. Chúng ta được ơn cứu độ là nhờ vào sự chuyển tiếp của các môn đệ của Chúa, nên xin tạ ơn Chúa và cám ơn các Ngài.

Các môn đệ vui, vì được làm sứ giả sai đi, chúng ta mừng vì được đón nhận lời rao giảng của họ, để được ơn cứu độ. Và chúng ta cũng được mời gọi làm sứ giả Tin Mừng trong hoàn cảnh sống của mình. Đó chính là niềm vui chung của các môn đệ và của chính chúng ta.

– Niềm vui được mặc lấy lòng thương xót của Chúa

Niềm vui hơn hết và cao quý hơn cả có lẽ đó là niềm vui mà các môn đệ được mặc lấy lòng thương xót của Thiên Chúa. Nghĩa là các môn đệ được thông chia lòng thương xót của Thiên Chúa khi ban xá giải cho những người lỗi phạm. Hay nói đúng hơn, các môn đệ của Chúa và những thế hệ tiếp theo được Chúa Phục Sinh ban cho quyền hòa giải giữa tội nhân với Thiên Chúa: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 23).

Quả thế, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng thẩm phán chí công, Đấng có quyền xét xử tội nhân theo lượng từ bi của Người, thế nhưng, Người đã thông chia lòng thương xót đó cho những người đại diện Người thì thật là quý hóa quá, vui mừng quá! Khi vị đại diện Chúa ngồi tòa giải tội là họ đang thông chia lòng thương xót của Chúa, còn khi hối nhân đến với Bí tích Hòa Giải là họ đón nhận lòng thương xót Chúa và được kết thân với Người. Đó là niềm vui, là hạnh phúc khi được Chúa thông chia cho lòng thương xót.

Tóm lại, những niềm vui trong ngày thứ tám mà Đấng Phục Sinh trao ban cho các môn đệ được thánh sử Gioan kể lại là những niềm vui mang dấu chỉ yêu thương:

Khi Chúa trao bình an cho các môn đệ là Người cũng muốn họ tìm kiếm bình an và hạnh phúc cho anh chị em của mình; khi Chúa cho các môn đệ nhận ra Chúa, là Chúa cũng muốn họ luôn nhìn thấy được chính Thiên Chúa đang hiện diện ngay trong anh chị em của mình, nên phải yêu quý và kính trọng, vì :“con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa”. Khi Chúa trao ban Thánh Thần, là Người cũng muốn con người không những chỉ can đảm trong sứ vụ, nhưng hãy luôn biến đổi nhờ ơn Thánh Thần, để làm thay đổi thế giới trong yêu thương. Khi Chúa trao cho sứ vụ loan báo Tin Mừng là Chúa muốn mọi dân nước được ơn cứu độ. Các môn đệ của Chúa phải có nhiệm vụ và nhiệt tình trong sứ vụ này. Khi Chúa cho con người thông chia lòng thương xót của Người là muốn họ diễn tả lại lòng thương xót của Người, chứ không phải là thẩm phán để phán quyết tội nhân. Do vậy, họ cũng phải có lòng thương xót với anh chị em của mình, nhất là những tội nhân.

Chúng ta cũng được đón nhận những niềm vui của Đấng Phục Sinh, nhưng chúng ta sẽ chuyển biến những niềm vui đó thế nào?

Lạy Đấng Phục Sinh, Người đã ban cho chúng con những niềm vui trong ngày thứ tám, chúng con xin cám tạ Ngài. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...