Thứ Hai, 7 Tháng 7, 2025

Chúa Nhật 4 Mùa Chay C: NHỮNG “VẾT SẸO” CUỘC ĐỜI

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

(Gs 5, 9a. 10-12; 2Cr 5, 17-21; Lc 15, 1-3. 11-32)

NHỮNG “VẾT SẸO” CUỘC ĐỜI

 

Têrêsa HĐGS Thành, CĐ Phước Thiên

Mang kiếp con người, bước đi trong trần gian, có lúc chúng ta vấp ngã. Những vấp ngã để lại nơi ta ít nhiều những vết sẹo. Có những vết sẹo không tên gọi, cũng có những “vết sẹo” mang tên “người con thứ”, hay tên “người con cả”, và có khi đó là những “vết sẹo” mang tên của chính chúng ta. Mùa Chay là cơ hội giúp chúng ta nhìn lại những “vết sẹo”, để sám hối và hơn thế là nhận ra ân sủng qua những “vết sẹo” cuộc đời. Lời Chúa trong Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca kể lại việc “bỏ nhà đi hoang” của hai người con trong dụ ngôn “người con hoang đàng” hay còn gọi dụ  ngôn “người cha nhân hậu”. Cả hai đi hoang theo những cách thức khác nhau. Và sự ra đi của họ để lại những vết sẹo khác nhau.

Đối với người con thứ, việc anh bỏ nhà ra đi đã để lại “vết sẹo” bất hiếu. Bởi lẽ khi anh xin cha chia gia tài (x. Lc 15,12), đồng nghĩa với việc anh coi cha như đã chết. Và khi bỏ nhà để đi đến một nơi khác, người con thứ cho thấy thái độ vô ơn đối với “mái nhà” đã cưu mang mình: “Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình” (x. Lc 15,13). Như vậy, “vết sẹo” bất hiếu mà anh đang mang thật lớn và rõ. Lớn đến nỗi anh nghĩ rằng  nếu có trở về thì mình “chẳng còn đáng làm con cha nữa” (Lc 15, 18). Và “vết sẹo” rõ đến nỗi ai cũng có thể nhìn thấy.

Đối với người anh cả, nếu không tinh ý, hẳn sẽ ít ai nhận ra sự ra đi của anh. Bởi nó được che đậy cách khéo léo dưới lớp bọc của sự hiếu thảo và vâng lời mà anh dành cho cha: “Đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào” (x. Lc 15, 29). Anh ra đi trong tâm tưởng mà không nhận ra. Hành động nổi giận cùng với những lời nói chua chát của người con cả đã cho thấy điều đó (x. Lc 15, 28-30). Đồng thời, qua thái độ tức giận bộc lộ nơi anh một tâm hồn đầy hận thù, kiêu ngạo, và ghen tỵ. Và đó là những “vết sẹo” mà anh đang mang, những “vết sẹo” bấy lâu nay anh che giấu.

Đối với chúng ta, “vết sẹo” của người con thứ và của người con cả chính là những “vết sẹo” của chúng ta. Vì khi nhìn vào cả hai, chúng ta lẽ nào không thấy được nơi đó ít nhiều hình ảnh của chính mình? Quả vậy, rất nhiều lần, như người con thứ, chúng ta khước từ tình yêu của Thiên Chúa là Cha nhân lành, để đi tìm tình yêu mang tính nhân loại nơi các thụ tạo trần gian. Cũng không ít khi chúng ta vô ơn với những ân huệ Thiên Chúa đã ban. Và cũng như người anh cả, hơn một lần trong đời sống, tâm hồn chúng ta còn chất chứa những xung đột, bất hòa với anh chị em. Sự xung đột này kéo theo những dị nghị, và thái độ lên án những lỗi lầm của người khác, bất bao dung với thiện chí hòa giải của anh chị em chúng ta. Những lần “bỏ nhà” ra đi như thế là chúng ta viết lên cuộc đời “vết sẹo” mang tên của chúng ta.

Có lẽ, khi nhìn vào những vết sẹo sẽ ít ai chấp nhận và cho là đẹp. Vì sự xuất hiện của nó khiến cho cơ thể, tâm hồn trở nên khiếm khuyết. Tuy nhiên, nếu từ chối chúng hẳn nỗi đau vẫn còn đó, và vết thương không bao giờ được chữa lành. Trái lại, khi biết chấp nhận và để cho ân sủng của Thiên Chúa chạm vào, chắc chắn những vết sẹo sẽ trở thành biểu tượng của chiến thắng. Bởi lẽ, khi đó nơi những vết sẹo cho thấy dấu tích của chiến thắng chính mình, chiến thắng những đam mê đối với tội. Với chiến thắng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, biến đổi chúng ta trở nên thọ tạo mới vì: “Phàm ai ở trong Đức kitô đều là thọ tạo mới” (2Cr 5,17).

Tình yêu Thiên Chúa luôn đi bước trước, và tình yêu ấy cũng luôn lớn hơn lỗi lầm của con người. Bởi Người là Cha giầu lòng thương xót, là “Ðấng giao hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi đến tội lỗi của loài người” (2Cr 5,19). Xin cho chúng ta luôn xác tín như thế. Để như người con thứ chúng ta tự nhủ lòng mình: “Thôi, ta đứng lên đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với cha’” ( Lc 15,18). Về với cha để xin lỗi cha, và để cha mặc cho những vết sẹo một ý nghĩa mới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ra vì yêu

Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu (Mt 11,25-30) Dom. Mai Đăng Minh, Thiên Phước Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Thánh Tâm Chúa...

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả: “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...