Thứ hai, 13 Tháng Một, 2025

Chúa nhật IV Mùa Chay, B: “THẬP GIÁ – TÌNH YÊU CỨU ĐỘ” (M. Đức Minh – Phước Lý)

 

“THẬP GIÁ – TÌNH YÊU CỨU ĐỘ”

(Ga 3,14-21)

M. Đức Minh

Elber Hubbard đã nói rằng: Chúng ta bảo tình yêu là sự sống, nhưng tình yêu không có hy vọng và niềm tin là cái chết đau đớn“.

Elber chân nhận mệnh đề “tình yêu là sự sống”, nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng, tự thân tình yêu chứa đựng một khả thể, có thể vươn tới sự sống trọn hảo, và cũng có nguy cơ dẫn tới cái chết đau đớn. Tình yêu, vì thế được ví như một sinh thể bị treo đung đưa giữa một vực thẳm hun hút sâu, mà hai đầu định vị là sống và chết, và yếu tố quyết định để đạt tới sự sống không chi khác hơn là niềm tin. Điều này giải thích rằng, tình yêu dẫn tới sự sống, ngang qua niềm tin. Nếu thiếu niềm tin, sẽ chẳng có gì có thể đảm bảo cho sự sống.

Ý tưởng này có thể minh họa cho lời khẳng định của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Ga 3,16: “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời. Yêu – Tin – Sống là ba động từ diễn tả những hành động phải có trong tiến trình đạt tới ơn cứu độ. Tình yêu Thiên Chúa, trước hết được thể hiện qua việc Ngài trao ban Con Một chí ái, Đấng đã dùng thập giá như dấu chỉ biểu lộ tình yêu cứu độ đối với nhân loại.

 

* Thập giá – dấu chỉ của tình yêu cứu độ

Bằng chứng thuyết phục nhất cho một tình yêu vĩ đại không phải là những lời hứa, nhưng là những hành động cụ thể. Thiên Chúa yêu thế gian, Người đã không tiếc ban Con Một mình cho thế gian. Và khi đi vào trong lòng thế giới, Con Thiên Chúa đã chấp nhận mọi nỗi thống khổ, sẵn sàng dâng hiến trọn bản thân, và chịu chết trên thập giá để trở nên hy lễ đền tội thay cho nhân loại. Nhờ đó, hễ ai tin vào Người thì sẽ không phải chết trong tội nữa, nhưng sẽ được thông phần sự sống vĩnh cửu của Người (Ga 3,14-15). Bởi vì nơi thập giá, Đấng công chính đã chết thay cho tội nhân. Thập giá đã trở nên căn nguyên của ơn cứu độ và là dấu chỉ tình thương bao la của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Hình ảnh con rắn đồng được Môsê treo lên trong sa mạc – để ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu – diễn tả tình thương, sự khoan dung và lòng trung thành của Thiên Chúa đối với con cái Ít-ra-en. Đó chính là dấu chỉ tiên báo cho tình thương vô biên của Thiên Chúa, thể hiện nơi thập giá Đức Kitô. Chính nhờ cây thập giá, Đức Kitô đã phá tan quyền lực của sự chết và ban lại sự sống cho những kẻ thành tín. “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ tin vào Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3,17).

 

* Đức tin – Điều kiện để đón nhận được ơn cứu độ

Thiên Chúa, Đấng tác sinh đã sẵn sàng thông chia sự sống của Ngài cho mọi thọ sinh. Sự thông chia đó phát xuất từ tình yêu vô lượng của Thiên Chúa. Sức mạnh của tình yêu ấy đã làm cho Đấng vô hình trở nên hữu hình, Đấng vô hạn trở nên hữu hạn trong thế giới phàm nhân. Lời khẳng định của thánh Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin sẽ được sống” vừa là lời chẳng định cho một tình yêu vô biên, vượt mọi hạn giới của không gian và thời gian; vừa là lời mời gọi của niềm tin nơi Đức Kitô, Đấng cứu độ duy nhất. Chính vì thế, trong đoạn Tin Mừng (Ga 3,14-21), thánh Gioan đã lặp đi lăp lại tới ba lần hiệu qủa của niềm tin: “Ai tin vào Người thì được sống muôn đời“ (c.15); „Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết” (c. 16); và “Ai tin vào Con của Người thì không bị kết án” (c.18). Để khỏi bị kết án, khỏi phải chết và để được sống muôn đời cần một điều kiện duy nhất là Niềm tin. Tin nơi Đấng mà Thiên Chúa đã sai đến, tin nơi Đấng đã chết thay cho thân phận đáng chết của chúng ta và tin nơi Đấng là cội nguồn vạn sự, Đấng san sẻ sự sống cho mọi thọ sinh. Tin như thế cũng có nghĩa là đó nhận ân ban từ Thiên Chúa tình yêu. Như thế, kẻ không tin đồng nghĩa với sự từ chối ân ban của Thiên Chúa. Do đó, sự chết đau đớn không còn phải là hình phạt, nhưng là hệ lụy tất yếu của sự từ khước ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Có một sự nghịch lý trong cuộc sống là, trong khi tất cả điều ước mong đạt tới sự sống, nhưng khi Đấng là nguồn sống, là ánh sáng được trao ban thì người ta lại từ chối, không muốn đón nhận. Sở dĩ như thế là vì, cuộc sống trần thế đang đẩy đưa con người vào trong vòng xoáy của danh, lợi, thú và nhấn chìm con người trong hố sâu của những đam mê tội lỗi. Sống trong sự bất công, trong bóng tối tội lỗi sẽ sợ đối diện với ánh sáng. Dẫu vậy, con người cần hiểu rằng, tình yêu của Thiên Chúa hệ tại ở việc con người được sống. Vậy, nếu Thiên Chúa đã không tiếc trao ban Con Một cho nhân loại, thì loài người chúng ta còn tiếc gì mà không buông bỏ những đam mê và lợi danh trần thế để đến cùng Thiên Chúa, tín thác nơi Ngài hầu đón nhận ơn cứu độ mà Chúa đã hứa ban cho mọi kẻ thành tín.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...