Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA : “PHÉP RỬA KHIÊM NHƯỜNG” ( M. Phaolo Thánh Giá)

 

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

PHÉP RỬA KHIÊM NHƯỜNG

(Is 40,1-5.9-11; Tt 2,11-14; Lc,315-16.21-22)

 

          Suy Niệm

      1Làm chứng trong Khiêm tốn.

Trong các bài đọc của Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa Năm C hôm nay nói lên sự khiên tốn của người làm chứng, trong bài đọc thứ nhất trích tứ ngôn sứ Isaia khẳng định rằng:  Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ cho thẳng băng cho Thiên Chùa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ lấp đầy, mọi núi đồi sẽ bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40, 3-4). Đó chính là lời chứng  hùng hồn nhất, mời gọi tất cả chúng ta hãy nhìn thẳng vào cách sống của mình để sửa đổi, chỗ nào lồi lõm hay hố sâu, hãy bạt nó xuống, để có thề trở nên một con đường rộng thênh thang cho Chúa ngụ vào. Bên cạnh đó trong thư của Thánh Phaolo gửi cho ông Titô cũng nói rằng: “Anh thân mến, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người, Ân sủng đó dậy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.” ( Tt 2,2). Đó chính là lời mời gọi  khẩn thiết đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, hãy lằng nghe Lời Chúa dạy mà sửa đổi con người của mình cách khiêm tốn, để đón tình yêu của Thiên Chúa khi Ngài nói : “ Khi Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta, biểu lộ lòng từ bi của Người, người đã cứu chúng ta, không phải vì chúng ta làm những  việc công chính, mà là vì người thương xót. Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn tái sinh và đổi mới…( Tt 3, 4-5.Chúng ta chỉ được biến đổi khi ta biêt dìm mình trong biển cà yêu thương của Thiên Chúa.

 2.Đức Giêsu Con Người Khiêm Nhường

Trong bài Tin Mừng hôm nay Thánh Luca đã cho chúng ta thấy rằng, khi Chúa bước xuống dòng sông Giođan để chịu phép rửa. Người đã bước xuống chỗ thấp nhất để cho Gioan làm phép rửa cho mình, nói lên Chúa Giêsu đã hòa mình với những con người tội lỗi, cần được sám hối ăn năn. Tuy nhiên Chúa đến để cứu độ những con người tội lỗi khốn khổ nhất, nhưng Chúa không đòi cho mình quyền đứng trên họ, mà ngược lại Chúa đã dám sống ngang hàng với họ, liên đới với họ, và trở nên một người bạn với họ.

Trước hết, trong mùa Giáng Sinh chúng ta đã chứng kiến Thiên Chúa đã tự nguyện hạ mình làm một bé thơ, sinh ra trong chuồng súc vật nói lên một sự khiêm nhường thẳm sâu của Thiên Chúa làm người.

Hơn nữa, hôm nay khi bắt đầu sứ mạng công khai của Chúa Giêsu, Người bắt đầu xuất hiện để rao giảng Tin Mừng. Trước khi xuất hiện giữa quần chúng Ngài đã đến dìm mình trong dòng nước sống Giođan, để nhờ làn nước xanh biếc này tẩy sạch tất cả những gì ngăn cách để người sẵn sáng đến với anh em mình bằng tất cả tình yêu của mình. Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng cần dìm mình mình trong ân sủng của Thiên Chúa, để nhờ đó chúng ta được thanh tẩy khỏi tội lỗi, khỏi tính kiêu căng tự phụ, nhất là dẹp tan những cản trở giữa mình với Thiên Chúa và với anh em với nhau.

Chính vì thế, dòng sông Giođan có trong xanh đến mấy thì cũng không có sức rửa con Thiên Chúa, Thế mà con Thiên Chúa đã tình nguyện đến dìm mình trong dòng nước bằng một sự khiêm nhường thẳm sâu, khiêm nhường chính là một phép rửa. Vì khi Chúa dìm mình trong dòng sông là dám chấp nhận đau khổ và chết đi. Cái chết chính là phép rửa khi Chúa nói với các môn đệ :“ Thầy còn phải chịu một phép rửa, và Thầy những bồn chồn chờ đến lúc hoàn tất…” ( Lc12,50). Đó chính là một nghĩa cử của tình yêu mà Chúa biểu lộ cho con người thấy tình yêu cao của Chúa dành cho con người, đã trở nên một em bé nghèo hèn và yếu ớt. Khiêm Nhường là là một sự hòa mình với những con người tội lỗi đến xin Gioan làm phép rửa cho mình, để nói lên rằng tình yêu của Thiên Chúa đã đi bước trước khi mượn dòng nước xám hối để xóa đi những khoảng cách còn lại của Thiên Chúa với con người hôm nay.

 Chính sự khiêm nhường của Chúa cũng đang mời gọi tất cả chúng ta dù là linh mục tu sĩ hay giáo dân. Nếu chúng ta còn xa cách tình yêu của Thiên Chúa, dừng ngần ngại thay đổi cuộc sống của mình, hãy mạnh dạn đến lãnh phép rửa của Chúa để xin Chúa thứ tha và thanh tẩy ta hết mọi lỗi lầm bằng chính dòng lệ xám hối như Thánh Đavit nói: “Lễ vật dâng Ngài là một tấm lòng tan nát, một tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv50). Đó chính là lời nhắc nhở mỗi người t chúng ta cần phải có một lòng khiêm nhường nhìn lại các lầm lỗi của mình, những gì còn làm ta xa cách Chúa và anh chị, hãy đến bên Chúa bằng thái độ khiêm nhường đề cũng được nghe lời Chúa Cha phán: “Đây là yêu dấu của ta, ta hài lòng về Người” ( Mt 3,17).

Lạy Chúa, Ngày xưa dù chẳng có tội lỗi gì mà Chúa đã khiêm nhường đi vào dòng người đến dòng sông Gioan để chịu phép rửa. Ngày nay xin Chúa cho con có một lòng xám hối thực sự, biết dẹp tan những gì đang làm cản bước con đến với Chúa và đến với tha nhân. Xin Chúa đồng hành và giúp con mỗi ngày để con trở nên con yếu dấu của Cha.

 

Soeur M. Phaolo Thánh Giá .Đan Viện Phước Hải

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...