Thứ tư, 15 Tháng Một, 2025

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi, Năm A, Ga 3,16-18: Thiên Chúa yêu con người vô cùng

Chúa nhật Chúa Ba Ngôi, Năm A, Ga 3,16-18

Thiên Chúa yêu con người vô cùng

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist.

Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta rất nhiều ý tưởng. Xin dừng lại ở ý tưởng: Thiên Chúa yêu con người vô cùng, dựa trên cảm nghiêm và xác tín của Thánh Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Để cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta khởi đi từ tình yêu của con người. Đối với con người nhất là người Việt Nam chúng ta, không gì thiêng liêng cao cả bằng tình mẫu tử. Vì yêu con, bà mẹ dám đón nhận tất cả lao nhọc, khổ đau: “Chín tháng mang nặng đẻ đau”;“Nhai cơm lựa cá, nhai cá lựa xương”; âm thầm hi sinh để con được hạnh  phúc:

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh cày mẹ thức đủ năm canh”.

“Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi;

Con đi trường học mẹ đi trường đời”.

Tình mẹ dành cho con bao la như trời biển chỉ mong con nên người.

Tình nghĩa phu thê cũng vậy: khi yêu nhau, người ta cho nhau mọi sự: của cải, chức tước, sự quan tâm, nâng niu, chiều chuộng… Tình yêu vốn mạnh hơn tử thần (Dc 8, 6), cho nên khi yêu nhau thì “mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”;

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề,

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.

Vì người yêu, tình nhân sẵn sàng “lìa” cha mẹ để nên một với bạn mình (St 2,24); nên một trong thân xác và trong tâm hồn. Sự kết hợp kỳ diệu của hai người yêu nhau được cô đọng trong câu Ca dao:

“Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình tuy một mà hai”.

Phải nói rằng tình yêu con người rất đẹp, mang nhiều ưu phẩm, sâu lắng, mạnh mẽ, thiết tha… có thể phản ảnh phần nào tình yêu của Thiên Chúa. Thế nhưng, tình con người cho dù là thiêng liêng như tình mẹ, đâm đà như nghĩa phu thê, đem so với tình Chúa yêu con người thì ngàn trùng chênh lệch. Vì tình yêu của con người không tránh khỏi ích kỷ, vụ lợi, chiếm hữu, yêu nên tốt ghét nên xấu, để rồi: tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc…Hơn nữa, con người dù có thương yêu nhau đến mấy cũng không thể chết thay cho nhau được, cũng không thể cứu độ ai nhờ cái chết của mình.

Còn tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người thì tuyệt mỹ vô song:“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,16). Thiên Chúa đã ban chính bản thân Ngài, đến chia sẻ kếp người và chết  vì yêu chúng ta (Pl 2,6-11). Ngài đã yêu chúng ta “đến cùng” (Ga 13,1b). Thiên Chúa yêu chúng ta ngay khi chúng ta mang phận tội nhân (x. Rm 5,8). Ngài đã làm người để con người làm Chúa[1], để con người được sống và sống dồi dào (Ga 10,10), để con người được sống hạnh phúc đời đời (x. Ga 3,16).

Bởi vì, nơi Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ toàn là tình yêu (x. 1Ga 4,8). Tình yêu của Đấng trung tín dành cho con ngươi bất tín, tình yêu của Đấng “tuyệt đối” dành cho con người hữu hạn, đó là điều lòng trí con người không bao giờ suy thấu. Suy ngẫm điều đó Thánh Bênađô cảm nghiệm niềm vui tràn ngập tâm hồn, ngài kêu lên: “Ôi suối ngọt ngào, ôi nguồn ân phúc, ôi sức mạnh của Tình Yêu, làm sao cao cả như Ngài mà lại trở thành người như ta”.

Thiên Chúa yêu con người với mối tình tuyệt hảo: “Cho dù có người mẹ nào quên đứa con mình sinh ra, thì Ta, Ta chẳng quên con bao giờ”(Is 49,15). Thiên Chúa yêu con người từ muôn thuở (Gr 31,3), không đổi thay, không vụ lợi… được lợi gì khi Thiên Chúa yêu con người? Ngài yêu con người cách nhưng không, vô điều kiện. Ngài để con người tự do chấp nhận hay chối từ Ngài. Hơn thế nữa, Ngài đã lấy chính mạng sống: “Máu Thịt” thần linh của ngài nuôi dưỡng chúng ta (Mc 14,20; 1Cr 11,23-25) và luôn mãi ở cùng chúng ta (Mt 28,20).

Thiên Chúa yêu con người “vô cùng” như thế, con người biết lấy chi đáp lại? Thánh Bênađô nói: “Khi Thiên Chúa yêu ta, Ngài chỉ đòi ta đáp trả bằng tình yêu” (Mt 22, 37), mà yêu mến Thiên Chúa là lắng nghe và thực hành Lời Ngài (Lc 10, 38-42; Ga 14,15), là không lấy gì làm quý hơn Chúa[2] (Lc 10, 27). Chính tình yêu Thiên Chúa nồng nàn đã thôi thúc các anh hùng tử đạo thắng vượt đau khổ tự hiến dâng mạng sống chứng minh tình yêu (Rm 8,39).

Yêu mến Thiên Chúa cũng là yêu mọi người. Vì con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27), được Chúa yêu thương, được Chúa cứu chuộc (Mt 26,28) cả hồn lẫn xác (Mt 9,16-20,35). Bởi thế, chính Chúa dạy phải yêu người, yêu người là yêu Chúa (Mt 10,42; 22,39; Ga 15,13-15.17). Cho nên Thánh Gioan khẳng định: “Nếu ai nói mình yêu Chúa mà lại ghét tha nhân đó là kẻ nói dối” (1Ga 4,20-21). Sống mến Chúa, giữ đạo Chúa là yêu thương hết thảy mọi người.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi giúp chúng ta cảm nghiệm tình yêu của Ngài đang đổ tràn trên đời sống chúng ta, để chúng ta cũng biết quảng đại yêu thương mọi người theo khuân mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Amen.

[1]Th. Augustinô; MK 2

[2]Tu luật Thánh Biển Đức, Chương 27

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...