Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật III Phục Sinh, năm A: “HÀNH TRÌNH EMMAUS” (Hiền Lâm)

 

I. ĐỌC TIN MỪNG: Lc 24,13-35

Hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? ” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy? ” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.” Kết quả hình ảnh cho hình ảnh hai môn đệ trên đường emmaus

Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

 

II. SUY NIỆM

 

“HÀNH TRÌNH EMMAUS”

 

Bài Tin Mừng kể về hành trình Em-mau đã được đọc vào ngày thứ tư trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, hôm nay chúng ta có dịp được nghe lại lần nữa trong Chúa Nhật III Phục Sinh này, cho thấy “hành trình Em-mau” có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đức tin của Kitô hữu.

Nhiều nhà tu đức xưa và nay vẫn coi “hành trình Em-mau” là một thánh lễ đầu tiên do Chúa Giêsu cử hành cho hai môn đệ. Thánh lễ đặc biệt này cũng bao gồm hai phần là “phụng vụ Lời Chúa” (Chúa cắt nghĩa Thánh Kinh) và “phụng vụ Thánh Thể” (Chúa Giêsu cầm bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho môn đệ).

Ở đây chúng ta không nghiên cứu lại điều đó nữa, nhưng cùng nhau suy tư và chiêm ngưỡng về một Đấng Phục Sinh đầy yêu thương đi tìm những ai thất vọng, mà đưa họ trở về hợp đoàn với cộng đồng.

 

Đấng Phục Sinh hiện ra để xoa dịu nỗi đau mất mát quá lớn của Maria Mácđala và các người phụ nữ, vào xua tan sự sợ hãi của các Tông Đồ đang nhốt mình trong căn phòng đóng kín, và hôm nay Người đang đi tìm hai môn đệ đã thất vọng bỏ lại niềm tin vào Thầy và bỏ cộng đoàn bạn hữu để về quê.

 

Hai môn đệ trên đường Emmau hôm nay đã vỡ mộng tất cả sau cái chết của Thầy. Các ông trở về quê để tìm lại kế sinh nhai, mang theo một nỗi ê chề chán chường và xấu hổ với gia đình cũng như hàng xóm láng giềng. Đấng Phục Sinh đã đến đồng hành với họ suốt quảng đường dài để giúp họ quay về với Người để lãnh lấy sứ vụ chứng nhân phục sinh.

 

Qua trình thuật, chúng ta thấy nổi bật lên những điểm nhấn quan trọng sau đây:

– Trước hết chỉ rõ ra mục đích ban đầu của hai môn đệ là theo một Đấng Kitô oai hùng kiểu nhân loại, chứ không phải một Đức Kitô đích thực là chịu đóng đanh và sống lại để cứu chuộc nhân loại. Xác định sai mục đích nên thất vọng.

– Lời Chúa đóng vai trò quan trọng trong việc thức tỉnh tâm hồn trong cơn thất vọng. Chúa Giêsu đã dùng Thánh Kinh để giải thích cho các ông hiểu con đường của Người phải đi qua là con đường thập giá.

– Chúa Giêsu đã đồng hành và giải thích Lời Chúa và nhờ đó mà lòng các môn đệ bừng cháy lên. Như thế, muốn giúp đỡ phải đồng hành, khi đồng hành thì nói lời Chúa chứ không phải lời mình. Giảng lời Chúa phải giúp tâm hồn tín hữu bừng cháy lên…

– Nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh: Thánh Thể là mối dây hiệp nhất, đưa người môn đệ trở về với cộng đoàn. Rước Thánh Thể là nhận ra và gặp được Đấng Phục Sinh và giao hoà với anh em.

– Khi đã gặp được Đấng Phục Sinh, người môn đệ không đi theo lối mình thất vọng nữa, mà quay lại với cộng đoàn, tìm gặp gỡ đồng môn và cùng nói về Đấng Phục Sinh, để từ đó ra đi loan báo Tin Mừng. Khi chúng ta cảm nhận được ánh sáng Phục Sinh cũng biết bỏ con đường cũ mà quay trở về với Chúa, với cộng đoàn và với anh em, cùng nhau kể lại cảm nnghiệm gặp Chúa và những gì Chúa làm cho chúng ta. Đồng thời loan báo Chúa Phục Sinh cho mọi người trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta gặp gỡ.

– Cuối cùng, điều đặc biệt hơn cả trong biến cố đường Em-mau này là “nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh”. Bẻ bánh là chia sẻ và là trao ban cho nhau, và chính sự san sẻ trao ban mà mọi người nhận ra Chúa đang ở trong chúng ta.

Lạy Đấng Phục Sinh, xin cho chúng con khi đến bàn tiệc Thánh Thể qua cử chỉ bẻ bánh mà chúng con nhận ra Chúa hiện diện, đồng thời khi chúng con bẻ bánh trao cho nhau mọi người nhận ra Chúa nơi chúng con. Xin cũng cho chúng con gặp được Chúa để chúng con từ bỏ lối sống cũ mà quay về với cộng đoàn. Và khi chúng con phải chán chường thất vọng, xin Ngài hãy đến đồng hành và nâng đỡ chúng con. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...