Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật III Phục Sinh, năm B – “Hoán cải để nhận ơn cứu độ” – Quốc Vũ

Chúa nhật III Phục Sinh, năm B

«HOÁN CẢI ĐỂ NHẬN ƠN CỨU ĐỘ»

Bài đọc 1: Cvtđ 3, 13-15.17-19

Bài đọc 2: 1Gioan2, 1-5

Tin Mừng: Luca 24, 35-48

1. Bài đọc I:Ông Phêrô kêu gọi sám hối và lãnh nhận bí tích.

Đây là một phần của bài diễn từ thứ II của thánh Phêrô, nó giới thiệu cho chúng ta một hành trình đi từ các phép lạ đến bí tích.

Thánh Phêrô đã thực hiện một phép lạ chữa lành một cho một người bại liệt hành khất tại cửa đền thờ Giêrusalem. Qua đó, thánh tông đồ rao giảng rằng Đức Kitô không hề chết, nhưng Người vẫn tiếp tục thực hiện công cuộc «phục hồi vạn vật» (Cv 3, 21) theo một cách thức mới. Vì thế, Người vẫn đang sống, và các tông đồ làm chứng về điều đó: «Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng ta xin làm chứng» (c. 15).

Vì thế, đối với những ai đã không nhận biết Đấng Mêsia khi Người còn ở giữa họ, thì thời gian vẫn còn để họ nhận biết Người mà hoán cải qua việc lãnh nhận các bí tích: «Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi anh em» (c. 19).

2. Bài Tin Mừng: Đấng Phục Sinh hiện ra với các môn đệ, giải thích cho họ hiểu Kinh Thánh và sai họ ra đi làm chứng cho Người

Đó là toàn bộ nội dung của bài Tin Mừng hôm nay.

– Sự hiện diện của Đức Kitô chết và sống lại. Sau Chúa nhật Phục Sinh, mỗi thánh lễ đều là lễ phục sinh: các tín hữu tụ họp với nhau và có Đức Giêsu ở giữa họ (x. Mt 18, 19-20); họ loan truyền các chết của Người (1Cr 11, 26) là một các chết thật qua những chứng tích trên tay và chân của Người; và Đức Giêsu, qua bí tích Thánh Thể đã trở nên của ăn nuôi dưỡng các tín hữu.

– Đức Kitô trong Kinh Thánh và nơi các lời chứng của các tông đồ. Sự phong phú của phụng vụ đã làm cho tâm hồn các tín hữu tràn ngập niềm vui, tuy nhiên vẫn chưa hề đáp ứng mọi vấn nạn của họ. Nhưng tính cách gia đình của bữa ăn hiệp thông huynh đệ với Đức Kitô đã làm thỏa mãn hết mọi vấn nạn đó. Đồng thời, chính Lời của Người trong Tin Mừng đã cho một ý nghĩa mội và hiện thực hơn cho đời sống của họ.

Vả lại, tất cả việc cử hành phụng vụ có một chức năng là làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô. Thật thế, mỗi khi cử hành Thánh thể, các tín hữu làm chứng về sự hiện điện sống động của đấng Phục Sinh đang ở giữa họ, và mỗi Chúa nhật, các tín hữu được sai đi vào giữa lòng thế giới, để loan truyền sứ điệp của ngày lễ phục sinh: «Chính anh em là những chứng nhân về những điều này» (c. 48).

3. Bài đọc II: Niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, là sức mạnh chiến thắng thế gian.

Ở chương trước, Thánh Gioan đã xác định quyền năng thánh hóa của hy tế của Đức Kitô (1Ga 1,7). Ở đây, ngài nói đến điều kiện cần thiết để có thể lãnh nhận quyền năng đó: chính là tình yêu.

Yêu là một sự đồng cảm: là chấp nhận trở nên yếu với người yếu, như Đức Kitô đứng về phía những người bị kết án, Người đã trở thành vị trạng sư của họ để bênh đỡ họ chứ không phải lên án.

Yêu là chấp nhận tan biến cuộc đời mình vì những khát vọng và ý muốn của người khác. Tình yêu đón nhận Đức Kitô vào cuộc đời mình: là tuân giữ các giới răn của Người. đó là cách thế hữu hiệu có thể thẩm định sự trung thành và tình yêu của mình. Bởi vì: «Hễ ai tuân giữ lời Người dạy, nơi người ấy tinh yêu Thiên Chúa đã thật sự nên hoàn hảo» (c. 8).

4. Suy niệm: Sự phục sinh của Đức Giêsu và đức tin của chúng ta

Phụng vụ trong các Chúa nhật này đặc biệt nhấn mạnh đến lời mời gọi hãy chú tâm vào sự phong nhiêu của mầu nhiệm Vượt Qua, nơi Thiên Chúa mạc khải toàn bộ công trình sáng tạo và cứu độ nhân loại.

Các bài đọc hôm nay xoay quanh một vài chủ đề gắn kết với mầu nhiệm Vượt Qua như: cần phải hoán cải để được cứu độ, loan báo ơn tha tội và Đức Giêsu là Đấng cứu độ chúng ta.

+ 4.1. Từ bóng tối bước vào ánh sáng

Bài đọc I cho chúng thấy xác tín của thánh Phêrô về sứ mệnh của mình và các tông đồ là loan báo sự phục sinh của Đức Giêsu. Các ông đã được gặp Đấng Phục Sinh và được sai đi, từ đó mà Giáo hội được sinh ra. Sẽ không có hiệu quả, nếu các ông hề sống chung với Đức Giêsu, không nhìn được chứng kiến phép lạ Người làm, không được nghe lời Người dạy, không dự bữa tiệc Vượt Qua với Người, không chứng kiến khổ hình thập giá, không nhìn thấy ngôi mộ trống,… đó là những điều cần để nối kết các ông lại với Đấng Phục Sinh, để rồi chính Người khai mở cho các hiểu hết ý nghĩa của những biến cố xảy, mà trở về, hoán cải và trở thành những chứng nhân cho Người.

Các tông đồ đã từng nhận ra và cảm thấy tự thâm mình vẫn còn tồn tại một sự mù mờ, khó hiểu về mầu nhiệm của Đức Kitô. Điều này không hề ngăn cản ngài trong việc tuyên xưng cách chắc chắn về điều các ngài đang làm chứng, bởi chính Đấng Phục Sinh và Thánh Thần của Người đã củng cố và làm cho các ngài hiểu được mọi điều. Thật vậy, đã mạnh dạn kêu gọi những người Dothái nhận biết sự nghiêm trọng của tội lỗi mà họ đã phạm: «Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính… Anh em đã giết chết Đấng khơi nguồn sự sống» (cc. 14-15), nhưng ngay lập tức ngài tiếp: «Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết» (c. 17), và ngài đã nói cho họ về ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện ngay trong chính sự chối bỏ và sự mù tối của họ, với điều kiện là phải hoán cải, phải từ bỏ bóng tối của tội lỗi để bước vào ánh sáng của Đấng Phục Sinh.

+ 4.2. Ơn hoán cải xuất phát từ mầu nhiệm Vượt Qua.

Lời mời gọi hoán cải là mục đích của sự loan báo. Mời gọi lãnh nhận ân huệ đã được thực hiện, đã được mạc khải và tỏ lộ: là chính Đức Giêsu với tình yêu và ơn tha tội của Người. Ân huệ phục sinh chỉ đến với những tâm hồn khiêm tốn nhìn nhận sự ngu muội của mình, để hoán cải và sáp nhập vào trong đời sống mới của Đức Kitô.

Mứ mạng của Gioan Tiền Hô được bắt đầu bằng lời kêu gọi sám hối, và đó cũng là lời mời gọi của chính Đức Giêsu khi Người bắt đầu cuộc đời công khai. Nhưng chỉ sau khi Đấng Phục sinh trở lại, thì lời mời gọi này mới có thể thực hiện cuộc hoán cải, tạo nên quả tim mới và thụ tạo mới trong Thánh Thần.

Đó là điều chúng ta gặp thấy trong Thánh vịnh đáp ca «Phàm nhân hỡi cho đến bao giờ lòng vẫn còn chai đá, ưa thích chuyện hư không, chạy theo điều giả dối?» (c. 3). Chỉ lúc này, Thiên Chúa mới thực hiện, mới làm cho ánh sáng của Người rạng ngời trên chúng ta (c. 7), cho chúng ta nhận biết vinh quang của Người trong Đức Giêsu Kitô.

Thánh Gioan, trong bài đọc II, đã cũng cố chúng ta bằng những lời sau: «Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu, Đấng Công Chính. Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta…» (cc. 1-2). Và thánh Gioan còn quả quyết với chúng ta rằng nếu chúng ta thực sự nhận biết Đức Kitô bằng tình yêu và sự gắn kết với Người, thì chúng ta phải tuân giữ các điều răn của người và dứt khoát với tội lỗi. Đó chính là hoa trái đích thực của sự nhận biết và là dấu chứng chúng ta được sinh ra bởi Thiên Chúa; và ai được Thiên Chúa sinh ra thì được Người gìn giữ và thần dữ không thể đụng chạm đến người ấy, bởi nơi người ấy «tình yêu của Thiên Chúa đạ thật sự nên hoàn hảo» (c. 5).

+ 4.3. Giáo hội, cộng đoàn những người được cứu độ.

Đoạn Tin Mừng thánh Luca xác quyết cho chúng ta về những điều chúng ta vừa nói. Như các tông đồ, chúng ta là những chứng nhân của Đấng Phục Sinh, kêu gọi mọi người sám hối; và đến lượt họ cũng được trở thành chứng nhân cho những người khác, với tâm trạng sợ sệt, nghi ngờ, thiếu xác tín,…Nhưng Đức Kitô đã hiện ra với các tông đồ, phá tan mọi hoài nghi, sợ sệt, mở trí lòng cho các ngài hiểu được những điều Kinh Thánh đã nói; cuối ùng Người đã đồng bàn với các ngài, và trao cho các ngài sứ mệnh: «phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem» (c. 47).

Các tông đồ đã trở nên những chứng nhân trung tín thi hành sứ mệnh: kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón nhận ơn cứu độ. Như thế, Giáo hội không là gì khác ngoài một cộng đoàn của những người được cứu độ, được mời gọi sám hối để nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót và ban phúc bình an.

                                 Quốc Vũ  

~*~

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...