Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

CHỖ ĐỨNG CỦA PHỤC VỤ

CHỖ ĐỨNG CỦA PHỤC VỤ

Bài Suy Niệm –  Mc 9, 30 – 37

 FM. Gregorio – An Phước

         Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu gợi lên một viễn cảnh cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời” (Mc 9, 31). Động từ nộp” là động từ chuyên môn để nói về sự phản bội: Chẳng hạn như Giuđa “nộp” Đức Giêsu cho các thượng tế, rồi các vị này lại “nộp” Đức Giêsu cho quan tổng trấn Philatô.

        Thế nhưng, khi nói “con người sẽ bị nộp”, lại mang một kiểu nói “quanh”, để chỉ hành động của Thiên Chúa. Ý nói “Thiên Chúa sẽ nộp Con Người vào tay loài người”. Như thế phải chăng Thiên Chúa là người tiếp tay cho sự gian ác?

        Vâng! đây không phải là sự gian ác đang hoành hành và thắng thế do Thiên Chúa bày ra để giết Con một của mình, nhưng là chương trình của Thiên Chúa đang được thực thi xuyên qua sự ngang trái. Chúng ta xem Ga 3, 16 “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban con một, để ai tin vào con của người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”, hoặc trong thư Rm 8, 32 đến như chính con một Thiên Chúa chúng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta”.

        Như vậy, Đức Giêsu ý thức rằng: Người đang đi vào cuộc Thương Khó như biến cố trung tâm của chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và trở nên người phục vụ. Chính vì thế, sau khi loan báo về cuộc khổ nạn, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9, 35). Nghĩa là Chúa Giêsu không có ý hủy bỏ ước vọng làm lớn vẫn đang tiềm ẩn nơi các tông đồ, nhưng Ngài muốn thanh lọc tư tưởng của họ, giúp họ hiểu đúng ý nghĩa của việc làm lớn.

       Hơn nữa, Chúa Giêsu không có ý thay đổi địa vị từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao theo nghĩa chức vụ, nhưng Ngài chỉ muốn đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá một con người, đó chính là tinh thần phục vụ hoàn toàn vì người khác và cho người khác. Dựa theo tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu đã đưa ra, chúng ta có thể nói rằng: giá trị thực sự của một con người không tùy thuộc vào địa vị hay chức vụ của người đó, nhưng tùy thuộc vào tinh thần phục vụ cũng như mức độ hữu ích của người đó đối với tha nhân.

         Ai không biết phục vụ thì đó là người nhỏ, dù chức vụ của họ có lớn, còn ai biết sống phục vụ thì đó là người lớn, dù chức vụ của họ không lớn. Người sống phục vụ được xem là lớn, không phải vì lớn trong tuổi tác hay trong chức vụ, nhưng là lớn ở con tim, ở tinh thần và nhân cách.

        Mặt khác, chắc hẳn Chúa Giêsu không có ý khuyên chúng ta phải luôn làm thay công việc của người khác để rồi “dẫm chân” lên nhau, làm mất lòng nhau, nhưng hãy tích cực phục vụ người khác trong chính địa vị hiện tại của mình. Như vậy, phục vụ là bổn phận không miễn trừ đối với bất ai, vì mọi người đều có khả năng và cơ hội để phục vụ người khác đều được Chúa Giêsu mời gọi sống phục vụ theo gương của Ngài.

       Qua sứ điệp Tin Mừng, xin cho mỗi người chúng ta biết khiêm tốn, vui vẻ phục vụ nhau trong khả năng và cương vị của mình. Được như vậy, chúng ta sẽ trở nên những con người trưởng thành trong tâm hồn và trong nhân cách, sẽ trở nên người lớn nhất trong cái nhìn của Chúa và trong Vương Quốc của Người.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...