Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

Chúa Nhật Chúa Giê-su chịu Phép Rửa: “LỜI CHỨNG” (Hiền Lâm)

 

 

LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA – Năm C
 
Lc 3,15-16.21-22
 
LỜI CHỨNG
 
Nếu Lễ Giáng Sinh được coi là biến cố kỷ niệm Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa là biến cố kỷ niệm Mầu Nhiệm Nhập Thế. Biến cố Chúa Giê-su chịu Phép Rửa là bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng Nước Trời.
Con Thiên Chúa đi vào trần gian cũng như bắt đầu công trình nhập thế vẫn trong hình hài giản dị khó nghèo để đồng hành với con người, nên khó có ai nhận ra được bản tính và sự nghiệp của Người, nên cần đến những lời chứng thực của Thiên Chúa Cha và lời giới thiệu từ sứ giả của Người là Gioan Tiền Hô.
Phụng vụ Lời Chúa trong Tin Mừng ngày hôm nay cho chúng ta hai lời chứng đó. 
 
1. Lời chứng của Chúa Cha.
“Này là Con Ta Yêu Dấu, rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”
Lời chứng này có hai vế:
Vế thứ nhất là Lời Mặc Khải đến từ chính Thiên Chúa Cha, chứng thực Chúa Giê-su Con Thiên Chúa Cha tự đời đời nay đến trần gian hầu cứu độ nhân loại. Thật vậy, Chúa Giê-su là mặc khải tròn đầy của Thiên Chúa Cha. Vì thế, sau Người, không nhất thiết phải có những mặc khải nào nữa. Nên Giáo hội đã rất dè dặt với “những mặc khải tư”. Bởi “mặc khải tư” chỉ như là một sự giải thích mầu nhiệm Thiên Chúa, chứ không phải đi ngược hoặc thay thế những Lời Thiên Chúa mà Chúa Giê-su “đã tỏ cho các Tông đồ”. Thế nhưng, vấn đề này đã trở nên lạm dụng khá nhiều khi không thiếu những người tự xưng là “thị nhân” này, “con gái yêu” nọ, “tông đồ…” kia… Vì vậy, để tránh những sai lạc, chúng ta áp dụng theo vế thứ hai từ Lời chứng sau đây:
Vế thứ hai là một lệnh truyền của chính Thiên Chúa Cha: “Các ngươi hãy nghe lời Người”. Lời phán trực tiếp phán từ trời xuống thì mấy ai có được diễm phúc nghe thấy, nhưng Lời đến trong xác phàm là Chúa Giê-su thì bất cứ ai cũng đón nhận được qua Lời Chúa hằng ngày, qua Thánh Kinh và qua Giáo Hội. Tin vào những “thị nhân” hoặc những kiểu “sứ điệp cửa sau” thì luôn có thể lầm lạc, nhưng tin vào Lời Chúa qua Thánh Kinh và Giáo Hội thì không bao giờ lầm được. Đó cũng là căn bản lời khẳng định của Thiên Chúa Cha qua sự soi sáng của Chúa Thánh Thần dành cho bất cứ ai biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.
 
Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là trong ngày khởi đầu sứ vụ hôm nay, Chúa Giêsu muốn cho nhiều người thấy sự chứng thực của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, một khẳng định về thiên tính trong Ba Ngôi của Người, và Gioan cũng vui mừng vì được chứng thực Đấng mình loan báo đã đến và sứ vụ của ông hoàn tất.
 
2. Lời chứng của Gioan.
Lời chứng của Gioan là là lời khiêm tốn khẳng định về chỗ đứng trong bổn phận của việc làm chứng cho Chúa Giê-su được lớn lên trong mọi người và mỗi người có một giai đoạn trong chương trình của Thiên Chúa.
Như sao mai báo hiệu cho Vầng Đông xuất hiện, khi Vầng Đông mọc lên thì sao mai tự động biến mất. Một người lính đến thông báo cho dân biết Vua sắp đi qua để họ chuẩn bị, khi vua đến thì Vua mới là đối tượng chính mà dân đón chứ không còn là anh lính kia nữa. Gioan chỉ là Đấng dọn đường cho Chúa Giêsu đến, và khi Chúa Giêsu đến thì vai trò của Tiền Hô đã hoàn tất.
Thật vậy, mọi người được Chúa trao cho những sứ vụ khác nhau, ơn gọi khác nhau tuỳ khả năng và bậc sống của mình, tuỳ theo thời gian và hoàn cảnh, mỗi người có một giai đoạn trong chương trình của Thiên Chúa. Thánh Gioan có lý do để nhận và giữ vị thế cho mình, vì dân chúng ai nấy lầm tưởng ngài là Đấng Cứu Thế, cúi đầu lắng nghe và chịu phép rửa của ngài, có các môn sinh theo ngài, và ngay Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa dưới tay ngài, nhưng ngài ý thức vai trò và sứ vụ là đi trước chuẩn bị cho Chúa đến. Ngài ý thức giai đoạn của ngài là gì trong chương trình của Chúa.
Còn chúng ta (cả đời lẫn đạo), không ít người tự lầm tưởng như chỉ có mình mới làm được điều này điều kia mà không ai có thể thay thế, rồi lo tạo cánh kéo bè củng cố chỗ đứng của mình. Đặc biệt khó chấp nhận và tìm cách níu kéo khi phải bàn giao công việc cho người khác.
“Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể”. Cộng đoàn, Giáo xứ, Giáo hội là của Chúa chứ không phải của người được Chúa sai đến. Chúng ta dễ bị cám dỗ chạy theo danh vọng và địa vị mỗi khi làm được việc gì đó cho người khác. Có khi khoe khoang và kể về công trạng của mình cho người khác khen ngợi. Chúng ta dành vị trí “làm chồng” của Chúa, làm cho Chúa nhỏ lại để mình được lớn lên.
Hãy nhớ rằng, Chúa mới là “chồng”, Hội Thánh địa phương hay hoàn vũ và riêng từng người là hiền thê (vợ) của Chúa trong tình yêu Giêsu; còn những ai được Chúa sai đến chỉ là “phù rể”, mà phù rể thì lo chuẩn bị cho người ta đón chú rể đến, và vui mừng khi chú rể gặp được “cô dâu”, chứ không phải mình dành vị trí của chú rể.
“Người phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại”. Vâng, chúng ta cần khiêm tốn ý thức chỗ đứng của mình trong chương trình của Chúa, để Chúa được vinh danh trong công việc của chúng ta. Đặc biệt, cá tính và đam mê của chúng ta phải nhỏ lại, thì Chúa mới lớn lên được trong tâm hồn chúng ta; còn nếu trong tâm hồn chúng ta cao ngạo, ngổn ngang mọi thứ đam mê, ước vọng vật chất phình to lấp đầy, thì Chúa sẽ không còn chỗ để hiển ngự với chúng ta được.

Tóm lại, khi chúng ta chào đời là chúng ta được sinh ra lần thứ nhất vào thế giới này, nhưng khi lãnh bí tích Rửa Tội là chúng ta được sinh ra trong Giáo hội và trở thành con Thiên Chúa. Vì thế, cũng như Chúa Giê-su hôm nay bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng, thì chúng ta cũng được mời gọi -nhớ lại ngày mình được rửa tội- hầu ý thức về vai trò ngôn sứ là làm chứng cho Chúa và giới thiệu Chúa cho mọi người. Làm chứng bằng chính việc lắng nghe và sống Lời Chúa, giới thiệu Chúa bằng cách khiêm tốn làm cho Chúa được lớn lên trong chính mình, trong tha nhân và trong thế giới hôm nay.

Lạy Chúa Giê-su,
Nhân ngày mừng Lễ Chúa Chịu Chịu Phép Rửa hôm nay, xin cho chúng con ý thức hơn về ơn gọi làm Kitô hữu của mình, để chúng sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Amen.

Hiền Lâm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...