Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Pt. Philipphe Nguyễn Văn Toàn, CT.)

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B

Đnl 4,1-2.6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Pt. Philipphe Nguyễn Văn Toàn, CT.

Kết quả hình ảnh cho luật của chúa  Yêu mến, quý trọng và thực hành luật Chúa trong niềm vui, hy vọng là điều mà người Kitô hữu đã, đang và sẽ làm qua từng ngày sống của đời mình. Lm. Nhạc sĩ Nguyễn Duy viết trong bài hát “Lắng Nghe Lời Chúa”: Lời Ngài là sức sống, ánh sáng, hy vọng, là đường, niềm vui, hạnh phúc… Nhưng muốn được như vậy thì mọi người chúng ta phải sống trong tâm tình yêu thương chân thật, không giả dối, lọc lừa thêm thắt lề luật của Chúa, lương tâm và con tim của bản thân mình, nhưng có sao nói vậy. Đó cũng là những gì mà Lời Chúa trong Chúa nhật XXII thương niên năm B mời gọi. Điều này được thể hiện rõ trong Lời Chúa của bài đọc I: “Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa. Anh em hãy giữ và đem ra thực hành”. Không thêm bớt nhưng phải đem ra thực hành lề luật Chúa, đó cũng là những gì mà bài đọc II của thánh Giacôbê đề cập cho chúng ta ngày hôm nay: “Anh em hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình”.

Cả hai bài đọc đều đề cập về sự trung thành, tuân giữ và thi hành luật Chúa, nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, người Dothái – dân riêng của Chúa, cách riêng là những người Pharisêu và một số Kinh sư đã làm gì? Họ có thực sự tuân giữ điều răn Chúa truyền hay chỉ tuân giữ và duy trì truyền thống, luật lệ tiền nhân cha ông của họ? Chính cha ông họ đã gấp bẻ, chẻ nhỏ lề luật của Chúa thành luật lệ của chính bản thân họ. Điều răn của Thiên Chúa phải chăng có đề cập về việc rửa tay trước bữa ăn? Thức ăn mua ngoài chợ về phải chăng phải rảy nước trước khi ăn…? Điều đó cũng cần thiết nhưng không phải là luật lệ. Nó chỉ là thủ tục hình thức bên ngoài, không ảnh hưởng gì tới tâm hồn. Nó không làm cho sự tốt lành-thánh thiện trong tâm hồn con người ra xấu xa nhơ uế được.

Nếu những điều răn của Chúa không đề cập về những điều tỉ mỉ, mà những điều tỉ mỉ này lại chỉ là hình thức bên ngoài thì cha ông họ tại sao lại vẽ ra những luật lệ như thế? Mà những gì họ vẽ ra đó có ảnh hưởng gì về đời sống tâm linh cũng như đâu có làm dơ bẩn đến tâm hồn? Vậy thì vì mục đích gì, mục đích tư lợi cho bản thân, cho nhóm chăng? Chính vì sự không tốt lành và giả hình, bên ngoài xem ra thật tốt đẹp nhưng bên trong đầy những toan tính xấu xa, độc ác đã bị Chúa Giêsu vạch mặt và lên án, khi Người dựa vào lời loan báo của tiên tri Isaia: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân”. Có lần khác Chúa Giêsu đã nhắc khéo họ, khi họ lên án các môn đệ của Người: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 12,7). Lòng nhân từ, thánh thiện và sống bác ái với mọi người, nhất là những người anh em của mình cũng được thánh Phao-lô nhắc nhở trong thư Rô-ma: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10-11).

Chúa Giêsu đã khiển trách những người Pharisêu và các Kinh sư quá coi trọng hình thức bên ngoài mà quên đi điều cốt lõi bên trong tâm hồn. Chúa khiển trách các Kinh sư trong đó có thể Chúa cũng đang khiển trách chúng ta. Nhìn vào Giáo Hội hôm này cũng thật buồn khi người ta chỉ coi trọng hình thức bên ngoài; đua nhau xây nhà thờ, nhà xứ cho thật lớn, thật hoành tráng, tráng trí thật lộng lẫy; hay người ta ăn mặc tô diện chải chuốt cho bóng khi đi tham dự các giờ kinh cũng như thánh lễ. Nhưng rồi khi đến nhà thờ người ta chỉ biết xem, nghe và thấy chứ thực sự không có tâm tình đến để tham dự, để hòa mình trong lời kinh tiếng hát, lắng nghe Lời Chúa muốn nói với bản thân cũng như cảm nhận được tình yêu tột cùng của Chúa dành cho con người qua Mình và Máu thánh của Chúa. Ý nghĩ của họ là đi lễ làm sao cho thành sự; đi lễ như một trách nhiệm phải chu toàn. Vì vậy mà cuộc sống của người Kitô hữu nói chung và các tu sĩ nói riêng thiếu đi lòng tin vào Chúa. Một khi thiếu đi lòng tín phó thác vào Chúa thì người ta sẽ phó thác vào thần tài, thần tiền và thần quyền. Người ta sẽ sống làm sao để lấy lòng con người, tìm kiếm vật chất và chạy chọt quyền hành. Người ta sống hình thức giả dối, tìm đủ mọi cách, bất chấp cả mánh khóe để đạt được mục đích. Đó là những việc làm sai với luật Chúa, những hành động lừa dối lương tâm, con người thật của mình. Những việc làm đánh mất đức tin và sự tín thác của mình vào Chúa.

Yêu mến, quý trọng và thực hành luật Chúa trong niềm vui là những gì chúng ta cần phải thấy, biết và đặt để trong tâm trí của mình. Khi chúng ta ý thức và cảm nhận được như vậy thì trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, dù đi đâu ở đâu và làm bất cứ việc gì, chúng ta đều cảm nhận được một sự bình an. Dù cuộc sống có đổi thay, cuộc đời có bất công thì người yêu mến luật Chúa cũng không bao giờ bị nhem nhuốc. Lạy Chúa, xin cho mọi người nhìn ra được luật của Chúa: luật tình yêu, luật của niềm tin, luật của hy vọng, để qua luật của Chúa mọi người sống một cuộc đời có ý nghĩa; ý nghĩa với chính mình, ý nghĩa với người anh em và ý nghĩa với đời.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...