Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM B – Nữ Xitô Phước Hải

Chúa Nhật II Thường Niên B

CÁC ANH TÌM GÌ THẾ?

Đan Viện Phước Hải

Kitô giáo có hai đại lễ là cao điểm và trung tâm của cả năm phụng vụ, đó là đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh và Chúa Phục Sinh liên hệ đến hai mầu nhiệm cao trọng của cuộc đời Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, đó là mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Vượt Qua. Mùa Giáng Sinh vừa mời kết thúc và chuyển qua mùa Thường Niên. Tâm trạng của mỗi người chúng ta như những người mới từ trên núi xuống, đang hồ hởi, vui vẻ, tưng bừng phấn khởi của bầu khí mừng đại lễ, bỗng chốc phải quay lại với nhịp sống bình thường, trầm lặng của đời thường, chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận một cái gì đó hụt hẫng hay là tụt hứng theo ngôn ngữ của giới trẻ. Những cây thông giáng sinh, những dây đèn màu, những vật dụng trang trí hang đá…, nay được thu lại cất đi cho giáng sinh năm sau. Mùa thường niên với nhịp điệu đều đặn hằng ngày nhưng không đồng nghĩa với sự tẻ nhạt, đơn điệu, chán nản, cụ thể qua các bài đọc Lời Chúa hôm nay, nhất là qua bài tin mừng. Đức Giêsu như  nhắc nhở chúng ta về nỗi khát khao mà mỗi người đang tìm kiếm, về lý tưởng, về ơn gọi mà mỗi người đã, đang và sẽ tiếp tục nhắm tới qua câu hỏi hai môn đệ đầu tiên: “Các anh tìm gì thế?”.

1. Hành trình ơn gọi.

Ơn gọi của Samuel (x. 1Sm 3,3b-10.19) thật ly kỳ, hấp dẫn và lạ lùng làm sao! Một cậu bé đang ngủ trong đền thờ bỗng nghe có tiếng nói của ai đó gọi mình, không thấy người đâu, chỉ nghe tiếng nói. Không chút hằn học bực mình, điều dễ xảy ra nơi một người bị quấy rầy giấc ngủ, nhất là nơi một cậu bé đang tuổi ăn tuổi ngủ. Cậu mau mắn, ngoan ngoãn chạy lại với thầy cả Êli và thưa “Dạ, con đây, thầy gọi con”, và nhận được câu trả lời: “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi” (1Sm 3,5). Chúng ta thấy một sự hụt hẫng khác nơi Samuel, nghe mà không nhận được lời đáp, nếu là chúng ta thì chúng ta có lẽ sẽ dễ dàng nản chí bỏ cuộc khi liên tiếp cảm nhận hai lần hụt hẫng như thế! Thiên Chúa như đang chơi trốn tìm với con người, Ngài lúc ẩn lúc hiện. Samuel nghe tiếng Ngài nhưng chưa nhận ra Ngài. Thiên Chúa là thế, để có thể nhận ra Ngài một cách rõ ràng trong cuộc đời mình, ta phải kiên trì để lắng nghe, kiên trì để tìm kiếm ý Chúa. Con người thường thích những cảm xúc cao trào, sôi nổi, tìm kiếm Chúa lúc đang sốt sắng, hăng say, nhưng khi cảm xúc bắt đầu tụt xuống thì họ cũng muốn buông trôi, thôi tìm kiếm. Nhưng Thiên Chúa không theo tính thất thường của con người. Càng khô khan, nguội lạnh, càng buồn chán tẻ nhạt mà chúng ta vẫn kiên trì chịu đựng, kiên trì tìm kiếm, kiên trì cầu nguyện, kiên trì mến yêu thì chính lúc đó chúng ta sẽ nghe thấy Chúa ngỏ lời. Cả thảy cậu bé đã nghe tiếng gọi đó ba lần. Cậu đã lắng nghe, mau mắn và ngoan ngoãn đáp trả. Đó cũng là tiến trình của mọi ơn gọi.Ơn gọi của Andre và Gioan tông đồ cũng thế, tuy Chúa không trực tiếp gọi các ông, nhưng các ông cảm nhận được tiếng gọi thôi thúc từ con tim, từ nỗi ước mong gặp được Đấng Cứu Thế, từ lý tưởng đi tìm Chân Lý “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho”  (Mt 7,7) chính Đức Giêsu đã tuyên bố như thế. Qua việc Chúa chọn gọi Samuel và các tông đồ, ta nhận thấy tiến trình của một ơn gọi bao gồm bốn giai đoạn:

-1.Chúa gọi:

Thiên Chúa đóng vai trò chủ động trong việc chọn gọi những kẻ Người muốn, thế nên ơn gọi thường là một huyền nhiệm thiêng liêng đối với người được gọi. Thiên Chúa có thể gọi ta qua một thiên hướng, một ước nguyện của người thân, một gương mẫu, một thần tượng, hay qua một trung gian ai đó. Hai môn đệ trong đoạn tin mừng nghe Chúa gọi qua lý tưởng và sự chờ đợi Đấng Cứu Thế mà họ đang nhắm tới qua lời ông Gioan rao giảng. Tiếng Chúa không chỉ gọi một lần là xong mà nó có một quá trình tiệm tiến ngày càng sâu đậm và rõ ràng như trường hợp Samuel, Thiên Chúa gọi ông tới ba lần cho thấy Ngài rất tha thiết kêu mời ông phụng sự Ngài, trong ngôn ngữ Do Thái, điều gì lặp lại tới ba lần cho thấy cường độ nhấn mạnh càng lớn 

-2.Con người lắng nghe:

Có người gọi thì phải có người lắng nghe, động từ gọi thường đi kèm một tân ngữ nào đó, gọi ai chứ không gọi một cách không không vô định trong không khí. Muốn nghe được, đòi hỏi người ta phải có một đôi tai thể lý, tâm lý và tâm linh tốt và biết lắng để nghe, lắng lòng, lắng đọng kèm theo sự thức tỉnh trong tâm hồn như Samuel đã nghe được tiếng Chúa giữa đêm khuya vắng trong giấc ngủ. Cậu ngủ đấy, nhưng không ngủ say sưa mê mệt theo tính xác thịt như các trẻ nhỏ cùng lứa khác và vẫn đủ tỉnh thức để nghe được tiếng Chúa. Lúc này còn bé, cậu chưa quen tiếng Chúa và chưa tiếp xúc nhiều với Ngài nên chưa nhận ra đó là tiếng Chúa, vì thế cậu cần có một trung gian để hướng dẫn cậu, đưa cậu đến với Chúa, đó là tư tế Eli. Trong đoạn tin mừng bên dưới thì trung gian dẫn hai môn đệ đến tìm gặp Chúa là lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả.

-3.Đáp trả:

Sau khi nghe và được trung gian dẫn dắt, thì đến lượt người được gọi cần lên tiếng đáp trả như lời “fiat” của Đức Maria khi nghe sứ thần truyền tin việc mẹ cưu mang Con Thiên Chúa, Samuel đã trả lời Chúa theo sự hướng dẫn của tư tế Eli: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng tai nghe”.(1Sm 3,10)

-4.Thi hành sứ vụ, làm chứng cho Chúa:

Sứ vụ là hoa quả của lời đáp trả, đòi hỏi con người phải quả cảm, dấn thân hy sinh làm chứng cho Chúa, cho sứ vụ mà Thiên Chúa kêu mời, cộng tác với chương trình của Ngài.Sứ vụ rất quan trọng đối với một ơn gọi, tuy nhiên nó không phải là cùng đích tối hậu của ơn gọi, việc Chúa sao bằng chính Chúa. Điều quan trọng là con người được gặp gỡ, sống thân mật, thân tình với Chúa, thuộc về Chúa và sống trọn vẹn cho Chúa, hiểu biết và yêu Đấng mình đã gặp “Samuel lớn lên, Đức Chúa ở với ông” (1Sm 3,19), và “Họ đã đến xem chỗ người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy” (Ga 1,39), và sau khi gặp, đã biết, đã cảm, ngưỡng mộ thì họ lại tiếp tục đi giới thiệu Chúa cho người khác cùng biết: “Trước hết, ông gặp em mình là ông Simon và nói: ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia’. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu.” (Ga 1,41-42a).

2. Sống cho ơn gọi.

Sau khi đã xác định được căn tính và ơn gọi của mình, là ngôn sứ, tư tế, linh mục, tu sĩ và thậm chí là một Kitô hữu chăng nữa, chúng ta cũng phải sống hết mình để phục vụ Thiên Chúa trong ơn gọi của mình như lời sách thánh kêu mời: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12,30). Và sống cho ơn gọi, không phải là lối sống hưởng thụ, rập theo thói đời, chè chén sưa say, chơi bời dâm đãng. Con người không chỉ yêu mến Thiên Chúa với tất cả tâm hồn mà còn với cả thân xác mình nữa. Chính vì thế thánh tông đồ cảnh báo chúng ta: “thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác…thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô …thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần…anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (x. 1Cr 6,13c-15a.17-20). Chính bởi thân xác là phần còn yếu đuối nơi con người như Chúa Giêsu từng nhắc nhở các môn đệ của Ngài: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,38). Chính cái phần còn yếu đuối ấy có thể trở thành vật cản khiến con người không thể sống trọn vẹn cho Thiên Chúa hay chỉ sống nửa vời, vừa muốn dấn thân mà vừa tiếc nuối tuổi xuân.Như vậy, một con người sống trong Thần Khí và để Thần Khí hướng dẫn thì phải làm chủ được thân xác mình, để ta đừng vì thoả mãn đam mê của tính xác thịt mà đánh mất phần rỗi linh hồn mình, uổng phí cả một ơn gọi cao quí.

3. Thành quả của ơn gọi – gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời

Cao điểm của ơn gọi phải là việc được gặp gỡ Thiên Chúa, nhờ được gặp gỡ Thiên Chúa, được chọn gọi mà Samuel trở thành vị ngôn sứ và tư tế vĩ đại của Israel, được Thiên Chúa và toàn dân yêu mến, kính trọng, nhờ được gặp Đức Kitô qua lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả và dấn thân theo Ngài, mà các ông Andre, Gioan tông đồ, Simon Phêrô… xuất thân tầm thường lại có thể trở thành những tông đồ vĩ đại, những con người có khả năng làm đảo lộn cả thế giới này, trở thành những nền móng, những trụ cột của Giáo Hội Chúa, cùng Chúa đem ơn cứu độ đến cho muôn người.Để có thể gặp gỡ thực sự với Đức Kitô, chúng ta cần có một cuộc tìm kiếm nghiêm túc, tức là phải trả lời được câu hỏi của Đức Kitô với hai môn đệ đầu tiên của Ngài: “Các anh tìm gì thế?”. Lạ chưa, thay vì hỏi họ ‘các anh tìm ai?’, thì Đức Giêsu lại hỏi họ tìm gì? Đức Giêsu muốn họ phải xác định rõ mục đích và ý hướng nào khiến họ đi theo Ngài, đâu là nỗi khát khao của họ. Thánh Bênadô Viện Phụ cũng thường tự nhắc nhở mình như thế: “Bênadô, ngươi vào dòng để làm gì?”. Một khi đã xác định rõ mục đích đời mình, thì ta cứ thế thẳng bước mà tiến tới, không sợ bị lạc đường.Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa về ơn gọi cao quí mà Chúa dành cho mỗi người chúng con, con biết rằng Chúa vì yêu thương mà gọi chứ không phải vì chúng con tài cán hay tốt lành gì cả. Xin giúp chúng con biết quảng đại dấn thân quên mình, tìm gặp Chúa trong mọi việc chúng con làm, mọi nơi chúng con đi qua và mọi người chúng con gặp gỡ, để cuộc đời chúng con luôn tươi đẹp khi mang dấu ấn của Chúa. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...