Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC

(Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37)

Luân An, Phước Lý

Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ miền nam Israel bằng đường không, đường bộ và đường thủy, gây ra một cuộc xung đột vũ trang đẫm máu mang đếm một nỗi kinh hoàng không chỉ cho đất nước Isreel mà còn cho cả thế giới. Hamas đã phóng hàng ngàn quả rocket và sử dụng máy bay không người lái để loại bỏ xe tăng và các trạm kiểm soát của Israel. Chỉ trong vài giờ sau cuộc đột kích bất ngờ xẩy ra, hàng trăm người Israel thiệt mạng, nhiều người bị bắt làm con tin và nhiều công trình đã bị phá hủy.

Khi thông tin về nhà nước Israel bị tấn công cách bất ngờ được loan đi, nhiều người tự đặt câu hỏi vì sao một quốc gia với hệ thống quân đội tinh nhuệ và vũ khí tối tân cùng với hệ thống phòng thủ tân tiến bậc nhất thế giới lại bị tấn công một cách bất ngờ và dễ dàng như vậy? Phải chăng họ chủ quan? Phải chăng họ quá tự tin vào những vũ khí tân tiến mà mình đang có? Phải chăng…? Phải nói rằng về lãnh vực chính trị, trong sự kiện này không ai có thể có câu trả lời xác đáng, ngoại trừ những người trong cuộc. Tuy nhiên, xét về khía cạnh sự kiện chúng ta có thể nói, sở dĩ đất nước Israel bị tấn công bất ngờ như vậy là vì họ thiếu “tỉnh thức”!

Hôm nay khởi đầu Mùa Vọng, các bài đọc Lời Chúa cũng hướng chúng ta đến một chủ đề đó là tỉnh thức. Khởi đi từ bài đọc I, trích từ sách ngôn sứ Isaia, tỉnh thức chính là nhận ra tình trạng tội lỗi của mình. Sau thời lưu đầy tại Babylon, Dân Chúa hồi tưởng lại những năm tháng tủi nhục nơi đất khách quê người. Họ nhận ra duyên cớ đã làm cho họ phải trải qua giai đoạn lịch sử đáng quên ấy: tại chúng con lạc xa đường lối Ngài; lòng chúng con ra chai đá chẳng còn biết kính sợ Ngài (Is 63,17); không có ai cầu khẩn danh Chúa, cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài (Is 64,6). Israel ý thức rằng chỉ vì tình thương vô bờ bến của Chúa nên họ mới được giải thoát. Bây giờ, khi đã hồi hương, những khó khăn mới lại nảy sinh, họ lại kêu xin Chúa xé trời mà ngự xuống giải cứu, vì bây giờ họ biết sám hối về mọi tội lỗi đã phạm và hy vọng khi mải đi theo các đường lối của Ngài, chúng con sẽ được cứu thoát (Is 64,4).

Trong bài đọc II (1Cr 1,3-9), tỉnh thức, theo thánh Phaolô, là hiệp thông với Đức Giêsu Kitô và lãnh nhận kho tàng phong phú các ân huệ về mọi phương diện. Với các ân huệ phong phú ấy, chúng ta phải sống để không ai có thể trách cứ được điều gì cho đến ngày Chúa quang lâm. Như thế, tỉnh thức đòi hỏi một đời sống chủ động và tích cực để làm cho chân lý Tin Mừng thấm nhập và biến đổi các thực tại trần gian cũng như toàn bộ đời sống con người. Như vậy, những nén bạc là các ân huệ mà chúng ta đã lãnh nhận thay vì chúng ta đem đi chôn giấu, chúng ta phải làm cho nó sinh lời cho Nước Chúa.

Với bài Tin Mừng, Đức Giêsu truyền cho các môn đệ một mệnh là: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức”. Đồng thời Ngài đưa ra một hình ảnh để minh họa cho thấy sự cần thiết của việc tỉnh thức. Một ông chủ trước khi đi xa, ông gọi các đầy tớ lại và giao cho mỗi người một công việc và lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Ông chủ sẽ trở về cách bất ngờ, có thể là chập tối hay đêm khuya, lúc gà gáy hay tảng sáng: “Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc 12,37). Vì ông chủ trao cho mỗi người một việc trước lúc đi xa, nên tỉnh thức chính là chu toàn bổn phận của mình trong lúc hiện tại, nghĩa là sống giây phút hiện tại với hết chiều kích của nó. Không chờ thời cơ hay đòi hỏi điều kiện để thực hiện sứ mạng, nhưng phải tận dụng hoàn cảnh hiện tại để dấn thân mạnh mẽ và triệt để cho sứ vụ của mình. Chỉ lơ là một chút sẽ bị coi là ngủ mê, trong khi ông chủ sẽ trở về bất thần: “Nếu ngủ mê là chìm đắm trong tội lỗi, thì tỉnh thức là sám hối tội lỗi. Nếu ngủ mê là lười biếng, thì tỉnh thức là chăm chỉ làm việc cho Nước Chúa. Nếu ngủ mê là xa rời Chúa, thì tỉnh thức là hiệp thông với Chúa. Nếu ngủ mê là bỏ bê nhiệm vụ, thì tỉnh thức là chu toàn sứ vụ Chúa trao phó” (Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông, Hãy tỉnh thức, Chúa Nhật I Mùa Vọng – A).

Bước vào Mùa Vọng, người Kitô hữu thường có tâm tình là chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Giáng sinh với những hoạt động vui nhộn mang tính hình thức bên ngoài. Trong khi đó bản chất của Mùa Vọng mang hai đặc tính: Vừa là mùa chuẩn bi lễ trọng Giáng sinh, vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế (AC 39). Như vậy, nếu sống Mùa Vọng với đầy đủ hai chiều kích này, thì người Kitô hữu không chỉ sống tâm tình Mùa Vọng với những khoảng thời gian ngắn ngủi theo chu kỳ Phụng vụ hàng năm quy định, mà ngược lại mọi giây phút trong đời sống của họ phải là những giây phút của Mùa Vọng.

Sống tâm tình Mùa Vọng là sống tỉnh thức. Tỉnh thức với người Kitô hữu không phải là tình trạng không ngủ để ngồi canh chừng đề phòng một điều gì đó nguy hiểm đến từ bên ngoài. Nhưng tỉnh thức là thức tỉnh con người bên trong, con người nội tâm để trước tiên là biết phân định để đề phòng những tư tưởng xấu, những suy nghĩ thiếu lành mạnh có thể dẫn đến những hành động bất chính. Đồng thời tỉnh thức là tỉnh táo phân định để nhận ra những dấu chỉ và những ân huệ của Thiên Chúa trong cuộc sống và cách riêng trên cuộc đời mình, từ đó hành động làm phát sinh những ân huệ ấy sinh ích lợi cho bản thân và tha nhân.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...